Lòng tự trọng là gì, ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống

0
1153
Lòng tự trọng

Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa của lòng tự trọng như thế nào? Có cách nào để nâng cao lòng tự trọng của bản thân không? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu hơn những khái niệm này cũng như rèn luyện bản thân để trở thành con người tự trọng nâng cao giá trị bản thân hơn nhé!

Lòng tự trọng là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về lòng tự trọng. Trong cả tiếng Việt và tiếng Anh lòng tự trọng được hiểu như sau:

Lòng tự trọng là gì

Lòng tự trọng là gì? Thế nào là lòng tự trọng?

Lòng tự trọng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh lòng tự trọng là:

  1. Self-respect /self.rɪˈspekt/ (noun): lòng tự trọng

Được sử dụng khi nói về cảm xúc, suy nghĩ tích cực về bản thân

Ví dụ: Her self-respect is based on her remarkable achievement

(Tạm dịch: Sự tự trọng của cô ấy được thể hiện qua bảng thành tích đáng nể)

  1. Self-esteem ˌself.ɪˈstiːm/: lòng tự trọng, niềm tin, sự tự tin

Được sử dụng khi nói về khả năng, về năng lực, giá trị bản thân.

Ví dụ: I think lying is one of the signs of low self-esteem.

(Tạm dịch: Tôi nghĩ nói dối là một trong những dấu hiệu của lòng tự trọng thấp)

  1. Dignity /ˈdɪɡ.ə.t̬i/: sự tôn trọng

Được sử dụng khi nói về giá trị của một người khác, khiến người khác tôn trọng họ, hoặc tôn trọng bản thân mình.

Ví dụ:  How can you wear such an impolite suit in this dignified place?? Do you still have dignity?

(Tạm dịch: Làm sao bạn có thể mặc một bộ quần áo như vậy đến nơi trang nghiêm này? Bạn có còn tự trọng hay không?)

Lòng tự trọng nghĩa là gì?

Lòng tự trọng là một tính từ được dùng để chỉ phẩm chất cao quý của con người. Tự trọng đó là sự coi trọng, biết giữ gìn phẩm giá, biết giữ gìn nhân phẩm và danh dự tốt đẹp nhất cho bản thân mình. Tự trọng còn có các hiểu gần tương đồng với sự tự tôn của con người. 

Lòng tự trọng

Lòng tự trọng có nghĩa là gì? Tự trọng trong mỗi con người như thế nào?

Hiểu đơn giản lòng tự trọng là một trong những hình thức dành cho bản thân mình sự yêu thương có được từ những suy nghĩ, cảm giác, niềm tin. Trong mỗi con người luôn tồn tại lòng tự trọng. Có người sẽ biểu hiện ra bên ngoài nhưng có người sẽ không thể hiện điều gì. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh, tính cách, nhân phẩm mỗi con người. Đây là một trong những thước đo để đánh giá sự tin tưởng, tôn trọng của mọi người dành cho ai đó.

Lòng tự trọng là một đức tính tốt giúp bạn có nhiều động lực hơn để sống cuộc sống là chính mình, chính trực hơn bất kể người khác nghĩ gì.

Người có lòng tự trọng là gì?

Người có lòng tự trọng là người hiểu đúng và biết được trị giá của chính mình. Họ biết được mình là ai, mình có những ưu, nhược điểm gì và không để người khác có quyền xâm phạm tới.

Người có lòng tự trọng

Thế nào là người có lòng tự trọng?

Người có lòng tự trọng sẽ tự biết cách bảo vệ mình bằng lòng tự trọng. Họ thường không kiêu căng, không khoe khoang, đùn đẩy cho người khác, cũng không tỏ ra kiêu căng. Người có lòng tự trọng thường thể hiện sự tôn trọng của bản thân mình luôn bình đẳng trước người khác. 

Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng không chỉ là một đức tính tốt của con người mà chúng còn có vai trò, ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống, đối với xã hội.

  • Tự trọng là một nhân phẩm, đạo đức cao quý mà mỗi con người nên có.
  • Lòng tự trọng giúp con người ta vượt qua được những khó khăn, có nghị lực để vượt gian khổ và hoàn thành nhiệm vụ do mình đặt ra.
  • Lòng tự trọng giúp mỗi người nâng cao phẩm giá, nâng cao uy tín của bản thân.
  • Khi bạn là người tự trọng bạn sẽ nhận được sự yêu mến, sự quý trọng của mọi người dành cho mình.

Ý nghĩa lòng tự trọng

Ý nghĩa lòng tự trọng trong cuộc sống, cuộc đời mỗi người

Biểu hiện thường thấy lòng tự trọng là gì?

Những biểu hiện của lòng tự trọng đó là một con người sẽ có những bản chất đáng quý. Không làm những điều gây hạ thấp nhân phẩm của mình. Biểu hiện cơ bản của lòng tự trọng đó là:

  • Không có tính tham lam vật chất, của cải bất chính không phải của mình.
  • Nhặt được của rơi sẽ tìm mọi cách trả lại người mất.
  • Luôn tuân thủ các quy định, luật giao thông, không vượt đèn đỏ, lạng lách….Khi lỡ va quẹt sẽ giúp đỡ, hỏi han, xin lỗi người gặp nạn. Nặng hơn có thể đưa họ vào bệnh viện để khám xét.
  • Lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ, đặc biệt ở những nơi công cộng.
  • Mặc trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với môi trường, sự kiện tham gia.

Vì sao lòng tự trọng lại quan trọng đến vậy?

Con người không thể thiếu lòng tự trọng bởi các lý do sau:

Biết cư xử tôn trọng bản thân và người xung quanh

Khi bạn có lòng tự trọng bạn sẽ tôn trọng chính bản thân mình, nhận thức được các giá trị của bản thân. Hơn nữa trong các mối quan hệ mối quan hệ ngày nay tôn trọng là nền tảng để thiết lập tình cảm vững chắc hơn. Để phát triển bản thân bạn không thể sống cô lập với xã hội bởi bạn sẽ không thể tồn tại được. Biết tôn trọng người khác bạn sẽ có được mối liên kết lâu dài và bền chặt.

Vì sao lòng tự trọng lại quan trọng

Vì sao lòng tự trọng lại quan trọng với con người như vậy?

Giúp bạn trở thành người mạnh mẽ, dũng cảm hơn

Một người có lòng tự trọng sẽ biết được các điểm mạnh và yếu của bản thân. Từ đó biết phát huy các điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Biết dũng cảm đối mặt tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Điều này chắc chắn sẽ đưa bạn đến với thành công khiến người khác khâm phục và ghi nhận.

Trở thành người có nhân phẩm tốt và được coi trọng

Người tôn trọng người khác mới được tôn trọng và yêu thương lại. Khi bạn xứng đáng được bạn mới được tôn trọng và yêu thương hơn. Bởi không chỉ sự tôn trọng mọi người sẽ dần nhìn nhận, đánh giá và coi trọng bạn hơn nữa.

Giúp bạn trở thành người sống tích cực hơn

Khi bạn trở thành người tự trọng biết tài năng của mình đến đâu. Từ đó thể hiện các ranh giới, quy định rõ cho bản thân. Cố gắng không làm tổn thương hay lợi dụng người khác. Tự trọng sẽ giúp bạn đối xử với người xung quanh tốt hơn, chấp nhận yêu thương bản thân nhiều hơn. 

Ngừng đem bản thân so sánh với người khác

Tự trọng cho bạn biết giá trị mình nằm ở đâu và yêu thương bản thân nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ dần ít so sánh với người khác và không cảm thấy ghen tị hay bực tức vì những người khác thành công trong công việc hay tình yêu mà mình không có.

Có thể nói lòng tự trọng là một đức tính tốt giúp bạn giao tiếp tốt hơn, đối xử với bạn bè đồng nghiệp có tự trọng hơn, Do đó bản thân phải nhanh chóng hình thành và trau dồi đức tính này càng sớm càng tốt.

Hậu quả của người không có lòng tự trọng là gì?

Một người không có lòng tự trọng khó có thể có được thành công trong cuộc sống. Bởi họ sẽ luôn cảm thấy bản thân họ không đủ giỏi, không có tài năng hay bản lĩnh. Họ không dám đặt cho mình bất cứ mục tiêu nào trong cuộc sống.

người có lòng tự trọng thấp

Hậu quả của người có lòng tự trọng thấp khó đạt được mục tiêu sống

Chính vì vậy họ thường có xu hướng bộc lộ ra những hành vi xấu. Hoặc thu mình trong chiếc vỏ ốc, không dám tham gia việc gì bởi những suy nghĩ nông cạn. Đơn giản hơn đó là họ sợ thất bại, sợ phạm phải sai lầm, sợ người ngoài đánh giá, dẫn đến dễ bị tổn thương, tự ái sinh ra thói bất cần đời, tự ái.

Thiếu đi lòng tự trọng khiến họ cảm thấy mình là người thật vô dụng và bất lực khi không thể thay đổi hay làm một điều gì đó. Chính vì vậy với cuộc đời của mình họ thường có cảm giác khó có thể quản lý được con đường đời phía trước của bản thân. Từ đó họ chối bỏ tất cả và có khuynh hướng thích coi thường, lăng mạ người khác.

Phải làm thế nào để nâng cao lòng tự trọng?

Là một con người không thể thiếu đi lòng tự trọng. Vì vậy, bạn phải học cách nâng cao lòng tự trọng của mình nhanh nhất, ngắn nhất để nâng cao giá trị của bản thân hơn. Dưới đây là một số cách đơn giản, dễ thực hiện để bạn nâng cao lòng tự trọng của mình.

Tập suy nghĩ chín chắn hơn, dám tin tưởng bản thân

  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan là phương pháp hiệu quả để bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi sự u mê mà bạn đang chìm đắm trong đó.
  • Sự lạc quan, yêu đời, có thái độ sống tích cực hơn với bản thân và xã hội. Những điều xấu chỉ xuất hiện khi bạn có suy nghĩ thiếu tích cực.
  • Không trông mong vào sự giúp đỡ hay tin cậy ai ngoài chính bản thân mình. Khi gặp chuyện khó hãy tự động viên và an ủi để bản thân luôn có động lực, có những suy nghĩ tích cực hơn để cố gắng mỗi ngày.

Luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh

  • Thường xuyên có thói quen giúp đỡ mọi người thì chắc chắn trong lòng bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn hài lòng với chính bản thân mình nhất chính là khi bạn giúp đỡ những người khác.

Cách để nâng cao lòng tự trọng

Cách để nâng cao lòng tự trọng cho bản thân

Hiện thực hoá niềm tin bằng cách thỏa mãn bản thân

Hãy lấy một tờ giấy và ghi những điều mà bạn thực sự muốn. Như vậy bạn sẽ xác định được các mục tiêu và có thể đưa ra được những kế hoạch để thực hiện điều đó. Đầu tiên hãy thực hiện những mục tiêu đơn giản trước khi bạn dễ dàng đạt được sẽ giúp bản thân được khích lệ hơn rất nhiều.

Thay đổi suy nghĩ về hoàn hảo

  • Mọi thứ trên đời chưa từng có bất cứ điều gì được cho là hoàn hảo. Bởi sự hoàn hảo có được hay không còn do cách suy nghĩ và nhìn nhận của mỗi con người.
  • Hãy tập trung nỗ lực và phấn đấu cho những mục tiêu cụ thể, thay vì đi hướng đến những hoài bão hay ước mơ viển vông khó có thể đạt được.

Cách phân biệt tự trọng, tự tôn và tự ái như thế nào?

Tự trọng và tự ái khác nhau như thế nào?

Tự trọng là tự coi trọng bản thân mình, biết đánh giá được đúng con người mình có điểm mạnh yếu. Biết tiếp thu, phân tích những nhận xét, góp ý tích cực của mọi người.

Đối với người tự ái thường cho bản thân mình, cái tôi cao hơn người khác. Họ không tiếp thu ý kiến tốt từ mọi người và luôn cảm thấy bản thân thiếu đi sự tôn trọng của mọi người. Do đó, nếu để phát triển bản thân những người này khó có thể đạt được.

tự trọng và tự ái

Điểm khác biệt của tự trọng và tự ái trong mỗi con người là gì?

Tự trọng khiến người ta biết đánh giá cao các giá trị nhân phẩm của bản thân. Do đó, người có lòng tự trọng sẽ luôn giữ được nhân phẩm, danh dự của mình trước những cạm bẫy trong cuộc đời.

Trong mỗi con người luôn tồn tại bên trong 2 bản tính tự trọng và tự ái. Nếu như có những suy nghĩ lệch lạc tự ái và tự trọng có thể bộc phát khiến bạn đi lệch hướng. Làm cho quan hệ giữa con người với nhau trở nên rạn nứt, khó hàn gắn. 

Tự trọng khác tự tôn điểm nào?

Tự tôn là một trong những bản tính của con người. Tự tôn nói về những người có đức tính tôn trọng giá trị của bản thân mình. Luôn tuân thủ sống và làm việc theo quy định của pháp luật để những người xung quanh không thể coi thường.

Như vậy có thể thấy tự tôn và tự trọng đều là coi trọng, thương yêu bản thân mình. Không cho phép ai có quyền được xúc phạm hay chà đạp nhân phẩm của bản thân. Thế nhưng người tự trọng lại có đức tính khiêm tốn, sống tự trọng, khoan nhượng. Họ dùng năng lực bản thân để thể hiện lòng tự trọng và cũng mong muốn được sự tôn trọng và công nhận của mọi người. 

Còn tự tôn đôi khi vì cái tôi quá lớn nên thường khá bảo thủ và khó tiếp thu ý kiến của người khác. Sự tư tôn đối với con người ai cũng phải có. Nhưng tự tôn như thế nào để có thể tiết chế bản thân và phát triển bằng cách thu nạp thêm nhiều kiến thức góp ý tốt từ mọi người. 

Trên đây là bài viết chia sẻ để giúp bạn hiểu được tự trọng là gì? lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Để có được lòng tự trọng không phải là quá khó. Chỉ khó ở chỗ có mà không giữ gìn, không nâng cao cải tiến bản thân. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe, học hỏi nhiều hơn mỗi ngày để nâng cao lòng tự trọng cho bản thân. Cố gắng mở rộng các mối quan hệ để cuộc sống bản thân ngày một tốt hơn nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận