Lương tâm là gì? Biểu hiện của người có lương tâm

0
319
Bản án do toà án lương tâm tuyên là nặng nề nhất
Bản án do toà án lương tâm tuyên là nặng nề nhất

Chúng ta đang sống trong 1 thế giới mà con người không chỉ hăng say đi tìm của cải vật chất mà còn tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa tiền bạc, chủ nghĩa khoái lạc và coi nhẹ những đòi hỏi của chính lương tâm.

Vậy lương tâm là gì? Làm thế nào để biết được một người có lương tâm hay không? Mời bạn đọc dõi theo bài viết dưới đây của sansosanh.com nhé!

Tìm hiểu thêm về khái niệm lương tâm là gì?

Có thể hiểu lương tâm là năng lực của con người, phần năng lực này sẽ mang tính tự giác và có khả năng giám sát bản thân mỗi chúng ta. Những người có lương tâm thường tự đề ra cho mình những nghĩa vụ về đạo đức cần phải hoàn thiện, thậm chí là tự đánh giá bản thân theo các tiêu chí mà xã hội đã quy định.

Lương tâm là một năng lực của con người
Lương tâm là một năng lực của con người

Hiểu theo 1 cách khác rộng hơn thì lương tâm chính là phần ý thức chủ quan của mỗi người, trong đó ý thức này luôn luôn đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội.

Lương tâm cũng được coi là một phần tính cách của bạn, nó giúp bạn xác định được điều đúng và sai với mọi quyết định, hành động hoặc suy nghĩ. Lương tâm luôn là thứ đi đôi với con người trong quá trình sống và làm việc. Người ta vẫn thường ví lương tâm giống như chiếc la bàn, gương phản chiếu, như một người bạn tốt và cũng là một tòa án của mỗi người.

Lương tâm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

- Lương tâm chính là ngọn nguồn bên trong của sự hạnh phúc. Lương tâm trong sạch sẽ làm cho ta ý thức được nhân phẩm của chính mình. Cảm thấy được sự khoan khoái trong tâm hồn còn sự vô lương tâm lại là nguồn cơn của sự bất hạnh. Nó là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định cũng vừa theo chiều phủ định.

- Với chức năng tự đánh giá nên lương tâm là một động lực thúc đẩy chủ thể làm những điều thiện nguyện. Làm tròn nghĩa vụ của bản thân mình, dũng cảm tự nhận khi mắc sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm đó. Lương tâm cũng là động cơ của mọi điều tốt đẹp trong xã hội.

- Giúp con người biết làm những điều tốt, có ý nghĩa, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là ôm sự thù ghét, đố kị. Biết nhường nhịn hơn là cố tình ganh đua, biết phân biệt lẽ phải, lẽ trái. Mong muốn được làm những điều tốt đẹp nhất cho người xung quanh mình.

Lương tâm giúp con người suy nghĩ thấu đáo hơn
Lương tâm giúp con người suy nghĩ thấu đáo hơn

- Giúp con người tu dưỡng sự đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cả cộng đồng.

Những dấu hiệu để nhận biết một người có lương tâm

- Người có lương tâm thường rất tự tin vào bản thân và phát huy được sự tích cực trong hành vi của mình để góp phần phát triển xã hội tốt đẹp hơn.

- Họ biết cách điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp nhất với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình nếu làm sai. Biết sống vì người khác, luôn luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp phải khó khăn mà không cần bất cứ điều kiện gì.

- Họ trong sáng, tốt đẹp luôn biết hy sinh bản thân vì những người xung quanh. Biết trân trọng mọi thứ ở bên cạnh mình nên họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý hết mực. Họ nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được sự hạnh phúc.

Phải làm những gì để trở thành một người có lương tâm?

Không phải ai cũng dễ dàng sở hữu lương tâm trong sáng mà phải có thời gian rèn luyện thường xuyên với các vấn đề đạo đức trong xã hội thì mới có thể hình thành nên. Chính vì vậy, để trở thành người có lương tâm thì bạn cần rèn luyện như thế nào, hãy đón đọc những chia sẻ ngay dưới đây của chúng tôi nhé:

Thường xuyên rèn luyện các tư tưởng, đạo đức theo quan niệm tiến bộ nhất

Vấn đề đạo đức và lương tâm của mỗi con người cần phải được rèn luyện thường xuyên, không cần biết là thông qua sách vở, bài học thực tế hay là lời dạy dỗ từ những người đi trước. Chỉ cần người ấy có ý chí hướng thiện, mong muốn cải tạo bản thân trở thành 1 người có ích cho xã hội thì chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Luôn cố gắng trau dồi thêm nhiều kiến thức cho chính mình
Luôn cố gắng trau dồi thêm nhiều kiến thức cho chính mình

Hãy biến ý thức đạo đức thành 1 thói quen đạo đức và duy trì chúng thường xuyên nhất, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy từng hành động của mình trở nên có ý nghĩa hơn đấy.

Chấp hành tốt và đầy đủ những nghĩa vụ đạo đức với cộng đồng

Sống và làm việc dựa theo pháp luật là nhiệm vụ chung của mỗi người. Đây cũng chính là cách để bạn bảo vệ bản thân cũng như thực hiện trách nhiệm công dân của bản thân mình với đất nước.

Ngay cả những người không có sự lương tâm thì họ cũng phải thực hiện theo, bởi vậy muốn trở thành 1 người có lương tâm thì bạn càng phải thể hiện tốt phần trách nhiệm của mình.

Duy trì các mối quan hệ sẵn có theo chiều hướng tích cực nhất

Để trở thành 1 người có lương tâm, hãy học cách bồi dưỡng thêm cho các mối quan hệ của mình trở nên tốt đẹp nhất. Bằng cách quan tâm, chia sẻ cũng như yêu thương đối phương, tự khắc tình cảm sẽ trở nên gắn kết hơn bao giờ hết.

Đừng bao giờ để cho sự hận thù, sân si hay hơn thua xuất hiện trong tâm trí bạn, thay vào đó chỉ nên đánh giá, nhận xét và phê phán bản thân mình để cố gắng phấn đấu cho mục tiêu tốt hơn.

Khi bạn sẵn sàng trao đi yêu thương thì bạn sẽ nhận lại yêu thương. Khi trao sự ích kỷ thì bạn cũng sẽ nhận lại được sự ích kỷ từ người khác. Vậy nên cuộc sống là để cho đi, bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn thế.

Lương tâm chính xác là thứ mà chúng ta nên theo đuổi bởi nó là công cụ để bạn luôn được mọi người yêu thương, từ những tình cảm tốt đẹp đó công việc, cuộc sống của bạn cũng trở nên thuận lợi và thăng tiến hơn.

Giải đáp một số khái niệm khác liên quan đến lương tâm

Tòa án lương tâm là gì?

Bản án do toà án lương tâm tuyên là nặng nề nhất
Bản án do toà án lương tâm tuyên là nặng nề nhất

Người ta vẫn hay nói một người có thể chạy tội trước tòa án nhưng lại không thể chạy tội được với lương tâm. Vì tòa án sẽ căn cứ trên điều luật để xét xử, mà luật lệ lại do con người đặt ra và thay đổi tùy vào phong tục, tập quán của từng quốc gia, từng dân tộc. 

Do vậy, đối với một sự việc, luật pháp ở chỗ này cho rằng đúng thì ở chỗ khác lại cho là sai. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn thấy trong thực tế cuộc sống có những người đương thời được tôn vinh là 1 người lãnh đạo tốt, nhưng khi bị thất thế, sa cơ thì họ lại trở thành tội nhân.

Trái lại, với tòa án lương tâm thì không ai có thể trốn tránh được mà phải đối diện với nó bởi vì nó là chân lý. Người làm điều trái với lương tâm thường sẽ cảm thấy bất an, bị dằn vặt trong lòng. Có thể nói đó là điều đau khổ nhất của con người trước tòa án lương tâm. 

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là có được hạnh phúc. Thế nhưng đối với đạo Phật, có được cái tâm an lạc là hạnh phúc nhất và hạnh phúc này mới có thể lâu bền. Thật vậy, những người nắm trong tay tiền tài, danh vọng, địa vị trong xã hội nhưng do làm việc ác mà có được thì đó chính là con đường đưa họ tới địa ngục. Bởi vì trong tâm họ luôn bị mặc cảm tội lỗi hành hạ và lúc nào cũng cảm thấy bất an, đau khổ.

Tán tận lương tâm là gì?

Có thể hiểu đơn giản tán tận lương tâm là 1 cụm từ dành cho những kẻ vô cùng độc ác, không còn một chút tình người. Những kẻ này thường làm ra vô số việc tàn nhẫn, không kể tình nghĩa hay phải trái gì cả. Dù có dùng cách nào để bào chữa cũng không thể gột sạch tội lỗi của những kẻ có tâm địa độc ác đến mức này.

Đừng đánh mất lương tâm rồi đến lúc hối hận không kịp
Đừng đánh mất lương tâm rồi đến lúc hối hận không kịp

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, thông qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu khái niệm lương tâm là gì rồi đúng không nào? Hy vọng rằng bạn sẽ sớm hoàn thiện được bản thân, trở thành người có lương tâm để sống có ích cho xã hội này hơn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận