Trái phiếu là gì? Các loại trái phiếu phổ biến

0
138
Trai-phieu-la-gi

Trái phiếu là công cụ thu nhập cố định và đại diện cho một khoản vay của các nhà đầu tư với người đi vay (thường là chính phủ hoặc doanh nghiệp). Vậy trái phiếu là gì, trái phiếu chính phủ là gì,... Hãy cùng Sàn So Sánh đi tìm hiểu kỹ càng hơn trong bài viết dưới đây!

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại hình chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp/chính phủ với người nắm giữ. Hay nói cách khác, trái phiếu chính là xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu trong một thời gian xác định.

Một trái phiếu có thể được coi như một I.O.U giữa người đi vay và người cho vay bao gồm các khoản vay và các khoản thanh toán. Thông thường, trái phiếu được sử dụng bởi các công ty, tiểu bang, chính phủ có chủ quyền để hoạt động, tài trợ cho dự án. Người sở hữu trái phiếu chính là người mua trái phiếu hoặc chủ nợ của công ty phát hành.

Trai-phieu-la-gi

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu được coi như một công cụ thu nhập cố định vì chúng sẽ cần trả một mức lãi suất cố định cho chủ nợ. Tuy nhiên, giá của trái phiếu sẽ đối nghịch với lãi suất. Cụ thể, khi lãi suất tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. 

Trái phiếu là nơi cho phép nhiều nhà đầu tư cá nhân đảm nhận vai trò của một người cho vay, đồng thời người tham gia cũng có thể tự do mua - bán trái phiếu từ các cá nhân khác.

Lưu ý, trái phiếu có ngày đáo hạn, nên tại thời điểm đó, số tiền gốc phải được hoàn trả toàn bộ hoặc không thì sẽ có nguy cơ vỡ nợ.

Đặc điểm của trái phiếu

  • Bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp, chính phủ đều có thể mua trái phiếu. Nếu trái phiếu có thể ghi tên trái chủ thì sẽ được gọi là trái phiếu ghi danh và ngược lại, nếu trái phiếu không thể ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh.
  • Các trái chủ (người cho nhà phát hành trái phiếu vay) sẽ không chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn từ người vay. Tuy nhiên, người vay (nhà phát hành) phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng.
  • .Người phát hành ra trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), hay một tổ chức chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ), kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc).
  • Trái phiếu sẽ đem lại nguồn thu (tiền lãi) cho trái chủ. Đồng thời, đây cũng là khoản thu cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị phát hành.
  • Vì bản chất của trái phiếu chính là chứng khoán nợ. Thế nên, nếu công ty bị phá sản thì mọi cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu trước. Đây được xem như một nghĩa vụ bắt buộc mà công ty nào cũng phải tuân theo.

Cách thức hoạt động của trái phiếu là gì?

Sau khi tìm hiểu về trái phiếu là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của chúng. 

Khi các công ty hoặc các tổ chức cần huy động tiền để tài trợ cho các dự án mới hay duy trì hoạt động, tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện có,... họ hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư.

Người đi vay (các công ty cần huy động tiền) sẽ phát hành một trái phiếu bao gồm: các điều khoản của khoản vay, khoản lãi và ngày đáo hạn. Khoản thanh toán lãi suất sẽ là một phần lợi nhuận mà người nắm giữ trái phiếu kiếm được khi cho công ty vay vốn. Ngoài ra, lãi suất được xác định khi thanh toán còn được gọi là lãi suất trái phiếu.

Giá ban đầu của đa số các trái phiếu sẽ được đặt bằng mệnh giá 1000 dollar (đối với mỗi trái phiếu lẻ). Tuy nhiên, trên thực tế giá trị của trái phiếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng tín dụng của tổ chức, khoảng thời gian đến khi hết hạn, lãi suất coupon so với lãi suất chung tại thời điểm đó.

Cuối cùng, mệnh giá của trái phiếu sẽ là giá trị được trả lại cho người vay khi trái phiếu đáo hạn.

Phân loại trái phiếu

Việc phân loại trái phiếu sẽ dựa theo các đặc điểm như: người phát hành, lợi tức, hình thức, mức độ đảm bảo thanh toán và tính chất của trái phiếu. Để hiểu hơn về những đặc điểm này, mời các bạn cùng theo dõi phần nội dung day đây!

phan-loai-trai-phieu

Tìm hiểu về các loại trái phiếu và đặc điểm của chúng

Phân loại theo người phát hành

  • Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là các trái phiếu được doanh nghiệp/nhà nước/ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Bên cạnh đó, trái phiếu của doanh nghiệp cũng có rất nhiều loại và đa dạng.
  • Trái phiếu Chính phủ: Là một loại trái phiếu được phát hành nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân hoặc các tổ chức kinh tế –  xã hội. Bên cạnh đó, chính phủ được xem như nhà phát hành uy tín nhất trên thị trường, do đó trái phiếu chính chủ được xem như loại chứng khoán ít rủi ro nhất.
  • Trái phiếu ngân hàng: Các tổ chức tài chính này có thể được phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn duy trì hoạt động.

Phân loại lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có mức lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Đây là loại trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ khác nhau. Một lãi suất thả nổi có thể được tính theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
  • Trái phiếu không có lãi suất: Loại trái phiếu này chính là trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng các trái chủ sẽ được mua trái phiếu đó với mức giá thấp hơn so với mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đến ngày đáo hạn.
  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây được xem như loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm cố định tính với mệnh giá.

Phan-loai-loi-tuc-trai-phieu

Phân loại lợi tức trái phiếu

Phân loại theo mức độ đảm bảo về khả năng thanh toán của đơn vị phát hành

Trái phiếu đảm bảo: Đây là một loại trái phiếu mà đơn vị phát hành cần sử dụng một tài sản có giá trị để làm “vật bảo đảm” cho việc phát hành. Khi đơn vị phát hành đó mất khả năng thanh toán, thì trái chủ sẽ có quyền thu lại và bán tài sản đó để thu hồi vốn mà đơn vị phát hành còn nợ. 

Tùy theo từng đặc điểm của trái phiếu mà trái phiếu đảm bảo này sẽ được chia thành các loại như sau:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Đây là loại trái phiếu luôn đảm bảo người phát hành sẽ luôn có một tài sản có giá trị để trả cho trái chủ trong trường hợp xấu nhất. Thông thường, giá trị của tài sản cầm số sẽ phải lớn hơn tổng số mệnh giá của các trái phiếu để bảo vệ quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu được đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Đây là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc người phát hành sẽ đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm “vật đảm bảo”.

Trái phiếu không đảm bảo: Đây là loại trái phiếu phát hành mà không có tài sản nào để làm vật đảm bảo. Tuy nhiên, chúng được bán ra dựa trên uy tín của người phát hành trái phiếu.

Phân loại theo các hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu ghi danh: Đây là 1 loại trái phiếu có ghi tên của người mua.
  • Trái phiếu vô danh: Ngược lại với trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua. Tuy nhiên trái chủ vẫn được hưởng quyền lợi từ loại trái phiếu này.

Phân loại theo tính chất

  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Đây là loại trái phiếu có kèm với cổ phiếu, cho phép các trái chủ có thể mua cổ phiếu của công ty với số lượng nhất định.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu mà ở đó cho phép nhà phát hành có thể mua lại một hoặc toàn bộ trái phiếu trước khi chúng đến hạn thanh toán.
  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà các trái chủ có thể chuyển chúng sang cổ phiếu của công ty đó. Việc làm này được quy định cụ thể về tỷ lệ và thời gian khi mua trái phiếu.

Những rủi ro cần lưu tâm khi mua trái phiếu

Đầu tư trái phiếu hay đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, người đầu tư cũng cần tỉnh táo và lưu tâm những rủi ro mà chúng có thể mang lại. Vậy những rủi ro khi đầu tư trái phiếu là gì, mời bạn cùng theo dõi nội dung ngay sau đây!

nhung-rui-ro-khi-mua-trai-phieu

Những rủi ro cần lưu tâm khi đầu tư vào trái phiếu

Rủi ro lãi suất

Do lãi suất và giá của trái phiếu không tương đồng. Do đó, khi lãi suất giảm thì mức giá của trái phiếu sẽ tăng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi thị trường có nhu cầu lớn, giá trị của hàng hóa sẽ được đẩy lên cao. Thế nên khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cần cố gắng nắm bắt hoặc khóa lợi suất cao trong thời gian dài nhất có thể. 

Ngược lại, khi mức lãi suất tăng lên, các nhà đầu tư sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp, từ đó khiến cho giá của trái phiếu giảm xuống.

Rủi ro tái đầu tư

Rủi ro này đến từ việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Đây cũng chính là hình thức khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, do đặc tính có thể thu hồi trái phiếu nên tổ chức phát hành có thể mua lại chúng trước ngày đáo hạn. Điều này khiến những người sở hữu trái phiếu nhận được khoản vốn lớn hơn ban đầu nhưng không thể tái đầu tư ở lãi suất tương đương. 

Về lâu về dài, rủi ro của việc tái đầu tư có thể tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Thế nên, trước khi quyết định mua trái phiếu, người đầu tư cần lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có thể nhận được một mức lãi suất cao hơn, đồng thời giảm được rủi ro cho những lần tái đầu tư tiếp theo.

 

Rủi ro lạm phát

Trong một vài năm trở lại đây, tình trạng lạm phát ở thị trường Việt Nam ngày một phổ biến và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Việc lạm phát này sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng của lãi suất và làm giảm sức mua trái phiếu, khiến trái chủ có thể thu về lợi suất âm.

Cụ thể, nếu một nhà đầu tư trái phiếu đang có khả năng thu được mức lãi suất 2%. Thế nhưng mức lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư. Lúc này, lợi suất thực tế mà nhà đầu tư nhận được chỉ còn -2%.

rui-ro-lam-phat-cua-trai-phieu

Khi đầu tư vào trái phiếu, các trái chủ có thể thu về lợi suất âm do lạm phát tăng nhanh

Rủi ro tín dụng

Như đã đề cập phía trên, trái phiếu chính phủ luôn được coi là loại trái phiếu có mức rủi ro thấp nhất. Sở dĩ là vì chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để thanh toán cho các trái chủ khi đáo hạn. 

Tuy nhiên, khi các trái chủ mua trái phiếu của các doanh nghiệp lại không được an toàn như vậy. Bên cạnh đó, do mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao hơn trái phiếu chính phủ, nên mức trả lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cũng nhỉnh hơn khá nhiều.

Rủi ro thanh khoản

Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của sản phẩm hay một loại tài sản bất kỳ. 

Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư sẽ không thể bán được trái phiếu doanh nghiệp do thị trường trái phiếu đó quá nhỏ (chỉ một vài người mua - bán) dẫn đến tình trạng giá cả bị biến động, tác động trực tiếp tới tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.

Nếu lãi suất thấp trong đợt phát hành trái phiếu sẽ có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có khả năng tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ khi bán. Tương tự như cổ phiếu, người đầu tư có thể buộc phải bán trái phiếu với mức giá thấp hơn rất nhiều so với lúc mua vào.

Rủi ro xếp hạng

Nếu công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng trả nợ, kinh doanh có vấn đề thì các ngân hàng/ tổ chức cho vay sẽ có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể gây tác động xấu tới khả năng đáp ứng các khoản nợ với những trái chủ hiện tại và làm tổn thất cho các trái chủ khi muốn bán trái phiếu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trái phiếu mà Sàn So Sánh muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu được trái phiếu là gì, trái phiếu chính phủ là gì, trái phiếu doanh nghiệp là gì, các loại hình của trái phiếu và những rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực này. 

Ngoài ra, nếu yêu thích và quan tâm tới lĩnh vực này, bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn tại sansosanh.com. Sàn So Sánh chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật những tin tức mới và nhanh nhất có thể!

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận