Đa dạng sinh học là gì| Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học

0
117
bien-phap-trong-rung

Ô nhiễm môi trường đang là nguyên nhân trực tiếp làm giảm sự đa dạng sinh học. Vậy đa dạng sinh học là gì? Có ý nghĩa, vai trò ra sao? Đâu là các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự đa dạng sinh học? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp nhé!

Đa dạng sinh học là gì?

Khái niệm đa dạng được hiểu và tiếp cận theo nhiều góc độ khác. Theo quan điểm kết cấu, đó là tập hợp các quần thể sinh sống, quần tụ lại theo loài, theo nhóm, tạo thành các quần thể và quần xã với số lượng lớn. 

Theo góc độ chức năng thì đa dạng sinh học là tập hợp các hệ sinh thái và quá trình tiến hóa trong hệ sinh thái. 

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản đa dạng sinh học là sự đa dạng, phong phú về giống loài, nguồn gen và hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên. Giữa những giống loài đó có mối liên hệ và có mối phụ thuộc nhất định trong quá trình tiến hóa, phát triển. 

the-nao-la-da-dang-sinh-hoc

Thế nào là sự đa dạng sinh học?

Bảo vệ đa dạng sinh học là gì? 

Đó là hoạt động bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái trong tự nhiên; bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã, giữ vững nét đẹp độc đáo của môi trường. Đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thuộc danh mục quý hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ. 

Trong tiếng Anh, đa dạng sinh học được viết là Biodiversity. 

Các cấp độ của đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học được chia thành 3 cấp độ khác nhau: 

  • Cấp độ quần thể: Ở cấp độ này, đa dạng sinh học là sự khác biệt về gen giữa các loài sinh và các quần thể sống cách ly nhau về mặt địa lý. Đồng thời cũng là sự khác biệt giữa những cá thể sinh sống chung trong một quần thể. 
  • Cấp độ loài: Bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sinh trong trên Trái Đất như< vi khuẩn, động vật, thực vật, nấm,... 
  • Cấp độ quần xã: Đó là sự khác biệt giữa các quần xã mà các loài sinh vật sinh sống và hệ sinh thái, bao gồm cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. 

Các loại đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học được chia thành các loại sau: 

Sự đa dạng về gen

Đó là toàn bộ nguồn gen có trong tất cả các thực thể động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm. Các nhiễm sắc thể, ADN và gen là vật chất di truyền, tạo nên sự đặc trưng riêng cho từng cá thể trong loại. Từ đó, tạo nên sự đa dạng trong nguồn gen. 

Đa dạng loài

Đó là sự khác nhau giữa các loài trong nhóm giữa các nhóm loài trong tự nhiên. Đa dạng loài bao gồm một số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật và vi sinh vật tồn tại trên Trái Đất. 

Đa dạng hệ sinh thái

Đó là sự phong phú các loại hình hệ sinh thái. Hệ sinh thái là tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống và phát triển trong một môi trường nhất. giữa những quần thể đó có sự tương tác với nhau và tương tác với môi trường, tạo nên sự sống trên Trái Đất. 

Vai trò của đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì sự sống cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất.

  • Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và thực phẩm cho con người. Một số loài sinh vật quý hiếm được biết đến là loài thuốc quý để bảo vệ sức khỏe con người. Ví dụ, thuốc trị bệnh bạch cầu được chiết xuất từ cây dừa cạn,... 
  • Là nguồn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, góp phần phát triển đất nước. 
  • Sự đa dạng sinh học góp phần tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang dã, đẹp mắt, phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. 
  • Sự đa dạng của các loại thực vật tạo nên các khu rừng phòng hộ, hạn chế tình trạng sạt lở đất, lũ quét, mang lại bầu không khí trong lành cho con người. 

rung-phong-ho-dau-nguon

Rừng phòng hộ đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt

  • Tạo điều kiện phát triển kinh tế cho con người. Nhiều vườn quốc gia được dùng cung cấp các loại hình dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, khám phá cho cho các du khách tham quan. 

Ý nghĩa của sự đa dạng sinh học là gì?

  • Tạo tiền đề quan trọng cho sự sống trên Trái Đất và các hệ sinh thái tự nhiên. Đa dạng sinh học giúp cân bằng số lượng giữa các cá thể giữa các loài, đảm bảo sự cân bằng cho hệ sinh thái trên Trái Đất. 
  • Hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn vô cùng lớn, giúp hạn chế những tác động do sự biến đổi của môi trường.
  • Giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn. Ở nước ta, đất đai phì nhiêu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, mang lại nguồn doanh thu lớn cho nước nhà. 
  • Sự đa dạng của các loại cây trồng và vật nuôi đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội. 

Thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới

Sự đa dạng sinh học trên thế giới đang có nguy cơ bị sụt giảm trầm trọng. Nguyên nhân có thể do: 

  • Do sự suy giảm đa dạng di truyền, điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Điển hình như ở Việt Nam, suy giảm đa dạng di truyền gây nên các loại sâu bệnh ở cây trồng. 
  • Do cuộc chiến giữa các loại nhập nội và các loài bản địa. Điều này có thể khiến cho nhiều loài sinh vật bị biến mất, gây mất cân bằng sinh học. 
  • Do tác động của con người. Hoạt động canh tác của con người cũng gây nên sự xáo trộn trong việc nhập nội các loài. Bên cạnh đó, các hoạt động như giết thịt, săn bắt, định cư,... của con người cũng gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. 

chat-pha-rung

Chặt phá rừng là nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học

Thực trạng về sự đa dạng sinh học ở Việt Nam 

Ở Việt Nam, sự đa dạng sinh học ngày càng bị sụt giảm và rung lên “hồi chuông” báo động. Điển hình như: 

  • Hệ thống rừng quốc gia, rừng ngập mặn suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến đổi của khí hậu, áp lực đô thị hóa và sự gia tăng dân số,... 
  • Hệ sinh thái biển bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là thiên tai, biến đổi khí hậu, sự tranh chấp lãnh thổ,... 

Các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới

  • Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học để kiểm soát, duy trì giống nòi hệ sinh thái.
  • Xây dựng làng bản, vành đai đô thị để khói bụi, khí thải của đô thị ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng khoanh vùng khu vực cần bảo vệ. 
  • Kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt những giống loài biến đổi gen. 
  • Có chính sách quản lý các loài phù hợp, nhất là những loài quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. 
  • Tổ chức các hoạt động, chương trình thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. 
  • Tăng cường các hoạt động trồng cây gây rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển. Nghiêm trị nghiêm minh đối với những người có hành vi chặt phá rừng trái phép để tăng cường mạng lưới bảo vệ rừng. 
  • Không săn bắn các loại động vật, thực vật quý hiếm. 
  • Bảo vệ sự hoang dã, tự nhiên của các vườn quốc gia, khu bảo tồn
  • Canh tác nông nghiệp theo mô hình VAC
  • Tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ sự đa dạng sinh học. 

bien-phap-trong-rung

Trồng rừng để các loài sinh vật có nơi cư trú

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ đa dạng sinh học là gì và các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận