Chất đạm là một thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu như cơ thể bị thiếu chất đạm, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chất đạm là gì và chúng có trong những loại thực phẩm nào nhé!
Tóm tắt
Chất đạm là gì?
Chất đạm còn có tên gọi khác là protein, chúng là những thành phần tạo nên gen di truyền và nhiễm sắc thể ở con người. Nếu không có chất đạm (protein), cơ thể chúng ta sẽ không thể phát triển được, từ đó kéo theo các cơ quan nội tạng cũng không hoạt động được ổn định.
Chất đạm là thành phần cấu tạo nên gen và nhiễm sắc thể
Vai trò của chất đạm đối với cơ thể chúng ta
Protein chiếm từ 10 đến 20% trong lượng cơ thể mỗi người, do đó vai trò của chúng rất quan trọng đối với sự sống của hàng tỷ tế bào.
Cân bằng pH
Protein giúp cân bằng độ PH trong cơ thể con người
Protein hay chất đạm đóng vai trò như chất đệm, có khả năng giữ cho độ pH trong máu ổn định. Bởi sự thay đổi pH trong máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể, vì vậy việc duy trì và cân bằng pH là rất quan trọng.
Tăng hệ miễn dịch trong cơ thể
Theo các nhà khoa học, protein có khả năng tạo thành các kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân nguy hiểm như: virus, vi khuẩn gây bệnh,... Hơn nữa, protein còn hình thành lên các globulin miễn dịch và những kháng thể chống nhiễm trùng khác.
Protein giúp tăng hệ miễn dịch trong cơ thể
Vận chuyển & lưu trữ chất dinh dưỡng
Protein có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, đường trong máu,... đến các bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh đó, protein còn có khả năng lưu trữ lại các khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Liên kết các cấu trúc trong cơ thể lại với nhau
Trong chất đạm có các protein quan trọng như Keratin, Elastin và Collagen; giúp tạo thành các khung liên kết giữa các cấu trúc trong cơ thể. Trong đó, Keratin là một protein cấu trúc được tìm thấy trong móng tay, tóc và da ở cả nam và nữ. Còn collagen lại là protein phong phú nhất trong cơ thể, chúng có trong cấu trúc của da, xương, gân và dây chằng.
Do đó, protein (chất đạm) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể chúng ta. Nếu protein bị thiếu hụt, cơ thể chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Cải thiện hệ thần kinh
Các chất đạm hay protein luôn mang trong mình một trách nhiệm cao cả đó là tạo ra sự hoạt động trơn tru của hệ thần kinh. Những protein thụ thể sẽ là cánh tay đắc lực của “trung ương” trong việc truyền tín hiệu tới các tế bào và điều chỉnh lại hệ thần kinh.
Chất đạm có mặt trong các loại thực phẩm nào?
Theo các nhà khoa học, chất đạm có nhiều nhất trong những thực phẩm sau đây:
- Thịt: Các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt heo,... được coi là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào nhất cho cơ thể.
- Đậu nành: Ngoài thịt, đậu nành cũng có chứa khá nhiều chất đạm và các axit amin khác. Thế nên, đây là sự lựa chọn tuyệt vời với những người ăn chay vì đậu nành có thể thay thế cho chất đạm từ thịt trong bữa ăn.
- Sữa bột: sữa là một loại thực phẩm rất giàu đạm và còn cung cấp, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Chất đạm có nhiều nhất trong các loại thịt và đậu nành
Các lưu ý quan trọng khi nạp chất đạm vào trong cơ thể
- Việc sử dụng quá nhiều chất đạm sẽ khiến cho gan và thận hoạt động nhiều hơn bình thường nhằm lượng đạm dư thừa. Các chất đạm bị thừa sẽ được chuyển hóa và đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, khi phải hoạt động quá nhiều, gan và thận chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
- Bên cạnh đó, nếu lượng chất đạm dư thừa trong cơ không được chuyển hóa và đào thải hết, chúng sẽ tích tụ và tạo thành mỡ, gây béo phì.
- Đối với những trẻ kén ăn, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi, họ cần phải bổ sung lượng chất đạm cho cơ thể thông qua các loại sữa.
- Do các nhà sản xuất sẽ nghiên cứu và cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở từng độ tuổi, thế nên khi mua các sản phẩm bổ sung đạm, bạn nên nói rõ đối tượng cần tiêu thụ cho người bán.
Tóm lại, chất đạm rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, và không một cơ thể khỏe mạnh nào có thể thiếu được chất đạm (protein). Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu được chất đạm là gì, vai trò của chúng ra sao và có mặt trong những thực phẩm nào, từ đó hiểu hơn về cách bổ sung chất đạm đúng cách.
Nếu bạn quan tâm nhiều tới chủ đề này, hãy để lại 1 comment hoặc truy cập vào website sansosanh.com, chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật thường xuyên và sớm nhất có thể!.