Triết học là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học

0
523
triet-hoc

Khi bước chân vào “cánh cửa” trường đại học, hầu hết các bạn sinh viên đều theo học bộ môn triết học. Vậy triết học là gì? Đâu là những vấn đề cơ bản của triết học? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong bài viết hôm nay nhé!

Triết học là gì?

Triết học là một khái niệm rất trừu tượng. Về bản chất, triết học là một bộ môn nghiên cứu các vấn đề chung và cơ bản của con người, về thế giới quan và vị trí của con người ở trong thế giới quan đó. Bao gồm có những vấn đề kết nối với các giá trị về đạo đức, chân lý, quy luật, sự tồn tại, ý thức, ngôn ngữ. 

Triết học là một ngành học đặc biệt. Nó nghiên cứu tất cả các vấn đề xã hội. Vì vậy, nó tách riêng ra khỏi các bộ môn như lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn học,... mặc dù giữa chúng có một số mục tiêu chung. 

triet-hoc-la-gi

Triết học có nghĩa là gì?

Triết học được ra đời khi nào?

Triết học ra đời ở cả phương Tây và phương Đông từ khoảng thế kỉ VIII đến VI TCN. Nó xuất hiện chủ yếu tại các quốc gia văn minh cổ đại như Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc,...

Ở các quốc gia phương Tây, khái niệm triết học là gì xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp. Người dân của quốc gia này cho rằng triết học có tính định hướng và nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Tại Trung Quốc, triết học bắt nguồn từ chữ “triết”, được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng. Tại Ấn Độ, triết học lại mang hàm ý là tri thức, là con đường dẫn dắt suy nghĩ và hành động của con người đến với lẽ phải. 

Nhìn chung, triết học hướng chủ yếu đến khả năng nhận thức và đánh giá của con người. Nó tồn tại với tư cách là hình thái ý thức xã hội. 

Triết học nghiên cứu những đối tượng gì?

Tùy thuộc vào tình hình thực tiễn xã hội và từng giai đoạn phát triển, đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi. Cụ thể như sau: 

  • Thời Cổ Đại: Tại Trung Quốc, triết học thời kỳ này chủ yếu giải quyết các vấn đề như tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị. Những quan điểm về con người và xã hội cũng mang màu sắc triết học sâu sắc. Ở Ấn Độ, triết học gắn liền với vấn đề tôn giáo. Tại Hy Lạp, triết học gắn liền với những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu của con người về thế giới tự nhiên. Trong giai đoạn này, chưa có sự phân chia giữa triết học và các ngành khoa học. 
  • Thời kỳ Trung Cổ: Chứng minh sự tồn tại của thượng đế và chúa trời và sự đúng đắn của giáo điều kinh thánh. Triết học giai đoạn này phát triển khá chậm chạp. Nổi bật trong giai đoạn này chỉ tư tưởng triết học duy vật. 
  • Nửa sau thế kỷ XV - XVII: Triết học gắn liền với khoa học tự nhiên, mục đích của nó là tìm ra bản chất của sự vật. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa duy vật phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật Pháp.
  • Đầu thế kỷ XIX: Trong giai đoạn này, mâu thuẫn giai cấp phát triển mạnh mẽ. Đồng thời tư bản chủ nghĩa cũng phát triển mạnh mẽ. Nổi bật trong giai đoạn này là triết học Mác - Lênin với hệ thống tư tưởng mới, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội lúc bấy giờ. 

triet-hoc

Triết học Mác - Lênin

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Triết học đã đưa ra các câu hỏi cụ thể về các vấn đề: 

  • Về bản chất: Vật chất là gì? Ý thức là gì? Mối quan hệ vật chất, ý thức
  • Về chân lý: Xác định một luận cứ từ tiền đề đến kết luận có giá trị/ hiệu lực không? Làm sao để xác định tính chính xác của một phát biểu?...
  • Về nhận thức: Quá trình nhận thức được hình thành và diễn ra như thế nào? Có thể nhận thức chính xác về thế giới khách quan không? Thực tại nghĩa là gì? Con người nhận thức về thực tại như thế nào?
  • Về đạo đức: Tốt là gì? Xấu là gì? Sự khác nhau giữa tốt và xấu? Chúng ta nên hành động thế nào là đúng đắn? Các giá trị mang tính chất tương đối hay tuyệt đối? Các quy tắc tự nhiên là gì?...
  • Về thẩm mỹ: Đẹp, xấu nghĩa là gì? Thế nào là nghệ thuật?

Các học thuyết trong triết học

Sự hình thành và phát triển của triết học gắn liền với rất nhiều học thuyết khác nhau, đó là:

  • Chủ nghĩa duy vật
  • Triết học Mác - Lênin
  • Chủ nghĩa duy tâm
  • Chủ nghĩa hiện thực
  • Chủ nghĩa duy danh
  • Chủ nghĩa duy lý
  • Chủ nghĩa kinh nghiệm
  • Chủ nghĩa hoài nghi
  • Chủ nghĩa lý tưởng
  • Chủ nghĩa thực dụng
  • ….

Vai trò của triết học là gì?

Trong đời sống xã hội

Chức năng của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện ở 2 mặt sau: 

* Chức năng thế giới quan: 

  • Giúp con người có nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc. 
  • Khi thế giới quan đúng đắn sẽ giúp con người xác định rõ mối quan hệ giữa các đối tượng, từ đó nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của đối tượng; xác định đúng phương hướng, cách thức hoạt động của con người, đạt được nhiều kết quả như mong muốn. 
  • Ngược lại, nếu thế giới quan không đúng đắn sẽ khiến con người không xác định được mục tiêu, phương hướng, dẫn đến các hoạt động không đạt kết quả như mong muốn. 

vai-tro-cua-triet-hoc

Các vai trò của triết học

* Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là tập hợp các quy tắc được đúc rút từ quy luật thế giới khách quan. Nó là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu khoa học, giúp các nhà khoa học tìm ra những cách tiếp cận mới trong các lĩnh vực mới. Từ đó xác định những hướng đi đúng đắn, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. 

Phương pháp luận gồm có: 

  • Phương pháp luận ngành: Phục vụ cho các ngành khoa học cụ thể như hóa học, vật lý,...
  • Phương pháp luận chung: Phục vụ cho các nhóm ngành có cùng đối tượng nghiên cứu. 
  • Phương pháp luận chung nhất: Là cơ sở để xác định và hình thành phương pháp luận chung, luận ngành và các hoạt động thực tiễn. 

Đối với quá trình toàn cầu hóa

Trong nền kinh tế toàn cầu, triết học là cơ sở để con người đánh giá và tìm ra hướng giải quyết đối với những vấn đề mới phát sinh. Giúp con người có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về thế giới quan. 

Trên đây là bài viết giải đáp triết học là gì và các vấn đề liên quan đến triết học. Mọi ý kiến góp ý về bài viết xin hãy để lại bình luận bên dưới, sansosanh luôn sẵn sàng đón nhận để hoàn thiện bài viết tốt nhất để mang đến cho quý độc giả những thông tin có giá trị nhất!

Xem thêm :
- Nghị luận văn học là gì? Các bước làm bài văn nghị luận văn học
-Tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách vận dụng sức mạnh cua tiem thức

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận