Biện chứng là gì? Những kiến thức quan trọng về biện chứng

0
204
moi-quan-he-bien-chung-la-gi

Biện chứng trong chủ nghĩa Mác - Lênin được dùng để chỉ mối quan hệ tương tác và chuyển hóa, vận động theo quy luật của các sự vật hay sự việc. Thông qua bài viết này, sansosanh.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn biện chứng là gì cùng những lý thuyết liên quan: Phép biện chứng là gì? Mối quan hệ biện chứng là gì? Phương pháp biện chứng là gì? Quan hệ biện chứng là gì?.... 

Biện chứng là gì? Phương pháp biện chứng là gì?

Biện chứng là một phương pháp luận và phương pháp này tồn tại ở cả nền triết học phương Đông lẫn phương Tây trong thời cổ đại.

Theo nghiên cứu, biện chứng được hiểu cụ thể hơn như sau: Biện chứng là một phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ, tương tác hay sử chuyển hóa và vận động phát triển theo một quy luật nhất định nào đó của những sự vật, hiện tượng hay quá trình trong tự nhiên xã hội và cả trong tư duy.

bien-chung-la-gi

Tìm hiểu khái niệm biện chứng là gì?

Biện chứng được chia thành 2 loại hình gồm: Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Cụ thể:

  • Biện chứng khách quan: Được xác định là biện chứng của bản thân thế giới vật chất và nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
  • Biện chứng chủ quan: Được xác định là biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng với lý luận nhận thức và chính là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình mà nó phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.

Sự khác nhau giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan thể hiện ở điểm biện chứng khách quan là cái vốn có sẵn của bản thân sự việc, hiện tượng hay quá trình và nó tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ngược lại, biện chứng chủ quan lại là sự phản ánh biện chứng khách quan. Nghĩa là biện chứng của những sự vật, hiện tượng hoặc quá trình vào trong bộ não của con người.

Biện chứng khách quan là của bản thân đối tượng được phản ánh và nó quy định biện chứng chủ quan. Hơn nữa, biện chứng chủ quan có tính độc lập tương đối so với biện chứng khách quan.

Phép biện chứng là gì?

phep-bien-chung-la-giPhép biện chứng là gì?

Phép biện chứng là một học thuyết lý luận nhằm nghiên cứu một cách khái quát về biện chứng của thế giới. Cụ thể phép biện chứng là gì? Phép biện chứng khái quát các mối liên hệ phổ biến nhất, các quy luật chung nhất của mọi sự việc, sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong tư duy thành những nguyên lý quy luật khoa học.

Điều này có ý nghĩa nhằm xây dựng những phương pháp luận khoa học cho cả quá trình nhận thức và thực tiễn. Đặc biệt, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của phương pháp biện chứng

Cũng giống như rất nhiều sự vật, hiện tượng khác, phương pháp biện chứng cũng chia ra nhiều giai đoạn riêng trong quá trình hình và phát triển. Các giai đoạn phát triển này được thể hiện trong phạm trù triết học dưới 3 hình thức cơ bản sau: Biện chứng tự phát, Biện chứng duy tâm và Biện chứng duy vật.

Phép biện chứng tự phát

Ở thời kỳ này, các nhà biện chứng đã chứng kiến được sự biến hóa và phát triển của sự vật, hiện tượng trên thế giới trong sợi dây liên hệ vô cực. Tuy nhiên, những điều này chỉ mang tính lý thuyết dựa trên những gì mà họ đã nhìn thấy được và không thực sự phải là một kết quả của một cuộc nghiên cứu nào đó.

Tim-hieu-phep-bien-chung-tu-phat

Phép biện chứng là gì? Tìm hiểu phép biện chứng tự phát.

Phép biện chứng tự phát chính là hình thức xuất hiện đầu tiên của phương pháp biện chứng, là một trong các nội dung cơ bản của hệ thống triết học Trung Quốc, Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại. Trong tư tưởng triết học Trung Quốc, học thuyết “Biến dịch luận” và “Ngũ hành luật” của Âm dương gia là học thuyết tiêu biểu cho tư tưởng biện chứng.

Còn ở Ấn Độ, có lẽ đạo Phật cùng với những phạm trù như: “vô thường”, “vô ngã”, “nhân duyên”,.... là biểu hiện rõ nhất của tư tưởng biện chứng. Và ở Hy Lạp cổ đại thì điển hình  rõ nhất của tư tưởng biện chứng chính là quan điểm phương pháp biện chứng của Heraclit.

 Phương pháp biện chứng duy tâm

Đỉnh cao trong phương pháp biện chứng duy tâm có lẽ phải kể đến các nhà biện chứng Đức, những người đã bắt đầu từ các quan điểm triết học về phép biện chứng của I.Kanto sau đó đến Ph.Hêghen. Họ đã thực hiện việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các tư tưởng đó lên một tầm cao mới.

Tim-hieu-phuong-phap-bien-chung-duy-tam

Phương pháp biện chứng là gì? Tìm hiểu phương pháp biện chứng duy tâm.

Đây được xem như là một cuộc cách mạng về tư duy khi mà những nhà triết học người Đức đã sử dụng trình độ tư duy sâu sắc của mình trong việc trình bày những nội dung vô cùng quan trọng của phương pháp biện chứng một cách hệ thống và chặt chẽ.

Tuy nhiên, phương pháp biện chứng duy tâm được xây dựng và phát triển dựa trên lập trường duy tâm khách quan và xuất phát từ tinh thần, kết thúc cũng bằng tinh thần. Do đó, các lý luận này chưa thực sự phản ánh được hiện thực nhất về mối quan hệ cũng như sự phát triển trong xã hội tự nhiên cũng như trong tư duy của con người.

Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng này được tìm ra bởi 2 nhà triết học là Ph.Ăngghen và C.Mác và được phát triển về sau này bởi V.I. Lênin. Phép biện chứng duy vật được xem là hình thức cao nhất của phương pháp biện chứng.

Phép biện chứng này được xây dựng dựa trên cơ sở của sự kế thừa các giá trị hợp lý trong quá khứ cùng sự phát triển và cải thiện các mặt hạn chế trên các cơ sở mới. Và vì thế mới có thể làm cho phương pháp biện chứng phát triển trên lập trường duy vật mới.

Phep-bien-chung-duy-vat-la-gi

Phép biện chứng là gì? Phép biện chứng duy vật là gì?

Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ 2 nguyên lý cùng 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản phù hợp với hiện thực. Các nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật cơ bản này chi tiết như sau:

  • 2 nguyên lý chính gồm: Nguyên lý về các mối quan hệ phổ biến và Nguyên lý về sự phát triển.
  • 6 cặp phạm trù gồm: Nguyên nhân - Kết quả, Nội dung - Hình thức, Bản chất - Hiện tượng, Khả năng - Hiện thực, Cái chung - Cái riêng và Tất nhiên - Ngẫu nhiên.
  • 3 quy luật gồm: Quy luật mâu thuẫn, Quy luật phủ định và Quy luật về lượng - chất.

Một khi nắm được các nội dung này đồng nghĩa với việc bạn có thể hiểu được các giá trị cốt lõi của phép biện chứng duy vật.

Mối quan hệ biện chứng là gì?

Quan hệ biện chứng là gì trong triết học? Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này chúng ta cần biết được quan hệ trong triết học được hiểu đơn giản là mối quan hệ, sự tác động hoặc phụ thuộc qua lại giữa 2 hoặc nhiều hơn 2 đối tượng hoặc nhóm đối tượng trong một hệ thống nhất định có liên quan với nhau theo nghĩa chung nhất.

Khái niệm quan hệ trong biện chứng dùng để chỉ: sự quy định hoặc sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa những sự vật hay hiện tượng, giữa những mặt, những yếu tố của sự vật hoặc hiện tượng trong thế giới.

quan-he-bien-chung-la-gi

Tìm hiểu quan hệ biện chứng là gì?

Chẳng hạn như: Trên thị trường luôn diễn ra quá trình cung và cầu quy định lẫn nhau. Chúng tác động, ảnh hưởng, chuyển hóa lẫn nhau để tạo nên quá trình vận động và phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đây cũng là các nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Giữa ý thức và vật chất thì chúng có mối quan hệ biện chứng là gì?

Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất được xác định là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất là cái có trước và ý thức là cái có sau. Nghĩa là vật chất là nguồn gốc của ý thức và nó là yếu tố quyết định ý nhưng nhưng không thụ động mà ý thức có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Vật chất theo Lênin thì là một phạm trù triết học nhằm chỉ thực tại khách quan và đem đến cho con người trong cảm giác, đồng thời được cảm giác của con người chụp lại, chép lại và phản ánh lại, đặc biệt nó không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Bên cạnh đó, ý thức lại là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên, của lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của một thế giới khách quan, đơn giản hơn nó chính là sự phản ánh tự giác, chủ động và tích cực của thế giới khách quan và bộ não của con người thông qua các hoạt động thực tiễn.

moi-quan-he-bien-chung-la-gi

Mối quan hệ biện chứng là gì? Tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Vật chất và ý thức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau vậy mối quan hệ biện chứng là gì? Điều này được thể hiện rõ ràng qua nhận thức và thực tiễn.

Vật chất có vai trò quyết định tới ý thức vì thế mà sẽ không có ý thức nếu không có vật chất trong tự nhiên và trong xã hội. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng ý thức là thuộc tính và là sản phẩm của vật chất, đặc biệt ý thức chịu sự chi phối và quyết định của vật chất.

Hơn nữa, ý thức mang tính sáng tạo và năng động tuy nhiên những điều này có cơ sở từ vật chất và chúng cũng tuân theo các quy luật của vật chất. Như vậy vật chất quy định tới nội dung cũng như hình thức biểu hiện của ý thức. Điều này có nghĩa rằng ý thức mang các thông tin về đối tượng vật chất một cách rất cụ thể và chi tiết.

Ý thức có sự tác động ngược trở lại vật chất. Dù nguồn gốc của ý thức là vật chất tuy nhiên ý thức lại không thụ động mà ngược lại nó sẽ tác động trở lại vật chất thông qua những hoạt động thực tiễn của con người. 

Ý thức của con người có thể bị thay đổi qua hoạt động và nó có khả năng cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Mức độ tác đống ẽ phụ thuộc phần lớn vào nhiều yếu tố khác nhau điển hình như: nhu cầu, điều kiện, môi trường hay ý thức,... và nếu được tổ chức một cách hợp lý thì ý thức có khả năng tác động lớn tới vật chất. 

Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là gì?

Phương pháp siêu hình được xác định là phương pháp dùng để xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạng thái đứng yên và không có sự chuyển động hay tách rời nhau. Đây là phương pháp cho người ta thấy được các sự vật một cách riêng biệt, không có bất kỳ một mối liên quan nào với nhau.

phuong-phap-bien-chung-la-gi

Phương pháp siêu hình là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng.

Phương pháp siêu hình chỉ có thể nhìn nhận được các sự vật này tồn tại mà không thể quan sát được chúng phát triển ra sao. Theo đó, ở phương pháp này người ta đã quên mất rằng các sự vật này vẫn luôn vận động và phát triển.

Phương pháp này được bắt nguồn từ việc muốn nhận thức một đối tượng bất kỳ nào đó thì chúng ta cần phải tách riêng đối tượng đó ra khỏi mối quan hệ của chúng. Tuy nhiên, phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định vì thế không thể đánh giá tổng quan được sự vật, hiện tượng vì chúng không có sự gắn kết với nhau.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức

Giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình có sự đối lập nhau trong nhận thức ở điểm:

  • Phương pháp biện chứng nhận thức được sự vật hay hiện tượng trong các mối quan hệ phổ biến và chúng có sự tương tác, chuyển động và phát triển. 

phuong-phap-bien-chung-la-gi

Phương pháp biện chứng là gì? Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức.

  • Phương pháp siêu hình lại đánh giá chung sự vật, hiện tượng thông qua việc tách riêng lẻ từng đối tượng và không cho chúng có sự liên quan gì tới nhau, tuyệt đối hóa tính ổn định và cô lập hoàn toàn các sự vật hoặc hiện tượng đó.

Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng phương pháp siêu hình có phạm vi sử dụng hẹp và chỉ có phương pháp biện chứng mới là phương pháp lý tưởng trong việc giúp nhận thức được các sự vật, hiện tượng đúng với sự tồn tại của nó trong không gian cũng như thời gian.

Lời Kết

Thông qua việc giải thích khái niệm phương pháp biện chứng là gì cũng như giới thiệu tới bạn mối quan hệ biện chứng là gì, sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình,.... cùng một số kiến thức liên quan trên đây. Sansosanh hy vọng bạn đọc có thể bỏ túi cho mình những kiến thức thật sự hữu ích nhé!
Xem thêm:
- Nhân sinh quan là gì? Ý nghĩa của nhân sinh quan trong đời sống
- Tư duy phản biện là gì? Ví dụ & cách rèn luyện
- Triết học là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận