[Chuẩn nhất] Khí áp là gì, có mấy loại khí áp, dụng cụ đo khí áp

0
174
các loại khí áp

Khí áp là một kiến thức khá mới mẻ và thú vị trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 6. Để hiểu được cặn kẽ về khí áp, bạn cần trả lời được các câu hỏi như: khí áp là gì, khí áp cao là gì, khí áp thấp là gì, dụng cụ đo khí áp là gì, khí áp và gió có ảnh hưởng gì đến trái đất,... Để trả lời được những vấn đề trên, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về khí áp qua bài viết dưới đây của Sàn So Sánh!

Khí áp là gì

Khí áp hay còn được biết đến là áp suất khí quyển, áp suất không khí,... chúng được hiểu là sức ép của không khí lên trên bề mặt của Trái Đất. Hoặc hiểu theo cách khác, khí áp chính là độ lớn của áp lực khí quyển trên một đơn vị diện tích. 

Trong hầu hết các trường hợp, khí áp sẽ gần tương đương với áp suất của thủy tĩnh do trọng lượng không khí ở thời điểm đo. Vì thế, tùy theo tình trạng không khí mà sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, đồng nghĩa với đó là lượng khí áp cũng không giống nhau.

Tại sao có khí áp?

Mặc dù không khí không màu, không mùi, không vị và đương nhiên chúng ta không thể nhìn hoặc sờ thấy được. Nhưng trong thực tế, con người chúng ta lại có khả năng cảm nhận được sự tồn tại của chúng thông quá gió. 

khí áp là gì

Con người có thể cảm nhận được không khí thông qua sự di chuyển của gió

Do đó, không khí không những tồn tại mạnh mẽ, mà chúng còn có trọng lượng nhất định. Chính trọng lượng này tạo ra áp lực lên Trái Đất và các vật thể bên trên bề mặt Trái Đất và chúng ta vẫn thường gọi là khí áp. 

Để giải thích đơn giản hơn về: Tại sao có khí áp trên Trái Đất? Chúng ta hãy hiểu theo chiều hướng sau: Vì không khí có trọng lượng (1,3g) nhưng khí quyển lại có chiều dày hơn 60,000km, thế nên trọng lượng đó khi cộng lại cũng tạo ra một sức ép khổng lồ vào bề mặt Trái Đất. 

Phân loại khí áp

Trên trái đất, khí áp được phân bố theo các đai áp cao và đai áp thấp, vừa xen kẽ, vừa đối xứng qua áp thấp xích đạo. Cụ thể như:

Ở đầu hai cực chính là đai áp cao, xuống dần đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là đai áp thấp. Tiếp tục xuống dần đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam lại là đai áp cao. Đai áp thấp sẽ nằm trong vùng xích đạo cuối cùng và đai áp cao nằm khá xa đường xích đạo. Để dễ hình dung về khí áp cao là gì, khí áp thấp là gì, bạn có thể quan sát hình vẽ dưới đây:

các loại khí áp

Sự phân bổ của các đai khí áp trên Trái Đất

  • Các đai áp thấp được nằm ở những vị độ 60 độ, 0 độ và 60 độ.
  • Các đai áp cao thuộc những vĩ độ như: 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ. 

Dụng cụ đo khí áp là gì

Để đo được khí áp, người ta sẽ sử dụng công cụ có tên khí áp kế. Ngoài ra, trong một vài trường hợp nhất định thì nước, khí hay thủy ngân đều sẽ được áp dụng để đo khí áp.

Khí áp kế còn được gọi tắt là áp kế hoặc phong vũ biểu là những thiết bị được sử dụng để đo áp suất của khí quyển. Khi ở trên cao, áp suất khí quyển thấp khiến cho mực nước tăng. Ngược lại, nếu áp suất khí quyển cao, chúng sẽ khiến cho mực nước ngày càng giảm.

Việc đo khí áp sẽ cho ta nắm được xu hướng thay đổi của áp suất, từ đó có thể dự báo thời tiết trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc đo đạc áp suất khí quyển còn được sử dụng để phân tích thời tiết bề mặt, nhằm tìm ra các rãnh, vùng áp cao hoặc cùng áp thấp.

dụng cụ đo khí áp

Khí áp kế được sử dụng để đo khí áp

Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi khí áp ở Trái Đất

  • Do độ cao: Vì càng lên cao, không khí càng loãng, thế nên sức nén của chúng lại càng nhỏ, từ đó khí áp bị giảm. Ngược lại, càng xuống thấp, sức nén càng nặng dẫn đến việc khí áp tăng lên nhanh chóng. 
  • Do nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ giảm, tỷ trọng sẽ tăng, điều này sẽ dẫn đến khí áp tăng. Ngược lại, nếu nhiệt độ tăng, thì tỷ trọng không khí giảm, kéo theo khí áp giảm. 
  • Do độ ẩm: Khi không khí chứa quá nhiều hơi nước sẽ khiến khí áp giảm. Đồng thời, khi nhiệt độ cao, hơi nước sẽ từ từ bốc lên và chiếm chỗ không khí khô và làm cho khí áp giảm.

Phân tích mối tương quan của khí áp và gió trên Trái Đất

Do gió được thổi từ những nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp, nên dưới tác động của các khối áp thấp tại xích đạo hoặc ôn đới sẽ thường xuyên mưa nhiều. Nguyên nhân là bởi trong gió có hơi nước, khi điều kiện thuận lợi sẽ tạo thành mưa. 

Ngược lại, bên dưới các khối áp cao cận chí tuyến và cực thường sẽ hình thành những hoang mạc khô hạn, bởi chỉ có gió thổi đi mà không có gió thổi tới, nên lượng mưa thường rất ít và luôn trong tình trạng khô cằn.

hệ quả của khí áp

Khí áp thấp là nguyên nhân chính dẫn đến mưa dông, gió bão

Vậy là Sàn So Sánh và bạn đã cùng tìm hiểu xong về vấn đề khí áp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp bạn trả lời được các câu hỏi như: khí áp là gì, khí áp cao là gì, khí áp thấp là gì, dụng cụ để đo khí áp là gì,... 

Rất cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài viết, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại 1 nhận xét phía dưới, Sàn So Sánh sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể! Và đừng quên thường truy cập vào website sansosanh.com để nhận được những kiến thức hay ho nhất mỗi tuần!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận