Leader là gì? Những yếu tố cần có ở một Leader giỏi

0
534
Leader là gì

Hiện nay, nhiều bạn trẻ có mục tiêu phấn đấu hướng đến vị trí Leader trong công việc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm, vai trò và tố chất để trở thành Leader là gì, làm thế nào để đưa team của mình đi lên vững mạnh hơn. Nếu bạn đang có mong muốn phấn đấu cho vị trí leader trong tương lai, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sansosanh để tìm hiểu những yếu tố cần có ở một leader là gì nhé!

Leader là gì?

Leader nghĩa là gì? Leader hay Team leader là một thuật ngữ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là trưởng nhóm, lãnh đạo hoặc người chỉ huy. Đây là chức vụ quản lý bậc trung, đứng đầu và kiểm soát một tổ chức, đội nhóm có quy mô vừa và nhỏ (dưới 20 người). 

Leader là gì

Leader là gì?

Bên cạnh đó, leader là người xác lập phương hướng, xây dựng kế hoạch cụ thể và tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc cho tập thể. Một team leader có vai trò phụ trách toàn bộ khối công việc của một mảng chuyên môn cụ thể trong một phòng ban lớn của doanh nghiệp, công ty. 

Xem thêm:

Hiểu một cách đơn giản, leader là người đứng đầu của một nhóm nhân sự. Leader có nhiều điểm khác với manager, trong khi manager dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát thì leader lại là nguồn cảm hứng cho cả tập thể. Ví dụ như một phòng Kinh doanh sẽ được chia ra các nhóm nhỏ như nhóm bán buôn, nhóm bán lẻ tại cửa hàng, nhóm thương mại điện tử,... và mỗi nhóm trong phòng sẽ được quản lý trực tiếp bởi một team leader.

Vai trò của một team leader là gì trong tổ chức?

Có thể thấy, vai trò của một team leader chính là “lead”, dẫn dắt toàn bộ nhóm của mình, hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra. Vậy vai trò cụ thể của một leader là như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc?

Xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm với team

Leader được ví như một “ngọn hải đăng” giữa biển khơi, là người định hướng và dẫn dắt cả toàn team của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt được mục tiêu. Vì thế, leader chính là người vạch ra mục tiêu, phương hướng và xây dựng bản kế hoạch cho những công việc, dự án của team.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo của team là người chịu trách nhiệm chung cho kết quả công việc của toàn bộ nhân viên trong team trước các cấp quản lý cao hơn như trưởng phòng, ban lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp. 

Phân bổ nhân sự, công việc, đề ra KPI và đánh giá

Leader là người phân công các hạng mục công việc

Leader là người phân công các hạng mục công việc cho thành viên trong team

Trong một công việc cụ thể, leader sẽ là người đứng ra phân công các hạng mục cho các nhân sự trong team. Để dự án đó đạt được kết quả tốt nhất, leader cần phân chia khối lượng, tiến độ công việc một cách phù hợp với năng lực của từng thành viên. 

Sau khi phân chia công việc, leader cũng là người theo dõi kết quả thực hiện của từng cá nhân trong nhóm, sau đó đưa ra đánh giá nhân sự dựa theo các yếu tố như KPI, thái độ làm việc, sự cố gắng,... Từ đây có thể cải thiện được hiệu quả công việc, tối ưu hóa toàn bộ nhân sự của team.

Theo dõi, điều khiển và điều chỉnh kế hoạch

Leader không phải là người trực tiếp tham gia vào tất cả các công việc trong hạng mục, tuy nhiên họ phải bao quát toàn bộ tình hình dự án, theo dõi các báo cáo số liệu, kiểm soát diễn biến thực hiện công việc của nhân sự. Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp với thực tế, giúp cho toàn bộ nhóm hoàn thành tốt mục tiêu và hạn chế rủi ro.

Tăng động lực, cảm hứng làm việc cho nhóm

Leader là người tạo động lực và cảm hứng cho đội nhóm

Leader là người tạo động lực và cảm hứng cho đội nhóm

Công việc của leader không chỉ là phân chia nhiệm vụ và quản lý nhân sự theo KPI một cách máy móc mà cần phải biết tạo động lực, tăng cảm hứng làm việc cho nhân viên. Ngoài ra, leader cần nắm bắt được thói quen, tính cách và tác phong làm việc của từng thành viên trong nhóm, lắng nghe và khuấy động, giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Cầu nối giữa nhân viên và các quản lý cấp cao hơn

Team leader là người đứng giữa, kết nối nhân viên trong team và các cán bộ quản lý cấp cao hơn lại với nhau. Vì thế, họ là vừa là người đại diện cho nhân sự của team, vừa đại diện cho những quản lý cấp cao hơn truyền đạt lại ý tưởng, yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng, … lại cho bên kia. Leader có khả năng điều chỉnh, xây dựng và cải thiện các mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên một cách tích cực nhất, mang đến hiệu quả cao trong công việc.

Những yếu tố của một Leader giỏi là gì?

Mỗi người trong chúng ta đều tự cho rằng mình có khả năng trở thành một lãnh đạo tài giỏi. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu được những yếu tố quan trọng để có thể trở thành leader giỏi, lãnh đạo cả một đội nhóm, tổ chức. Dưới đây là những yếu tố cần thiết của một leader giỏi mà bạn nên biết.

Giao tiếp khéo léo, có sức thuyết phục cao

Kỹ năng giao tiếp chính là “chìa khóa vàng” mà bất kỳ leader nào cũng cần có khi quản lý một đội nhóm. Đa số các công việc của leader yêu cầu thường xuyên phải giao tiếp, đưa ra ý kiến, thuyết trình hoặc trao đổi, … với nhiều đối tượng khác nhau từ khách hàng, nhân viên đến các leader của team khác và quản lý cấp cao hơn. 

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục tốt

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục tốt

Việc đưa ra ý kiến, thể hiện quan điểm, thuyết trình dự án hay đàm phán hợp đồng một cách rõ ràng, khéo léo và thuyết phục đối phương sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt trong công việc. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tích cực, thân thiết với nhân viên, đối tác, khách hàng và được quản lý đánh giá cao.

Không những thế, một người leader tâm lý và có khả năng truyền cảm hứng cho các thành viên trong team sẽ giúp xây dựng được văn hóa teamwork trong nhóm và giữa nhân sự với leader. Nhờ đó nâng cao động lực và sự tích cực của nhân viên trong quá trình làm việc, giúp cả team phát triển.

Có tầm nhìn chiến lược rõ ràng

Có tầm nhìn chiến lược xa

Có tầm nhìn chiến lược xa

Đối với một người lãnh đạo, yếu tố cần thiết là có tầm nhìn chiến lược xa, rõ ràng và biết cách chia sẻ những điều này cho các thành viên trong team. Một người được xem là leader giỏi nếu họ biết cách chia sẻ tầm nhìn cho toàn bộ đội nhóm mà mình quản lý.

Tư duy nhạy bén, logic, xử lý tình huống tốt

Leader được xem là người đứng đầu mũi chịu sào trong mọi hoạt động của cả đội nhóm, vì thế họ cũng chính là người có trách nhiệm kiểm soát và xử lý những sự cố phát sinh. Và một người lãnh đạo giỏi cần có khả năng xử lý tình huống tốt, tư duy nhạy bén, logic. 

Điều này sẽ giúp họ giải quyết được sự cố một cách nhanh chóng, gọn gàng, giảm thiểu những rủi ro và hạn chế các tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của toàn team. Đôi khi đây cũng có thể là cơ hội tốt để toàn team bứt phá trong công việc nếu người leader đó nhạy bén, sắc sảo và biết nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội.

Kỹ năng tốt, kiến thức chuyên môn sâu rộng

Bên cạnh những kỹ năng trên, yếu tố để trở thành leader là gì? Thực tế, công việc của Leader không chỉ bao gồm những hoạt động chuyên môn, vì thế team leader cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, bên cạnh đó còn có các kỹ năng mềm tốt. Như vậy, họ mới có thể theo dõi và đánh giá năng lực của nhân viên một cách chi tiết nhất.

Kỹ năng quản lý và quản trị công việc

Tố chất tiếp theo để có thể trở thành một người leader giỏi chính là kỹ năng quản lý và quản trị công việc. Thông thường, leader sẽ có khối lượng công việc rất lớn, cùng với đó là trách nhiệm giám sát, lãnh đạo nhân viên một cách sát sao. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, leader cần có kỹ năng quản lý, biết cách trao quyền cho nhân viên và phân công công việc một cách hợp lý.

Hỗ trợ và giúp đỡ cho các thành viên trong nhóm

Luôn sẵn sàng hỗ trợ các thành viên

Luôn sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong đội nhóm

Như bạn đã biết, một người lãnh đạo thì khối lượng công việc của họ không hề nhẹ nhàng, không phải chỉ phân công công việc rồi có thể ngồi chơi, chờ đợi kết quả tới. Một leader giỏi là người phải luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các thành viên trong đội nhóm một cách tối đa nếu họ gặp phải khó khăn công việc.

Và nếu bạn đang trong vai trò là một người leader, quản lý một đội nhóm nào đó, hãy sẵn sàng tham gia và hỗ trợ công việc của các thành viên một cách tối đa. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên dưới quyền của bạn cảm thấy nể trọng và tận tâm hơn với những công việc khi có bạn hỗ trợ.

Thấu hiểu từng thành viên

Việc tìm hiểu và thấu hiểu nhân viên thông tin cá nhân, hoặc có thể là điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong nhóm sẽ giúp cho bạn phân công công việc cho đúng người. Đây là điều quyết định đến sự thành công của cả team và toàn công ty. Vậy phải làm gì mới có thể thấu hiểu được từng thành viên trong team?

Với những nhân viên mới bước vào đội nhóm, việc cần của một leader lúc này là trao đổi, làm quen người mới và giới thiệu họ với các thành viên khác trước khi bắt đầu bước vào công việc. Người trưởng nhóm nên tạo điều kiện để thành viên mới có thể làm quen với những công việc thế mạnh của họ, giúp cho họ đạt được hiệu quả công việc tốt nhanh chóng, tăng cảm hứng làm việc.

Tuy nhiên, các leader thỉnh thoảng cũng cần biết tạo ra những thử thách nhằm tăng độ khó hơn cho công việc, giúp những người mới không cảm thấy nhàm chán. Và với vấn đề này, tốt nhất bạn nên bố trí nhân sự thành các nhóm nhỏ, làm việc với 2 người: 1 người có kinh nghiệm và 1 người mới để có thể hỗ trợ cho nhau tốt nhất.

Một số khái niệm đến Leader

Ngoài các khái niệm về leader, team leader là gì, bạn có thể tham khảo thêm một số khái niệm liên quan dưới đây.

Market leader là gì?

Market leader là thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là người dẫn đầu hoặc người lãnh đạo thị trường. Đây là một công ty có thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp, thường sử dụng sự thống trị của mình để ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh và định hướng thị trường. 

Market leader chính là người đầu tiên phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ, cho phép thiết lập và xác định các đặc tính sản phẩm lý tưởng, được thị trường coi là thương hiệu kết hợp với việc chào bán riêng, để khách hàng có thể liên tưởng ngay tới sản phẩm của công ty.

Technical leader là gì?

Technical Leader được biết đến với tên gọi là trưởng phòng kỹ thuật. Đây là thuật ngữ tiếng Anh chỉ những người chịu trách nhiệm với một nhóm phát triển và xây dựng kế hoạch về mặt kỹ thuật, đề ra các mục tiêu phù hợp với đơn vị sau đó thực hiện với sự góp sức của toàn đội nhóm. 

Đôi khi người Technical Leader sẽ đảm nhận luôn vai trò của một kiến trúc sư phần mềm, quản lý kỹ sư phần mềm. Từ đó kết hợp với các phòng ban khác để duy trì mối quan hệ và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Từ những thông tin ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ được khái niệm leader là gì, những yếu tố để trở thành một team leader giỏi là gì. Hy vọng, bài viết này đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về một người leader như thế nào và cách để phấn đấu cho vị trí trưởng nhóm này. Đừng quên đón đọc những bài viết với thông tin thú vị tiếp theo của Sansosanh.com nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận