Công nghệ sinh học là gì, những cơ hội nghề nghiệp khi học công nghệ sinh học?

0
134
cong-nghe-sinh-hoc-la-gi

Công nghệ sinh học là ngành học được đánh giá có triển vọng lớn trong tương lai, nhất là trong bối cảnh con người phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng nhiều. Đây cũng là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp. Vậy công nghệ sinh học là gì? Cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao? Cùng sansosanh.com khám phá ngay nhé!

Công nghệ sinh học là gì?

Nói một cách ngắn gọn, công nghệ sinh học là lĩnh vực có sự kết hợp giữa kiến thức sinh học (Vi sinh vật, sinh học tế bào,...) cùng với công nghệ và quy trình kỹ thuật hiện đại để sản xuất và tạo ra các chế phẩm sinh học chất lượng cao.

cong-nghe-sinh-hoc-la-gi

Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành, liên ngành và có khả năng ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y học, dược học.

Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học giúp: Chọn tạo giống mới mang năng suất cao hơn cho cây trồng, vật nuôi; phát triển cây trồng biến đổi gen, chế biến và bảo quản thực phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học,... 

Trong lĩnh vực dược học, công nghệ sinh học được ứng dụng vào việc sản xuất vắc xin phòng bệnh hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh,...

Đối với y học, công nghệ sinh học hỗ trợ trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh lý hay thực hiện một số phương pháp chữa bệnh hiện đại theo công nghệ tế bào gốc,... 

3 giai đoạn phát triển của công nghệ sinh học 

Trong suốt quá trình phát triển, công nghệ sinh học đã trải qua 3 giai đoạn chính như sau:

Đầu tiên là công nghệ sinh học truyền thống: Lúc này, công nghệ sinh học được ứng dụng vào các công việc như: Chế biến tương, nước mắm,... theo cách thủ công truyền thống, đơn sơ.

Thứ hai là công nghệ sinh học cận đại: Công nghệ sinh học trong giai đoạn phát triển này đã tạo nên được khá nhiều thành tựu. Đó là sử dụng nồi lên men công nghiệp để sản xuất sản phẩm sinh học như: Mì chính (Bột ngọt). chất kháng sinh, enzym,...

Ở giai đoạn thứ ba - giai đoạn hiện đại, công nghệ sinh học đã phát triển rất mạnh mẽ, bao gồm: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào gốc, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men,...

Tố chất cần có để theo đuổi ngành công nghệ sinh học

Để trở thành một nhà nghiên cứu công nghệ sinh học tài năng, bạn cần có một số các tố chất sau đây:

Đam mê tìm hiểu, thích thú với khoa học, công nghệ

Bản thân công nghệ sinh học chính là một ngành của khoa học, công nghệ, điều này thể hiện rõ ngay từ tên gọi của nó. Khi bạn làm công việc về công nghệ sinh học thì bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với công nghệ hiện đại, tiên tiến, được cập nhật từng ngày.

Do đó, nếu có niềm đam mê với khoa học, công nghệ thì công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ được tiếp niềm vui, động lực mỗi ngày.

Có nền tảng tốt, kiến thức vững về khoa học tự nhiên

Công nghệ sinh học là lĩnh vực có liên quan nhiều tới toán học, hóa học và sinh học (Đặc biệt là sinh học). 

to-chat-de-theo-duoi-nganh-cong-nghe-sinh-hoc

Công nghệ sinh học là lĩnh vực liên quan tới sinh học

Vì vậy, bạn cần có kiến thức tốt về các môn khoa học tự nhiên thì mới có thể dễ dàng theo đuổi ngành và tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu về công nghệ sinh học.

Tỉ mỉ, cẩn thận, sở hữu óc logic

Khi bạn làm công việc về công nghệ sinh học thì nơi mà bạn gắn bó nhiều nhất chính là phòng thí nghiệm hay nhà xưởng sản xuất, chế biến. Do đó, bạn cần sở hữu tính tỉ mỉ, cẩn thận để tránh xảy ra sai sót khi làm việc. Còn lại, óc logic sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn khi chẳng may có sự cố.

Khả năng ngoại ngữ tốt

Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ nên đòi hỏi phải cập nhật thông tin mới nhất, chính xác nhất, mà phần lớn các thông tin này đều ở dạng tiếng Anh. Do đó, bạn cần sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt để thường xuyên đọc tài liệu ngành từ chuyên gia nước ngoài hay tự mày mò tìm hiểu thông tin trên internet.

Có như vậy thì kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của bạn mới gia tăng nhanh chóng và bạn sẽ trở thành nhà nghiên cứu công nghệ sinh học tài năng trong thời gian không xa.

Công nghệ sinh học ra làm gì?

Hiện nay, ngành công nghệ sinh học đang có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Tại Việt Nam, đây là ngành nằm trong chiến lược phát triển công nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ với khoảng 500 viện, trung tâm nghiên cứu đã và đang hoạt động. 

Các trung tâm nghiên cứu này có nhu cầu lớn về nhân sự công nghệ sinh học chất lượng cao và sẵn sàng trả mức lương xứng đáng để thu hút nhân tài.

cong-nghe-sinh-hoc-ra-lam-gi

“Công nghệ sinh học ra làm gì?” là câu hỏi nhiều bạn trẻ thắc mắc

Khi tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ sinh học, bạn có thể làm những công việc sau:

Công tác tại trường đại học, cao đẳng

Nếu như bạn là người yêu thích học thuật, hoạt động nghiên cứu lý luận thì đây quả thực là nghề nghiệp phù hợp cho bạn. Để theo đuổi con đường này, bạn nên học lên học hàm thạc sĩ, tiến sĩ rồi sau đó vào giảng dạy tại các trường đại học.

Nhà nghiên cứu tại viện, trung tâm nghiên cứu

Có lẽ đây là nghề nghiệp mà chúng ta hay liên tưởng đến khi nhắc tới công nghệ sinh học. Khi làm công việc này, bạn sẽ vừa phải ứng dụng kiến thức sinh học, vừa kết hợp với quy trình kỹ thuật hiện đại để tạo ra sinh phẩm mới. 

nha-nghien-cuu-cong-nghe-sinh-hoc-trong-trung-tam-nghien-cuu

Nhà nghiên cứu công nghệ sinh học trong trung tâm nghiên cứu

Những viện/trung tâm nghiên cứu uy tín mà bạn có thể tham khảo là: Viện sinh học Nông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, viện Di truyền nông nghiệp, viện công nghệ sinh học, viện nghiên cứu hệ gen thuộc viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, viện công nghệ thực phẩm,...

Nhân viên phát triển sản phẩm tại công ty dược

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngày càng được các công ty chú trọng đầu tư. Với tấm bằng cử nhân công nghệ sinh học, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này tại các công ty dược phẩm. 

Tại các công ty này, họ thường xuyên muốn phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học để nghiên cứu về cây trồng dược liệu.

Kỹ thuật viên xét nghiệm, chẩn đoán cho bệnh nhân

Cử nhân tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học còn có một lựa chọn khác nữa đó là: Trở thành kỹ thuật viên làm công tác xét nghiệm tại các bệnh viện và phòng khám. Họ sẽ thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân như: Xét nghiệm máu, nước tiểu,...

Kỹ thuật viên thí nghiệm

Nếu theo đuổi nghề nghiệp này, bạn sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm của các công ty sản xuất dược phẩm, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học hay trung tâm kiểm nghiệm chất lượng,...

Tìm nơi đào tạo công nghệ sinh học ở đâu?

Có nhiều nơi đào tạo ngành công nghệ sinh học 

noi-dao-tao-cong-nghe-sinh-hoc

Có rất nhiều trường đào tạo ngành công nghệ sinh học với chất lượng tốt như: 

  • Đại học khoa học tự nhiên - Trực thuộc ĐHQGHN - Ngành sinh học. Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực của trường để tham gia xét tuyển.
  • Đại học Bách khoa Hà Nội - Chọn ngành công nghệ sinh học. Khối xét tuyển: A00, B00, D07.
  • Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh - Ngành công nghệ sinh học. Khối xét tuyển: A00, B00, D07.
  • Đại học khoa học tự nhiên tp Hồ Chí Minh - Chọn ngành sinh học. Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực của trường để tham gia xét tuyển.
  • Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh - Ngành công nghệ sinh học. Khối xét tuyển: A00, A01, B00.
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng - Chọn ngành công nghệ sinh học. Khối xét tuyển: A00, B00, D07.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Chọn ngành công nghệ sinh học. Khối xét tuyển: A00, A01, B00, D08.

Lời kết

Vừa rồi bạn đã cùng sansosanh.com đi tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi: Công nghệ sinh học là gì? Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ngành học có triển vọng này đồng thời chọn cho mình con đường nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản thân. Đừng quên ghé thăm website sansosanh.com thường xuyên để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận