Nghị luận văn học là gì? Các bước làm bài văn nghị luận văn học

0
198
the-nao-la-nghi-luan-van-hoc

Nghị luận văn học là gì? Cách viết văn nghị luận văn học như thế nào để đạt điểm cao? Những thông tin chia sẻ dưới đây của sansosanh.com sẽ giúp bạn ôn luyện lại dạng bài tập này nhé!

Nghị luận văn học là gì? 

Nghị luận văn học là bình luận, bàn luận về các vấn đề liên quan đến một tác phẩm văn học như nội dung, nghệ thuật, nhân vật, diễn biến tác phẩm, trào lưu văn học,... Trong quá trình làm bài, người viết sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc và quan điểm cá nhân liên quan đến tác phẩm. Đồng thời, sử dụng những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình. 

the-nao-la-nghi-luan-van-hoc

Thế nào là nghị luận văn học?

Các dạng đề về nghị luận văn học thường gặp trong bài thi: 

  • Nghị luận (cảm nhận hoặc phân tích) về một đoạn thơ, đoạn văn
  • Nghị luận (cảm nhận hoặc phân tích) về một đoạn trích tiêu biểu. 
  • Nghị luận về một tình huống truyện cụ thể. 
  • Nghị luận (cảm nhận hoặc phân tích) về một nhân vật trong tác phẩm. 
  • So sánh hai nhân vật/ hai tư tưởng/ hai chi tiết/ hai đoạn thơ,....
  • Bình luận, bàn luận về một/ hai ý kiến văn học.
  • Tích hợp nghị luận văn học với nghị luận xã hội. 

Đặc trưng của nghị luận văn học là gì?

Tương tự như một bài văn nghị luận thông thường, mỗi bài nghị luận văn học cần phải có đầy đủ luận cứ, luận điểm và lập luận. Trong đó: 

  • Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm về vấn đề được mang ra bàn luận. Mỗi bài văn gồm có luận điểm chính, luận điểm xuất pháp và luận điểm triển khai.
  • Luận cứ: Đó là những lý lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. 
  • Lập luận: Là cách thức tổ chức, triển khai lý lẽ và dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và thuyết phục người đọc nhất. Các thao tác được dùng phổ biến trong nghị luận văn học là: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh, tổng hợp,... Tuy yêu cầu của từng bài mà chúng ta sử dụng các thao tác phù hợp. 

Cách làm bài văn nghị luận văn học

Tìm hiểu đề bài

Đây là một trong các bước làm bài văn nghị luận văn học mà bạn cần phải chú ý. Nếu không tìm hiểu kỹ, có thể bạn sẽ hiểu sai đề bài dẫn đến làm sai, viết lạc đề. 

Thông thường trong nghị luận văn học sẽ có 2 dạng đề bài: 

  • Dạng nổi: Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua các câu/ chữ, từ khóa trên đề bài để làm bài. 
  • Dạng đề chìm: Với dạng đề này, các bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ nội dung ẩn ý của tác phẩm để xác định mục tiêu làm bài. 

Sau khi đã xác định rõ yêu cầu đề bài, chúng ta cần xác định xem nên sử dụng những thao tác nghị luận nào? Đâu là thao tác chính? Cần phải dùng những dẫn chứng nào?

Tìm ý

Tự tái hiện lại những kiến thức đã học về nội dung, nghệ thuật,... của tác phẩm. Từ đó, chọn lọc những nội dung cần thiết để phục vụ cho yêu cầu đề bài. 

Vạch rõ các ý chính cần triển khai trong bài. 

cac-buoc-lam-bai-van-nghi-luan-van-hoc

Cách bước làm bài văn nghị luận văn học

Lập dàn ý

Sau khi đã hệ thống đủ các ý, chúng ta sẽ tiến hành lập dàn ý sơ lược. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong khi làm văn nghị luận văn học. Bởi trong quá trình lập dàn ý, chúng ta sẽ suy nghĩ xem nên triển khai ý chính nào trước? Cần phải đưa ra hệ thống luận điểm phụ, lý lẽ như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm chính? Hoặc trong quá trình lập dàn ý, bạn có thể dễ dàng bổ sung thêm luận điểm nếu cần thiết hoặc bỏ sót. 

Dàn ý của bài văn nghị luận văn học gồm có 3 phần, cụ thể như sau: 

* Mở bài: 

  • Giới thiệu sơ qua về tác giả, nội dung tác phẩm và hoàn cảnh ra đời
  • Đưa ra vấn đề cần được bàn luận/ giải quyết. 

* Thân bài: 

Lần lượt trình bày các luận điểm, luận cứ về vấn đề văn học được mang ra bàn luận. Trong quá trình làm bài, cần phải đưa ra cảm nhận, đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề được bàn luận, có thể là đồng tình hoặc phản đối hoặc đồng tình một nửa. Các lý lẽ, luận chứng đưa ra phải minh bạch, rõ ràng để thuyết phục người đọc. 

Sau đó, cần phải đánh giá ý kiến lại một lần nữa, nếu tác dụng, ý nghĩa của ý kiến đó đối với văn học và thực tiễn cuộc sống (nếu có). 

* Kết bài: 

  • Đánh giá, kết luận lại vấn đề. 
  • Khẳng định ý nghĩa, giá trị mà tác phẩm văn học đó mang lại. 

Viết bài

  • Bước cuối cùng là viết bài. 
  • Viết xong đoạn nào thì nên kiểm tra lại nội dung của đoạn đó xem đã triển khai chính xác hay chưa? Có cần bổ sung gì hay không?
  • Sau khi hoàn thành bài viết, nên dành ra khoảng 5 phút để rà soát lỗi chính tả, dấu câu. 

Các lưu ý khi làm văn nghị luận văn học

  • Xác định rõ vấn đề nghị luận văn học là gì? Cần phải triển khai những luận điểm nào cho phù hợp?...
  • Nên kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau để tăng sức thuyết phục.
  • Tập trung vào việc bàn luận, đánh giá và đưa ra dẫn chứng liên quan đến vấn đề bàn luận. Tránh lỗi đi phân tích toàn  bộ tác phẩm mà đề bài không yêu cầu. 
  • Lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. Khi đưa ra dẫn chứng, nên kết hợp với việc đưa ra các nhận định và đánh giá của bản thân. 
  • Đảm bào bài viết liền mạch, không bị gián đứt quãng, rời rạc. 

Bài tập về nghị luận văn học

Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân) và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). 

Lời giải: 

  1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và 2 nhân vật trong 2 tác phẩm: 

  • Giới thiệu sơ lược về phong cách sáng tác của 2 tác giả: Kim Lân có sở trường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. 
  • Giới thiệu sơ lược về nội dung tác phẩm: “Vợ nhặt” thể hiện niềm tin mãnh liệt về những phẩm chất tốt đẹp của con người trong hoàn cảnh khó khăn. “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện sự xót thương, nỗi lo âu của tác giả về cuộc sống đầy nghịch cảnh của gia đình làng chài. 
  • Hình ảnh người vợ nhặt và người đàn bà hàng hiện lên với vẻ ngoài thê thảm, xấu xí. Họ bị cái đói, cái nghèo vắt kiệt sự sống. 
  1. Thân bài

2.1. Hình ảnh người vợ nhặt

+ Đây là một trong 3 nhân vật tiêu biểu của tác phẩm. Hình ảnh người vợ nhặt khắc họa sống động, đối lập giữa vẻ bên trong và bên ngoài, thời điểm lúc ban đầu và về sau. 

+ Vẻ đẹp khuất lấp: 

  • Phía sau cuộc sống vất vưởng, lênh đênh là một khát vọng sống mãnh liệt. (Đưa ra dẫn chứng)
  • Phía sau vẻ dơ bẩn, nhếch nhác, luộm thuộm là con người biết ý tứ, có hiểu biết. (Đưa ra dẫn chứng)
  • Bên trong vẻ ngoài chỏng lỏn, cong cớn là người phụ nữ biết lo toan, đúng mực và hiền hậu. (Đưa ra dẫn chứng)

2.2. Hình ảnh người đàn bà hàng chài

+ Đây là nhân vật cốt yếu giúp thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Hình tượng người đàn bà làng chài được khắc họa rõ nét theo lối tương phản giữa vẻ đẹp bên trong và ngoại hình xấu xí bên ngoài, giữa phẩm chất và thân phận. 

+ Vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: 

  • Bên trong vẻ đẹp thô kệch, xấu xí là một tấm lòng vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh. (Dẫn chứng)
  • Phía sau vẻ nhẫn nhục, cam chịu là một người phụ nữ cứng cỏi, can đảm, khát vọng hạnh phúc. (dẫn chứng)
  • Phía sau vẻ quê mùa, thất học là người phụ nữ giàu tình thương, biếu thấu hiểu. 

2.3. So sánh hình ảnh người vợ nhặt và người đàn bà làng chài

  • Giống nhau: Cả hai đều là nạn nhân của đói nghèo, của hoàn cảnh xã hội. Những vẻ đẹp đáng được trân trọng của họ đều bị cuộc sống cơ cực, lam lũ che khuất. Cả hai đều được khắc họa bằng những hình ảnh tả thực. 
  • Khác biệt: Vẻ đẹp của người vợ nhặt được thể hiện chủ yếu qua phẩm chất của nàng dâu mới, các chi tiết đầy hóm hỉnh trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp của người đàn bà làng chài được biểu hiện qua phẩm chất của một người mẹ, qua các chi tiết kịch tính, cảnh bạo lực gia đình,... 

2.4. Lý giải sự khác nhau giữa 2 nhân vật

Vẻ đẹp của người vợ nhặt đặt trong quá trình phát triển, mang đậm cảm hứng lãng mạn. Trong khi đó, hình ảnh người đàn bà làng chài hiện lên như một hiện thực nhức nhối. (đặc trưng của cảm hứng thế sự).

  1. Kết bài
  • Khái quát lại sự giống nhau và khác nhau giữa hình ảnh người vợ nhặt và người đàn bà làng chài. 
  • Đưa ra cảm nhận của bản thân.

Trên đây là bài viết chia sẻ nghị luận văn học là và cách làm bài. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận