Truyền thuyết giữ vị trí khá quan trọng trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam. Vậy truyền thuyết là gì? Thể loại này có những đặc điểm đặc trưng nào? Cùng sansosanh.com tìm hiểu nhé!
Tóm tắt
Khái niệm truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian Việt Nam; là hệ thống một nhóm các tác phẩm tự sự dân gian chuyên kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử. Điểm nổi bật của thể loại này là xây dựng cốt truyện theo xu hướng lý tưởng hóa, thần thánh hóa, sử dụng nghệ thuật phóng đại và các yếu tố hư cấu, kỳ ảo.
Qua cốt truyện, thái độ và cách đánh giá của người dân đối với các sự kiện/ nhân vật lịch sử cũng được thể hiện rõ ràng. Đó có thể là sự tôn vinh, ngưỡng mộ hoặc khen, chê rõ ràng.
Thế nào là truyền thuyết?
Phân loại truyền thuyết
Dựa theo các giai đoạn lịch sử Việt Nam mà truyền thuyết được chia thành 3 loại chính:
- Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: Ở giai đoạn này, truyền thuyết chủ yếu mang tính chất sử thi, ca ngợi các vua Hùng đã có công dựng nước và khám phá nền văn minh của thời kỳ Văn Lang. Các tác phẩm tiêu biểu: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, truyện về các vua Hùng,...
- Thời Âu Lạc và Bắc thuộc: Âu Lạc là thời đại của vua An Dương Vương. Bắc thuộc là thời kỳ nước ta chịu sự cai trị của các nước thuộc địa phương Bắc (chính là Trung Quốc bây giờ). Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu: truyện An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu,...
- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Được chia thành 2 giai đoạn: Từ thế kỉ X - XV là giai đoạn nước ta xây dựng quốc gia độc lập, thống nhất. Và giai đoạn từ thế kỉ XVI - XIX là thời kỳ suy sụp và tan rã của các triều đại phong kiến.
Những đặc điểm của thể loại truyền thuyết là gì?
- Về đề tài, nội dung: Thường bắt nguồn từ những sự kiện và câu chuyện lịch sử mang ý nghĩa quan trọng, to lớn.
- Về nhân vật: Thường là các nhân vật lịch sử được tái tạo, do tác giả hư cấu hoặc sáng tạo dựa trên nền lịch sử. Hình tượng nhân vật được xây dựng khá đơn giản, không quá cầu kỳ về ngoại hình hay tiểu sử. Các nhân vật trong tiểu thuyết thường mang các đặc điểm của người thường và các đặc điểm phi thường, kỳ ảo và thần thánh.
- Về nghệ thuật: Chủ yếu là tự sự và sử dụng nghệ thuật phóng đại, tưởng tượng và nhiều yếu tố hư cấu, kỳ ảo.
Thường sử dụng các chi tiết tưởng tượng và hư cấu
- Về cốt truyện: Được xây dựng rất đơn giản, không có nhiều sự kiện, tình tiết mà chỉ tập trung vào một sự kiện chính. Diễn biến truyện không có nhiều cao trào hay biến động. Cốt truyện của truyền thuyết được chia thành 3 phần: hoàn cảnh xuất hiện - sự nghiệp nhân vật - chung thân thế cục của nhân vật chính.
- Về cách lưu truyền: Chủ yếu là truyền miệng nên thường có nhiều dị bản.
Những câu chuyện truyền thuyết Việt Nam nên đọc nhất
Con Rồng cháu Tiên
Hay còn có tên gọi khác là “Lạc Long Quân và Âu Cơ”. Bộ truyền truyền thuyết này đã giải thích về nguồn gốc hình thành của dân tộc Việt.
Theo đó, cha Rồng là Lạc Long Quân và mẹ Tiên là Âu Cơ đã kết duyên với nhau và sinh ra bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng đó nở thành 100 người con, 50 người con trai và 50 người con gái. Sau này, vì không thể sống chung với nhau mà 2 người đã phải chia tay nhau. Một nửa người con theo cha xuống biển và nửa còn lại theo mẹ lên núi. Từ đó hình thành nên 54 dân tộc Việt như ngày nay. Dù người sống vùng biển, người sống vùng núi nhưng chúng ta vẫn sống bình đẳng, thân thiết và luôn tương trợ nhau khi cần.
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Đây cũng là một bộ truyện truyền thuyết Việt Nam rất đáng để đọc. Theo như góc nhìn thiên văn thì sấm chớp là một hiện tượng vật lý. Thế nhưng, khi nhìn theo góc độ văn học thì nguyên nhân hình thành sấm chớp, lũ lụt là do cuộc chiến giữa hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Theo truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6 có người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua đã mở hội kén rể cho công chúa và có rất nhiều chàng trai đến ứng tuyển. Trong đó, nổi bật nhất là chàng Sơn Tinh (thần núi Tản Viên) và Thủy Tinh (chúa Thủy Cung).
Truyền thuyết Sơn Tinh & Thủy Tinh
Vì hai chàng trai ngang tài, ngang sức và có độ “soái ca” ngang nhau, rất khó để kén chọn. Vì vậy, nhà vua đã đưa ra bài toán rằng ai sắm đủ lễ vật và mang đến nhà vua Hùng vào sáng mai thì sẽ được lấy công chúa. Lễ vật gồm có: voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, 100 phần cơm nếp, 100 nệp bánh chưng,...
Vốn sinh sống từ nhỏ trên núi nên việc chuẩn bị những lễ vật trên đối với Sơn Tinh là điều đơn giản. Hiển nhiên, Sơn Tinh đã giành chiến thắng và lấy được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không được làm phò mã nên nổi giận đùng đùng, hô mưa, dâng nước biển để đánh Sơn Tinh hòng cướp Mị Nương. Trận chiến diễn ra cực kỳ căng thẳng và cam co nhưng cuối cùng Thủy Tinh vẫn thất bại. Dù lần nào cũng thua Sơn Tinh nhưng Thủy Tinh vẫn ghi hận, hàng năm vẫn “hô mưa, gọi gió” để đuổi đánh Sơn Tinh. Người xưa đã lấy câu chuyện của Sơn Tinh - Thủy Tinh để giải thích cho hiện tượng sấm chớp, lũ lụt.
Hai Bà Trưng
Nhắc đến các nữ anh hùng dân tộc Việt thì chúng ta không thể quên được câu chuyện về hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cả hai đều có dòng dõi vua Hùng, sinh sống tại khu vực tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Vào thời kỳ ấy, đất nước bị giặc xâm lăng, gây ra nhiều tội ác man rợ. Không thể chứng kiến được cảnh nước mất, người dân phải chịu khổ, hai bà đã thực hiện nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau và giành được thắng lợi vẻ vang.
Bánh chưng - bánh giầy
Bộ truyện truyền thuyết này đã phần nào lý giải về nguồn gốc, sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giầy và phong tục tập quán của dân tộc Việt ta.
Tương truyền rằng vua Hùng thứ 6 đã già yếu nên muốn tìm người con tài đức vẹn toàn nhất của mình để kế ngôi. Nhà vua đã gọi tất cả các hoàng tử đến và ra câu đố nếu ai dâng được lễ vật độc và lạ nhất trong ngày lễ Tiên Vương thì sẽ được kế ngôi.
Các hoàng tử đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ trên rừng, dưới biển với hy vọng sẽ làm vừa lòng Vua cha. Tuy nhiên, chỉ có người con thứ 18 là Lang Liêu vì nhà nghèo, sống với đồng áng từ nhỏ nên không biết tìm thứ gì quý giá nhất để dâng lên vua cha. Sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ và được báo mộng bởi một giấc mơ kỳ lạ, chàng đã dùng gạo nếp ngon nhất mới thu hoạch, kết hợp với đậu xanh, thịt heo để làm ra 2 thứ bánh độc và lạ, đó là bánh chưng và bánh giầy.
Hình ảnh bánh chưng và bánh giày
Đến ngày Tiên Vương, các hoàng từ đều mang đến “của ngon, vật lạ” và quý giá nên vua Hùng rất hài lòng. Đến khi đứng trước mâm bánh của người con thứ 18, nhà vua hơi chau mày vì mâm lễ vật của chàng. Tuy nhiên, sau khi nghe Lang Liêu kể về giấc mơ kỳ lạ cùng ý nghĩa của 2 loại bán này, thái độ của vua Hùng đã thay đổi hẳn. Theo như Lang Liêu nói, hai 2 loại bánh tưởng như đơn giản nhưng nó là thành quả lao động của người dân nên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhà Vua ăn thử và thấy hương vị của bánh rất ngon nên đã quyết định Lang Liêu là người chiến thắng. Đồng thời, nhà vua cũng đặt tên cho 2 thức bánh lạ đó là bánh chưng (tượng trưng cho đất) và bánh giầy (tượng trưng cho bầu trời).
Từ đó về sau, việc gói bánh chưng - bánh giầy để dâng lên tổ tiên trở thành phong tục quan trọng, không thể thiếu của người dân Việt.
Ngoài ra, còn rất nhiều bộ truyện truyền thuyết khác mà các bạn có thể tìm đọc như: Mai An Tiêm, Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy,...
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ truyện truyền thuyết là gì và những đặc trưng của thể loại này. Trong những câu chuyện truyền thuyết Việt Nam, bạn thích nhất là bộ nào? Hãy comment vào bình luận cuối bài cho mình biết nhé!