Sinh quyển là gì? Đặc điểm và vai trò của sinh quyển với trái đất

0
492
Sinh vật sẽ phải tự biến đổi để thích nghi với môi trường sinh quyển
Sinh vật sẽ phải tự biến đổi để thích nghi với môi trường sinh quyển

Sự xuất hiện của sinh quyển trong lớp vỏ địa lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiến hóa của các khối cầu khác trên Trái đất. Vậy định nghĩa sinh quyển là gì? Chúng sở hữu đặc điểm và vai trò đặc biệt ra sao? Hãy cùng với sansosanh.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu thêm về khái niệm sinh quyển là gì?

Sinh quyển là nơi mà các loài sinh vật có thể tồn tại
Sinh quyển là nơi mà các loài sinh vật có thể tồn tại

Theo định nghĩa sinh quyển là gì địa 10 thì sinh quyển là một phần của vỏ Trái Đất chứa đầy các vật chất sống (tất cả các sinh vật sống) và những sản phẩm từ các hoạt động sống của chúng. Nếu hiểu một cách khái quát hơn thì chúng ta sẽ nhận ra: “Sinh quyển là thế giới của các sinh vật tồn tại trên Trái Đất. Môi trường sống của sinh vật trong sinh quyển gồm 3 dạng: môi trường không khí, môi trường đất và môi trường dưới nước. Quy mô của sinh quyển sẽ phụ thuộc vào giới hạn phân bố của các sinh vật.

Sinh quyển có phạm vi phân bố ra sao?

Phạm vi và chiều dày của sinh quyển sẽ phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật. Cụ thể như sau:

  • Giới hạn trong môi trường không khí chính là khu vực tiếp giáp với tầng ozon của khí quyển (khoảng 22km).
  • Giới hạn trong môi trường nước chính là đáy đại dương (hơn 11km).
  • Giới hạn trong môi trường cạn chính là đáy của các lớp phong hóa.

Trong phạm vi này các loài sinh vật sẽ không được phân bố đồng đều mà chỉ tập trung chủ yếu ở những phạm vi có sự tồn tại của các loài thực vật mọc dày ở trên và dưới bề mặt Trái Đất khoảng vài chục mét. Chính vì vậy sinh quyển có giới hạn là toàn bộ thủy quyền, khí quyền phần thấp, lớp thổ nhưỡng phổ cũng như là phần vỏ phong hóa.

Sinh quyển có những đặc điểm như thế nào?

Các nhà khoa học nhận định rằng, khí CO2 chính là thành phần chủ yếu của khí quyển khi Trái Đất vừa mới được hình thành và khi đó hàm lượng oxy đang ở mức vô cùng nhỏ.

Hệ sinh thái của các loài động vật trong 1 khu rừng nhiệt đới
Hệ sinh thái của các loài động vật trong 1 khu rừng nhiệt đới

Phải mãi cho đến khi có sự xuất hiện của các loài thực vật, dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh ra giúp cho bầu khí quyển chứa 1 lượng lớn oxi đủ để cung cấp giúp cho con người và động vật có khả năng tồn tại được trên Trái Đất.

Trên Trái Đất hiện nay đang tồn tại khoảng hơn 500.000 loài thực vật, các loài thực vật cùng 1 môi trường sống sẽ được gọi chung là thảm thực vật, ví dụ: thảm hoang mạc, thảm Đài nguyên, thảm xavan, thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, thảm rừng lá kim,…

  • Động vật tồn tại trong sinh quyển được phân bố rộng rãi

Trên Trái Đất tồn tại khoảng 1.6 triệu loài động vật khác nhau. Dựa theo đặc điểm sinh thái bầy đàn trong môi trường tự nhiên khác nhau mà động vật cũng được chia thành các nhóm khác nhau là: động vật đồng cỏ, động vật rừng, động vật hoang mạc, động vật núi cao hay động vật tài nguyên,…

  • Sinh vật trên Trái Đất có khả năng thích nghi cực kỳ mạnh mẽ

Các loài sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật có thể sinh sản rất nhanh và mang những đặc điểm thích nghi mạnh mẽ, ví dụ như: Chôn sâu dưới lớp địa chất hàng trăm mét, thậm chí cả cây số vẫn tồn tại sự sống của những loài vi khuẩn.

Quá trình sống là quá trình mà các loài sinh vật luôn luôn tạo ra năng lượng hóa học chuyển hóa từ năng lượng của Mặt Trời: quá trình xác sinh vật dần tích tụ thành 1 lượng lớn tạo nên than và dầu mỏ, các loài sinh vật cũng tham gia tích cực đến quá trình phong hóa đá và hình thành nên đất.

Sinh vật sẽ phải tự biến đổi để thích nghi với môi trường sinh quyển
Sinh vật sẽ phải tự biến đổi để thích nghi với môi trường sinh quyển
  • Sinh quyển của Trái Đất tạo nên môi trường sống hiện nay phải trải qua hàng tỉ năm phát triển

Sinh quyển được xem là kết quả của cả 1 quá trình tiếp xúc nhau, thấm vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa thủy quyển, khí quyển cùng với vỏ Trái Đất. Vì vậy, trong diễn biến lâu dài của sinh quyển phát triển thì một môi trường sống như hiện nay không thể thiếu được sự tham gia của tầng khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái Đất.

Vai trò chính của tầng sinh quyển là gì?

- Cung cấp hệ sinh thái quan trọng và thiết yếu cho sự sống. Các loài động thực vật sẽ buộc phải thay thổi để có thể thích nghi với khí hậu trong sinh quyển thì mới có thể tồn tại được.

- Cung cấp nguồn thực phẩm vô cùng đáng tin cậy cho mọi loài kể cả con người.

- Khu dự trữ sinh quyển chính là nơi có nhiệm vụ bảo vệ cho các loài động vật thực vật, cũng như góp 1 phần không nhỏ vào quá trình khôi phục những lối sống truyền thống và bảo vệ sự đa dạng của sinh học trong khu vực đó.

- Là hệ thống quan trọng hỗ trợ sự sống của hành tinh, giúp kiểm soát tình trạng hoạt động của đất và nước (được gọi là chu trình thủy văn) và cả thành phần trong khí quyển.

- Là nơi giao thoa của đất, nước với không khí nên chỉ ở vùng sinh quyển thì mới có sự tồn tại của sự sống.

Tìm hiểu về một số khu dự trữ sinh quyển lớn trên thế giới và Việt Nam

Các khu dự trữ trên thế giới

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là 1 khu riêng biệt để bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật vô cùng độc đáo, phong phú và đa dạng, đã được tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu. 

Khung cảnh tuyệt đẹp tại công viên Quốc gia Pinnacles
Khung cảnh tuyệt đẹp tại công viên Quốc gia Pinnacles

Đây là những khu vực hệ sinh thái trên cạn hoặc ở bờ biển có tác dụng thúc đẩy giải pháp cân bằng việc bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới. Một vài khu dự trữ sinh quyển lớn của thế giới là:

- Công viên Quốc gia Pinnacles tại Mỹ: Đây là công viên quốc gia mới được xây dựng không lâu ở vùng trung tâm California của Mỹ.

- Vùng dự trữ sinh quyển Patagonia tại Chile với diện tích khoảng 660.000 ha nằm trên đỉnh núi lớn Ranchland.

- Công viên Quốc gia Wakhan tại Afghanistan được xây dựng với sự trợ giúp của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã thành phố New York.

Các khu dự trữ tại Việt Nam

Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ với tổng diện tích là 71.370 ha. Tiếp đó là khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng là khu dự trữ liên tỉnh với dải ven biển rộng lớn gồm 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Cuối cùng là khu Dự trữ sinh quyển Langbiang tại Lâm Đồng đã được UNESCO công nhận vào năm 2015.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giải đáp cho bạn biết sinh quyển là gì. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp thêm, nhớ bình luận bên dưới để sớm được hỗ trợ trả lời nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận