Framework là gì có lẽ không còn xa lạ gì với những bạn học về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đối với những bạn “ngoại đạo” thì thuật ngữ này khá mới mẻ. Thông tin đầy đủ sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Framework.
Tóm tắt
Framework là gì?
Framework là thuật ngữ phổ biến trong giới lập trình nhằm để chỉ đoạn code được viết sẵn. Nhờ đó, cấu thành nên một bộ khung, cùng các thư mục lập trình đóng gói.
Framework giúp cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API, cũng như nhiều tính năng khác nhằm giúp cho việc lập trình web được tối giản. Việc không sử dụng Framework sẽ khiến cho việc lập trình gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể xem Framework là một nền tảng dùng để lập trình web.
Framework là gì
Tất cả những điều mà bạn cần để lập trình web đều sẽ có sẵn. Chính sự tiện lợi của Framework giúp mang lại một nền móng chắc chắn. Người dùng chỉ việc xây dựng dựa trên nền móng có sẵn này.
Với Framework sẽ giúp cho việc lập trình web trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tìm hiểu các loại framework
Hiện nay, framework được biết tới với rất nhiều loại với các hình thái khác nhau. Nhưng trong đó phổ biến nhất là 2 loại: Net framework và web framework.
Net framework là gì? Net framework của Microsoft là nền tảng lập trình ứng dụng được chạy trên hệ điều hành Windows hoặc các hệ điều hành có thể cài đặt được.
Chương trình nào mà được viết ở trên nền .NET framework sẽ được triển khai trong các môi trường phần mềm có tên là CLR (Common Language Runtime). Trong môi trường này sẽ có một máy ảo cung cấp các dịch vụ như bảo mật, quản lý bộ nhớ, cũng như thực hiện xử lý các lỗi ngoại lệ, tương tự như máy ảo Java.
Các loại Framewor hiện nay
Trong .NET framework có một khái niệm khá thông dụng liên quan đến framework chính là Entity Framework.
Entity framework là gì? Đây là nền tảng được sử dụng để làm việc với Cơ sở dữ liệu nhờ cơ chế ánh xạ giữa đối tượng với quan hệ ORM. Nhờ đó giúp truy vấn, thao tác với gián tiếp với database thông qua các đối tượng trong lập trình.
Với web framework, ta sẽ có nhiều các framework. Để có thể lập trình một website ta sẽ cần phải dùng tới 3 ngôn ngữ thành phần bao gồm: HTML, CSS và Javascript. Tiếp đến sẽ kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản máy chủ như PHP, ASP.NET, JSP,... mỗi thành phần khác nhau ta sẽ có các framework khác nhau.
- CSS framework: Bulma; Bootstrap,...
- Javascript framework: React, Vue.js, Angular,...
- PHP framework: Symfony, Laravel, CodeIgniter.,...
Tính năng của Framework
Framework sở hữu rất nhiều tính năng nhỏ bên trong, trong đó tính năng quan trọng nhất của Framework nhằm để hỗ trợ viết code sẽ bao gồm:
- Giúp đơn giản hóa việc thiết kế, xây dựng giao diện web, phần mềm
- Giảm bớt hiệu quả những nhiệm vụ lặp đi lặp lại
- Framework giúp tăng thêm các tính năng linh hoạt của ứng dụng thông qua trình trừu tượng
- Có tác dụng tái sử dụng các mã code
- Framework hỗ trợ, đơn giản hóa cách dùng công nghệ phức tạp.
- Có khả năng liên kết các đối tượng, thành phần với nhau để nhằm tạo thành hệ thống. Nhờ vậy mà lập trình viên có thể sử dụng hiệu quả, đỡ tốn thời gian hơn.
Tính năng của Framework
- Framework cho phép người dùng kiểm tra và gỡ lỗi mã nhanh chóng, dễ dàng. Ngay cả với những mã code không đưa vào dự án, nhưng vẫn được kiểm tra và gỡ lỗi.
- Quy trình lập trình code của Framework đảm bảo được khép kín từ đầu đến cuối, từ việc thiết kế giao diện, cho tới kiểm thử phần mềm.
Đánh giá ưu - điểm của framework
Ưu điểm
Framework là một phần quan trọng để tạo nên các phần mềm, ứng dụng như ngày nay. Theo đó, Framework sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Có sẵn các tính năng chung dành cho những ứng dụng/phần mềm. Cho nên, người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng khi xây dựng website.
- Ứng dụng Framework sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức trong việc phát triển phần mềm/ứng dụng.
- Những sản phẩm được ứng dụng sẽ được kế thừa các tính năng, cấu trúc được tiêu chuẩn hóa. Vì thế việc thực hiện vận hành và bảo trì có thể được ứng dụng dễ dàng.
- Framework cho phép người dùng mở rộng theo ý muốn dựa trên những gì mà Framework cung cấp. Để mở rộng các tính năng, lập trình viên có thể ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn hoặc có thể viết thêm chức năng mới trên nền tảng Framework sao cho tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định.
Framework có những ưu điểm gì?
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm và tính năng vượt trội, thì Framework vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Mất nhiều thời gian, công sức để có thể làm chủ được Framework
- Nếu như dùng Framework, kích thước của ứng dụng/phần mềm sẽ rất lớn. Có trang web nặng đến hàng trăm MB code ngay cả khi không hề chứa bất kỳ nội dung nào.
- Khi viết code, người lập trình phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy tắc Framework đề ra.
- Framework thường có kích thước lớn, cho nên không phù hợp để phát triển với những ứng dụng quá nhỏ.
Tìm hiểu về các tính năng phát triển web của Framework
Cùng với các kỹ năng để phát triển phần mềm, ứng dụng, thì tính năng để phát triển web của Framework cũng có nhiều thứ ấn tượng để chúng ta không thể bỏ qua như:
- Libraries: Tính năng thư viện này là các đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng cố định. Lập trình viên có thể truy cập, sau đó tái sử dụng lại những đoạn mã này mà ko cần phải lập trình lại.
- API: Là phương thức trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
- Security: Tính năng bảo mật nhằm xác thực, ủy quyền cho người dùng để có thể đảm bảo cho những đoạn code đã được lập trình.
- Caching: Có khả năng giúp làm giảm request đến máy chủ. Cũng như giúp tăng khả năng, tốc độ load các trang.
- Compilers: Là trình biên dịch từ code sang ngôn ngữ cho máy của Framework.
Sự khác nhau giữa Framework và Library
So sánh sự khác giữa Framework với Library
- Library là tập hợp các chức năng (functions), các lớp (class) được viết sẵn nhằm tái sử dụng. Mỗi function hoặc class sẽ dùng để phục vụ cho một công việc cụ thể nào đó. Các functions, class sẽ giúp cho lập trình viên tiết kiệm được thời gian, công sức khi thực hiện xử lý các thuật toán.
Nhờ khả năng tái sử dụng mà hệ thống sẽ trở nên được gọn gàng, bớt shiftcode, giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu cho hệ thống hiệu quả. Library không phải là thành phần chính của hệ thống, chính vì thế mà việc dùng hay không dùng tới thì vẫn sẽ không hề ảnh hưởng tới hoạt động của phần mềm, cũng như hệ thống.
Sự khác biệt giữa Framework và Library cụ thể như sau:
- Framework và Library đều cung cấp những tính năng viết sẵn để chúng ta tái sử dụng.
- Framework sẽ lớn hơn và phức tạp hơn so với Library.
- Dùng Framework yêu cầu bạn cần phải thay đổi cấu trúc code của dự án dựa trên các quy tắc của framework mới có thể sử dụng được functions mà framework.
Framework lớn và phức tạp hơn so với Library
- Người dùng có thể sử dụng functions của Library trực tiếp mà không cần phải tiến hành thay đổi cấu trúc code của dự án.
- Framework là một khung chương trình, người dùng bổ sung code và tuân theo quy tắc nhằm tạo ra ứng dụng. Còn Library sẽ chỉ cung cấp các chức năng tiện ích, class để sử dụng khi xây dựng ứng dụng.
- Framework hoạt động chủ động, có thể đưa ra các quyết định gọi hoặc bị gọi bởi các Library hoặc các ứng dụng nào đó.
- Library hoạt động bị động, chúng sẽ chỉ được gọi khi nào người dùng cần dùng sử dụng mà thôi.
Hy vọng với những thông tin chi tiết trên đây của chúng tôi sẽ giúp người dùng có thể hiểu được Framework là gì, cũng như những ưu điểm, sự cần thiết của chúng. Đừng quen theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho mình.