Từ nhiều nghĩa là gì? Sự quan trọng của từ nhiều nghĩa trong ngôn từ

0
147
tu-nhieu-nghia-la-gi

Hệ thống từ loại Việt Nam vô cùng phong phú; trong đó phải kể đến từ nhiều nghĩa. Vậy từ nhiều nghĩa là gì? Nên sử dụng từ nhiều nghĩa như thế nào cho hợp lý? Những kiến thức chia sẻ trong bài viết dưới của sansosanh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé! 

 

tu-nhieu-nghia-la-gi

Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. Những ý nghĩa này của nó bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 

Hay có thể hiểu khái niệm về từ nhiều nghĩa như sau: Một từ có khả năng gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng hoặc biểu thị nhiều khái niệm có trong thực tế thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. 

Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hoặc nhiều nghĩa bóng:

  • Nghĩa đen: Nghĩa gốc của từ; hay nói cách khác đó là nghĩa trực tiếp, dễ hiểu, nghĩa thông thường của nó. Nghĩa đen của từ thường không hoặc rất ít khi phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu. 
  • Nghĩa bóng: Còn được gọi là nghĩa ẩn dụ, nghĩa chuyển của từ; được suy ra từ nghĩa đen. Một hiểu chính xác nghĩa bóng của từ, bạn phải đặt từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể. 

Ví dụ về từ nhiều nghĩa

  1. Cô ấy bị đau chân. (Chân: bộ phận trên cơ thể người, động vật; có nhiệm vụ tiếp xúc với mặt đất để giữ đứng cơ thể.)
  2. Dưới chân bàn có một chiếc khuyên tai. (Chân: Chỉ bộ phận của vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất)

=> Nghĩa của 2 từ “chân” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được dùng để chỉ bộ phận tiếp xúc với mặt đất, mặt sàn. 

Cách hình thành từ nhiều nghĩa

Khi đã hiểu rõ từ nhiều nghĩa là gì, vậy bạn có biết từ nhiều nghĩa được hình thành như thế nào không? Có 2 phương pháp được dùng để hình thành từ nhiều nghĩa, đó là: 

Phương pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp chuyển tên gọi giữa các sự vật hay hiện tượng dựa trên những nét tương đồng về đặc điểm, tính cách, cách thức,... 

Ví dụ như từ “lá”. Nghĩa gốc của từ “lá” dùng để chỉ bộ phận của cây; thường mọc trên cành cây, có dáng mỏng. 

Từ “lá” khi mở rộng nghĩa sẽ tạo nên các từ như lá cờ, lá đơn,.... Sự chuyển nghĩa này được hình thành dựa trên sự tương đồng, đó là những vật thể có kích thước mỏng và dẹt. 

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức biến đổi nghĩa của từ bằng cách gọi tên của sự vật hay hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương cận, gần giống nhau. 

Ví dụ từ “nhà Trắng”. Cụm từ này có thể hiểu theo nghĩa thông thường là chính quyền của tổng thống Mỹ đương nhiệm. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách khác thì “nhà trắng” chỉ đơn giản là một ngôi nhà bình thường được sơn màu trắng. 

Sự khác biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là gì?

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là 2 loại từ dễ gây nhầm lẫn và khó phân biệt nhất đối với các bạn học sinh khi làm bài tập. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại từ này thông qua mẹo sau: 

  • Từ đồng âm: Đây là những từ có cách viết, cách phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau. 
  • Từ nhiều nghĩa: Đây là những từ có cách viết và cách đọc giống nhau. Tuy nhiên, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa gốc (nghĩa đen) và một hay nhiều nghĩa chuyển (nghĩa bóng). Đặc biệt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 

cach-phan-biet-tu-dong-am-va-tu-nhieu-nghia

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Ví dụ: 

  1. Mẹ bảo tôi đi mua cao dán giảm đau. (cao 1)
  2. Cô ấy sốt cao quá! (cao 2)
  3. Anh ấy cất cao tiếng hát trong sự hò reo của khán giả. (cao 3)

Trong 3 từ cao trên thì cao 2 và cao 3 là từ nhiều nghĩa. Nghĩa của hai từ này được hình thành dựa nghĩa gốc “cao là sự tăng trưởng theo chiều thẳng đứng”. 

  • Sốt cao: Sự tăng lên về nhiệt độ cơ thể
  • Cất cao tiếng hát: Sự tăng lên về độ lớn, âm lượng của âm thanh.

Ngược lại, cao 1 và cao 2, cao 3 được xem là các từ đồng âm. Tức là chúng chỉ có cách viết và cách đọc giống nhau. Còn ý nghĩa của cao 1 khác hoàn toàn với cao 2 và cao 3. 

  • Cao dán: Loại thuốc dán ngoài da, có tác dụng giúp giảm đau. 

Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Phương pháp làm bài: Hiểu rõ khái niệm từ nhiều nghĩa là gì và cách phân biệt nó với từ đồng âm. 

Ví dụ 1: Hãy cho biết nghĩa các từ “chân, mắt, đầu” trong các câu sau thì câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển. 

  1. Đôi mắt của cô ấy mở to. (mắt 1)

Quả na hôm qua tôi hái đã mở mắt rồi! (mắt 2)

  1. Chiếc kiềng 3 chân này chắc lắm! (chân 1)

Bố tôi bị đau chân. (chân 2)

  1. Đừng ngoẹo đầu khi viết bài! (đầu 1)

Nước suối đầu nguồn trong vắt. (đầu 2)

Lời giải: 

Để xác định xem nghĩa của các từ “mắt, chân, đầu” trong câu nào là nghĩa gốc và câu nào là nghĩa chuyển, chúng ta cần phải giải thích ý nghĩa của nó. 

  1. Mắt 1: Chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc vật, có tác dụng dùng để nhìn => Nghĩa gốc. 

Mắt 2: Bộ phận có đặc điểm giống như con mắt của người và nằm ở ngoài của quả na => Nghĩa chuyển

  1. Chân 1: Bộ phận dưới cùng của vật; có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận khác. => Nghĩa chuyển

Chân 2: Bộ phận dưới cùng của người hoặc động vật; được dùng để di chuyển => Nghĩa gốc

Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận dưới cùng của người hoặc vật. 

  1. Đầu 1: Bộ phận trên cùng của thân con người hoặc phần trước nhất của động vật. Bộ phận này có chứa óc và các giác quan. => Nghĩa gốc

Đầu 2: Điểm xuất pháp của một không gian nào đó. => Nghĩa chuyển

Nghĩa chung: Chỉ điểm đầu tiên.

Ví dụ 2: Hãy lấy một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ sau đây: miệng, cổ, lưỡi, tay, lưng.

Lời giải: 

Lưỡi: lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi gươm

Miệng: miệng bát, miệng túi

Cổ: cổ lọ, cổ chai

Tay: tay nghề, tay áo

Lưng: lưng đèo, lưng áo

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ từ nhiều nghĩa là gì. Mọi câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại bình luận cuối bài, mình sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận