Tóm tắt
Pr là gì? Pr là viết tắt của từ gì?
Ngày nay rất nhiều người thường nhắc đến từ PR. Vậy PR là gì? PR là viết tắt của từ gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu PR có nghĩa là gì qua bài viết này nhé!
PR là gì? PR là viết tắt của từ gì?
PR chính là viết tắt của từ Public Relations trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là quan hệ công chúng. Từ PR theo lý thuyết marketing thì nó là một kênh truyền thống, tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty với cộng động.
Lý thuyết và học thuật của PR hầu như được du nhập từ nước ngoài. Nhưng khi về Việt Nam PR thường bị hiểu sai, nhiều người hiểu nhầm rằng PR là hình thức quảng cáo hoặc là bán hàng trực tiếp.
Bản chất của nghề PR đó là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty và phát thông tin tới giới truyền thông, lôi kéo sự chú ý của họ.
PR có nghĩa là gì?
Vai trò của PR
Xây dựng hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp: Khi PR được sử dụng đúng cách, thành công, hình ảnh thương hiệu của công ty, doanh nghiệp sẽ tạo được những hiệu ứng tích cực trong tâm trí công chúng. Giúp doanh nghiệp định hình, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện.
Gia tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp: PR có thể nhấn mạnh lên các đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty nhằm mang đến sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Tiếp cận và thu hút thị trường mục tiêu: Bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông linh hoạt, hiệu quả tiếp cận thông điệp được nâng cao. Ví dụ, một bài báo đánh giá tốt về dòng sữa dinh dưỡng sẽ hấp dẫn các bà mẹ hơn là một bài quảng cáo xuất hiện trên cùng một trang báo.
Tạo khách hàng tiềm năng dài hạn và ngắn hạn: Doanh nghiệp xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với một hiệu ứng tích cực sẽ tiếp cận được số lượng lớn các khách hàng tiềm năng ban đầu. Về lâu dài, lượt truy cập, chuyển đổi từ các phương tiện truyền thông thường xuyên hơn dù cho công việc PR đang không được tốt.
PR giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn
Các loại hình PR
Dựa trên phạm vi hoạt động và giao tiếp, PR được phân chia thành bảy loại hình chính:
Truyền thông chiến lược: Chính là tuyên truyền các thông điệp phối hợp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu, thay vì phân phối thông tin cho các lợi ích riêng biệt.
Quan hệ truyền thông: Sử dụng thông tin liên lạc để xây dựng mối quan hệ giữa công chúng với doanh nghiệp.
Quan hệ cộng đồng: Xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp trong cộng đồng địa phương.
Quan hệ nội bộ: Đây chính là loại hình quan trọng nhất trong bất kỳ chiến lược PR nào, nó giúp nhân viên nội bộ công ty cảm thấy hài lòng, cảm thấy được tôn trọng và tích cực đóng góp cho doanh nghiệp.
Truyền thông về khủng hoảng: Nó là hình thức PR cần thiết trong các vụ việc rắc rối của công ty có tính tiêu cực như bê bối nhân viên, sản phẩm cần được thu hồi…
Truyền thông công vụ hay còn được gọi là vận động hành lang: Là xây dựng mối quan hệ với chính phủ, với hiệp hội thương mại… để thay đổi một số điều khoản trong luật pháp hoặc định vị trong doanh nghiệp.
Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội: Hiện nay đây là hình thức PR được sử dụng rộng rãi, có thể dùng để bảo vệ hoặc quảng bá danh tiếng của doanh nghiệp với hiệu quả nhanh chóng.
Công việc của nhân viên PR
Nhân viên PR là công việc rất hot trong thời gian gần đây
Về cơ bản, công việc của một nhân viên PR bao gồm những nhiệm vụ sau đây: Viết thông cáo báo chí và chuẩn bị các thông tin cần thiết cho các phương tiện truyền thông.
Xác định các nhóm khách hàng và các đối tượng một cách chính xác để tiếp cận họ một cách tốt nhất.
Trả lời, cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông hoặc chỉ định người phát ngôn thích hợp.
Giúp khách hàng giao tiếp hiệu quả với công ty.
Phát triển và duy trì hình ảnh của công ty, giúp mọi người hiểu rõ bản sắc của tổ chức.
Soạn thảo các bài phát biểu và tiến hành sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho các giám đốc điều hành.
Đánh giá các chương trình quảng cáo và khuyến mại xem chúng có tương thích với các quan hệ công chúng của tổ chức họ hay không.
Phát triển và thực hiện các chiến lược gây quỹ cho doanh nghiệp bằng cách xác định và liên hệ với các nhà tài trợ và đăng ký tài trợ.
Nghiên cứu thị trường.
Xử lý khủng hoảng nội bộ, truyền thông.
Trên đây là các thông tin về PR. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu được PR là gì và các thông tin liên quan đến PR.