Bản đồ là gì? Các yếu tố tạo nên bản đồ

0
698
ban-do-la-gi
Bản đồ thế giới tiếng Việt

Bản đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt trái đất, không không vũ trụ, các thiên thể trên mặt phẳng theo các quy tắc toán học xác định. Để hiểu rõ hơn biểu đồ là gì? Các yếu tố nào tạo nên bảo đồ? Chúng ta hãy đi tìm hiểu.

Bản đồ là gì?

Bản đồ là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất trên một mặt phẳng theo nguyên tắc chiếu hình bản đồ nhất định cùng với một hệ thống ký hiệu quy ước để phản ánh sự phân bố, trạng thái cùng mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng và đối tượng có trên mặt đất trong tự nhiên.

Các nội dung được trình bày trên bản đồ tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đều được khái quát lại để phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ đó. 

Bản đồ địa hình thường có tỉ lệ từ 1:1.000.000 và lớn hơn. Trên bản đồ, địa hình và địa vật của một khu vực mặt đất được thể hiện một cách chính xác và vô cùng chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích hợp.

ban-do-la-gi
Bản đồ thế giới tiếng Việt

Ý nghĩa của bản đồ

Bản đồ địa hình có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, tiến hành thiết kế xây dựng công trình, lợi dụng địa hình… 

Bản đồ giúp chúng ta bao quát đồng thời tất cả các phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất, từ một khu vực rộng lớn, một quốc gia, một châu lục cho đến toàn bộ trái đất. Bản đồ tạo ra hình ảnh nhìn thấy được của kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các đối tượng. 

Từ bản đồ ta có thể xác định được các đại lượng như là: Tọa độ, độ dài, diện tích, thể tích… của các đối tượng. Bản đồ còn chứa đựng rất nhiều thông tin về số lượng, chất lượng, cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. 

Các loại bản đồ

Mỗi công việc khác nhau sẽ cần một loại bản đồ khác nhau, ví dụ như nghiên cứu, dò tìm, viễn thám, tra cứu địa lý… Hiện nay người ta phân loại bản đồ thành các loại sau: 

Theo đối tượng thể hiện

Bản đồ phân theo đối tượng thể hiện được chia thành 2 nhóm sau: 

  • Bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất về điều kiện tự nhiên, lãnh thổ, kinh tế xã hội.
  • Nhóm bản đồ thiên văn gồm bản đồ sao, bầu trời, các bản đồ thiên thể và bản đồ về hành tinh.
ban-do-thien-van
Bản đồ thiên văn

Phân loại theo nội dung

  • Bản đồ phân loại theo nội dung được chia thành 2 nhóm:
  • Bản đồ địa lý chung gồm bản đồ biểu thị các yếu tố cơ bản của lãnh thổ.
  • Bản đồ chuyên đề gồm bản đồ phản ánh về từng đối tượng tự nhiên, xã hội, hiện tượng...

Phân loại theo tỷ lệ bản đồ 

Được chia làm 3 loại gồm tỷ lệ lớn, tỷ lệ trung bình và cuối cùng là tỷ lệ nhỏ. Trên thực tế ranh giới của các nhóm này sẽ không được cố định. Thông thường, bản đồ theo địa lý chung thì ranh giới phân chia sẽ được quy ước như sau:

  • Lớn: tỷ lệ từ 1 : 200.000.
  • Trung bình : từ 1: 200.000 → 1:1.000.000.
  • Nhỏ : dưới 1:1.000.000.

Theo mục đích sử dụng

  • Việc phân loại bản đồ theo mục đích sử dụng chưa được rõ ràng bởi hầu như các loại bản đồ được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có thể phân chia thành 2 nhóm bản đồ.
  • Bản đồ sử dụng cho nhiều mục đích, có thể đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, có thể giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa chung.
  • Bản đồ chuyên môn được dùng để giải quyết tất cả nhiệm vụ theo một chuyên môn nhất định, ví dụ như bản đồ hàng hải, hàng không, quân sự,…

Phân loại theo lãnh thổ

ban-do-dia-hinh-viet-nam
Bản đồ địa hình Việt Nam

Là các loại bản đồ được phân thành bản đồ bán cầu, bản đồ thế giới, bản đồ châu lục, bản đồ quốc gia, bản đồ vùng.

Các yếu tố tạo nên bản đồ

Các yếu tố chính tạo nên bản đồ đó là:

  • Tên bản đồ.
  • Phương hướng.
  • Tỉ lệ bản đồ.
  • Kí hiệu bản đồ.

Trên đây tất cả các thông tin về bản đồ mà Sansosanh đã tổng hợp lại. Mong rằng qua các thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về bản đồ và sử dụng bản đồ hiệu quả.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận