Startup là gì? Đừng chạy theo trào lưu nếu chưa hiểu rõ về nó

0
132
startup-la-gi

Startup là một vấn đề mà những năm gần đây mọi người. Việc tự chủ về tài chính và có một mô hình kinh doanh của riêng mình là ước mơ của nhiều người. Có người đã lựa chọn startup ngay cả khi chưa hiểu rõ startup là gì. Điều này dẫn đến những thất bại, rủi ro đáng tiếc. Bạn hãy đọc bài viết này để nhìn thấu startup và trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhé!

Startup là gì?

Trong từ điển Cambridge, từ “startup” được giải thích là “a new business, or the activities involved in starting a new business”, có nghĩa là một doanh nghiệp mới hoặc các hoạt động liên quan đến bắt đầu một đơn vị kinh doanh mới. Hiểu một cách đơn giản startup là khởi nghiệp, là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Bề ngoài khởi nghiệp và startup tương tự nhau, tuy nhiên tinh thần tinh doanh của startup sẽ cao hơn so với khởi nghiệp thông thường.

startup-la-gi

Startup một vấn đề rất được quan tâm

Những dự án kinh doanh này thường chỉ bắt đầu với 1 - 3 người sáng lập, có sự đồng nhất về ý tưởng. Họ tập trung vào việc tận dụng nhu cầu của thị trường bằng cách phát triển một số dịch vụ hay sản phẩm nào đó khả thi. 

Trên thực tế không phải ai startup cũng thành công, tỷ lệ thất bại còn nhiều hơn tỷ lệ thành công. Để đạt đến thành công, một công ty khởi nghiệp cần phải có được nhiều yếu tố. Ý tưởng kinh doanh là một điều quan trọng nhưng các công ty khởi nghiệp cũng cần phải có một đội ngũ sáng lập mạnh mẽ và tận tâm. Không chỉ vậy, vị trí văn phòng, nguồn vốn, chiến lược,... cũng là những vấn đề cần quan tâm trong startup.

Mục tiêu của startup là gì?

Khi nhắc đến startup người ta cho rằng startup luôn hướng đến một thời điểm không còn startup nữa. Với nhận định này chúng ta có thể hiểu rằng startup là một giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách và có thể gặp thất bại. Đó là cả một quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích rồi lại thử nghiệm. Nhiều người vẫn nhầm tưởng startup là chỉ dùng cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ.

Thực tế, một doanh nghiệp startup sẽ vẫn giữ nguyên trạng thái startup nếu họ cho rằng mình vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh để trở thành một công ty đúng nghĩa. Trung bình giai đoạn startup sẽ khoảng 1 - 2 năm, cũng có những công ty startup đến 5 năm. Trong khoảng thời gian đó, họ không ngừng tìm kiếm, đổi mới và điều chỉnh sao cho phù hợp, có thể thất bại nhưng lại đứng lên bắt đầu lại. Như lời tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nói: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”.

Mục tiêu hàng đầu của startup là việc điều chỉnh quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với thực tại, xác định được một mô hình khả thi để có thể tạo ra được lợi nhuận và mở rộng hơn nữa trong tương lai.

xac-dinh-dung-muc-tieu

Xác định đúng mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn

Đối với những mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng hay nâng cao giá trị thương hiệu là vấn đề sau khi doanh nghiệp đã ổn định được mô hình kinh doanh. Chính vì thì, việc xác định mục tiêu khi startup cũng vô cùng quan trọng. Xác định sai mục tiêu sẽ có nguy cơ cao gặp thất bại.

Các giai đoạn của startup

Giai đoạn 1 - Định hướng

Ở giai đoạn này, nếu muốn startup bạn phải lập ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đây là bước đi đầu tiên, đặt nền móng cho các giai đoạn sau. Nó quyết định một nửa sự thành bại trong cả quá trình startup.

Giai đoạn 2 - Thử thách

Khi hoàn tất giai đoạn 1 và bước sang giai đoạn 2 là lúc người startup cần phải vươn vai đón nhận những thử thách, trở ngại khách quan và cả chủ quan. Đây có thể xem là giai đoạn khó khăn nhất đối với tất cả các công ty khởi nghiệp. Ở giai đoạn này phần lớn các công ty ở Việt Nam đều gặp thất bại và phải thay đổi mô hình kinh doanh. Nhiều người sẽ cảm thấy “vỡ mộng” do không đạt được những kỳ vọng như đề ra ban đầu. 

giai-doan-thu-thach

Bất kỳ công ty startup nào cũng sẽ phải trải qua giai đoạn thử thách

Giai đoạn 3 - Hoà nhập

Bước qua những thử thách ban đầu, bước này các thành viên trong nhóm đã làm việc, hoạt động ăn ý với nhau hơn, hiệu quả công việc cũng được cải thiện hơn. Công ty startup đã bắt đầu thấy những dấu hiệu thành công. Doanh thu đã tăng trưởng dương hoặc không thu lỗ nhiều như những ngày đầu. 

Trong giai đoạn hòa nhập, các mục tiêu ngắn hạn đưa ra ban đầu đã dần đạt được. Những công ty startup sẽ hướng đến việc củng cố hạ tầng, tăng số lượng nhân viên, phát triển sản phẩm để lên kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn hơn.

Giai đoạn 4 - Phát triển

Đây được gọi là giai đoạn trong mơ của các startup. Lúc nào, người dẫn dắt sẽ đề ra những kế hoạch, mục tiêu dài hạn và bắt đầu làm theo dự kiến đề ra với tốc độ phát triển nhanh chóng. Kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của nhân sự ngày càng phát triển cũng sẽ giúp cho công ty phát triển thần tốc hơn.

giai-doan-phat-trien

Giai đoạn phát triển là giai đoạn mơ ước của các công ty khởi nghiệp

Các loại hình Startup phổ biến nhất

Để hiểu trọn vẹn startup là gì thì bạn nên biết thêm về các loại hình startup hiện tại. Đây là một thông tin quan trọng có thể giúp bạn chọn được lĩnh vực kinh doanh nếu đang có ý định startup. Hiện nay, chúng ta có thể phân loại công ty khởi nghiệp thành 5 loại như sau:

Công ty startup phong cách sống

Công ty khởi nghiệp về phong cách sống là những người muốn kiếm tiền bằng điều mà họ đam mê và có kỹ năng. Điều này đúng với câu nói “hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Người muốn startup phong cách sống có thể tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức của mình. Bạn hãy bắt đầu bằng cách sử dụng truyền thông và tận dụng internet. Một số lĩnh vực startup phong cách sống mà bạn có thể tham khảo:

  • Tiểu thuyết gia hoặc viết sách, tự truyện để kiếm tiền
  • Trở thành Youtuber với nguồn thu nhập từ Youtube
  • Nghệ sĩ
  • Nhiếp ảnh gia 
  • Chuyên viên tư vấn tài chính, tư vấn kinh doanh
  • Lập trình viên tự do.

duy-tri-dam-me

Vừa có thể kiếm tiền vừa duy trì đam mê với startup phong cách sống

Mặc dù những doanh nghiệp startup theo phong cách sống khó để trở thành một doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh với đội ngũ nhân viên hùng hậu, nhưng bù lại đây lại là mô hình kinh doanh cung cấp lối sống tốt và tạo sự hứng khởi cho doanh nhân. Vì thế, mỗi chúng ta đều có thể bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh về phong cách sống.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đây là loại hình startup phổ biến nhất hiện nay. Một số công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ như cửa hàng tạp hoá, quán cà phê, nhà hàng, salon tóc, đại lý du lịch, xưởng mộc, spa làm đẹp, cửa hàng thương mại điện tử,... Những doanh nghiệp này cho lợi nhuận không quá nhiều nhưng thực tế cho thấy loại hình này chiếm phần lớn tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Loại hình khởi nghiệp này đa dạng lĩnh vực, tạo ra việc làm cho nhiều người. Những người sáng lập ra công ty, doanh nghiệp thuộc mô hình này có mong muốn tự tiếp quản công việc kinh doanh của riêng mình, không muốn làm việc cho người khác.

Startup công nghệ

Khi nhắc đến loại hình khởi nghiệp này người ta nghĩ ngay đến các công ty công nghệ đang phát triển. Ví dụ như Facebook, POS365, Grab,... Khác với những công ty khởi nghiệp truyền thống vừa và nhỏ, các công ty startup loại này muốn phát triển những ý tưởng đột phá, thu hút hàng tỷ người dùng và tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ.

startup-cong-nghe

Những công ty startup công nghệ đang là xu hướng hiện nay

Với mục tiêu và tầm nhìn như vậy, các startup công nghệ thường có một đội ngũ nhân sự tinh nhuệ, dày dặn kinh nghiệm. Những công ty này cũng phải có khả năng lớn trong kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng. Những công ty khởi nghiệp công nghệ sẽ sở hữu những đặc điểm sau:

  • Thị trường tiềm năng
  • Mô hình, ý tưởng kinh doanh mới mẻ, đột phá.
  • Mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng hơn.
  • Nguồn vốn đầu tư dồi dào
  • Cấu trúc vốn rắc rối, phức tạp do phải thông qua nhiều vòng cấp vốn.
  • Cần đầu từ cho hoạt động PR, đưa tin trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Công ty startup có thể mua được

Một số công ty khởi nghiệp khi ra đời có rất nhiều tham vọng lớn, nhưng trong một thời điểm nào đó của quá trình phát triển họ bị mua lại bởi một công ty lớn hơn. Những công ty startup này được gọi là những công ty khởi nghiệp có thể mua lại được. Ví dụ thực tế để bạn hiểu rõ hơn là mạng xã hội Instagram được “gã khổng lồ” Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD vào năm 2012. 

cong-ty-startup-co-the-mua-duoc

Facebook đã thâu tóm Instagram với giá cực cao

Khởi nghiệp xã hội

Những công ty startup này được tạo ra để mang đến sự khác biệt, tác động tích cực đến cuộc sống. Không giống các loại hình khởi nghiệp khác, startup xã hội thường ít tạo ra lợi nhuận. Nó được tạo ra với mục đích sử dụng ý tưởng mới để mang đến những thay đổi tích cực.

Tóm lại, mỗi loại hình startup sẽ có những đặc điểm khác nhau cả về đặc điểm lẫn quy mô và nguồn vốn. Hiểu rõ những loại hình này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp một cách chuẩn xác hơn.

Các yếu tố mà startup cần phải có

Khởi nghiệp là một việc được khuyến khích nhưng không phải cứ muốn khởi nghiệp là khởi nghiệp. Nếu chưa chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ các yếu tố thì việc thất bại là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vậy những yếu tố cần có để startup là gì? Hãy chuẩn bị những điều sau nếu không muốn thất bại khi startup:

Tầm nhìn

Một công ty mạnh mẽ sẽ bắt đầu từ một tầm nhìn mạnh mẽ. Người dẫn dắt có tầm nhìn sẽ giúp nhìn rõ mọi thứ xung quanh bao gồm cả về tuyển dụng nhân sự, gây quỹ và các khía cạnh khách. Tầm nhìn chính là nền tảng cốt lõi của một công ty khởi nghiệp để dẫn dắt đến thành công.

yeu-to-tam-nhin

Tầm nhìn là yếu tố dẫn dắt các công ty đi đến thành công 

Sứ mệnh

Sứ mệnh hay có thể nói là mục đích hoạt động của công ty, những lý do công ty được thành lập, căn cứ tồn tại và phát triển của công ty. Sứ mệnh của công ty sẽ là tuyên ngôn của công ty đó với xã hội. Đa phần sứ mệnh của công ty, doanh nghiệp tập trung làm sáng tỏ vấn đề quan trọng: “hoạt động kinh doanh của công ty có mục đích gì?” Phạm vi sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thị trường, phân khúc khách hàng và các triết lý khác. Có thể thấy, sứ mệnh là ý nghĩa tồn tại của một tổ chức.

Sự cảm nhận tốt về thời điểm

Yếu tố này có thể được hiểu theo hai cách. Đầu tiên, đó là xác định rõ thời điểm tốt nhất để bắt đầu dự án. Hai là hoàn thành kế hoạch kinh doanh vào thời điểm bắt buộc và đưa ra quyết định vào thời điểm chính xác để đưa doanh nghiệp phát triển. Trong kinh doanh xác định được thời điểm vàng chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại, thua lỗ hay lợi nhuận.

Tiền

Chắc chắn rồi, muốn khởi nghiệp thì chắc chắn phải có tiền. Để trả lời xem yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu startup là gì thì câu trả lời chính là tiền. Thực tế là thế, nếu thiếu các kỹ năng khác nhưng vẫn có tiền thì bạn vẫn sẽ bắt đầu kinh doanh dù có thể gặp thất bại. Còn nếu bạn không có tiền thì thậm chí còn không thể bắt đầu. 

yeu-to-tien-bac
                       Tiền là thứ nhất định phải có nếu muốn startup

Số tiền cần có để khởi nghiệp sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực và quy mô. Có nhiều cách để bạn có thể huy động được nguồn vốn này, có thể là tiền túi của bạn hoặc là tiền của người khác đầu tư. Hãy tìm ra nguồn vốn phù hợp nhất với công ty của bạn.

Sự minh bạch và hiệu quả trong ngân sách

Một sai lầm phổ biến của mọi người khi startup là cứ nghĩ rằng miễn có thể có được khoản tiền lớn chắc chắn họ sẽ đủ trang trải chi phí. Bạn phải có kỹ năng quản lý tài chính, lập chi tiêu ngân sách chi tiết dù chỉ tiêu một xu. Mọi lĩnh vực kinh doanh đều cần phải tôn trọng ngân sách. 

Khi mới thành lập bạn chắc chắn sẽ cần rất nhiều ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, nhân sự, phát triển mối quan hệ,... Trong khi đó doanh thu lại thấp, thậm chí là chưa có. Điều này bắt buộc bạn phải lập kế hoạch thu chi thật cụ thể sao cho vừa hợp lý, vừa tiết kiệm. 

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của các nhà startup. Khả năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường sẽ mang đến cho bạn những thông tin quan trọng về lĩnh vực công ty mình hoạt động. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp người mới bắt đầu khởi nghiệp như bạn nắm bắt được xu hướng hiện tại và tương lai. Từ đó, lập được kế hoạch kinh doanh chi tiết cho tương lai.

ky-nang-nghien-cuu-thi-truong

Nghiên cứu thị trường giúp nhà khởi nghiệp nắm bắt được xu hướng

Tạo dựng mối quan hệ xã hội

Hãy không ngừng nỗ lực tận dụng những mối quan hệ hiện tại của mình và tìm kiếm cơ hội kết nối với những người có quyền lực trong lĩnh vực của bạn. Hình thành các mối quan hệ mới và duy trì những mối quan hệ hiện tại là điều có lợi giúp duy trì sức sống kinh doanh của bạn

Linh hoạt

Chúng ta vẫn thường tham khảo những khuôn mẫu startup đi trước. Tuy nhiên, không phải khuôn mẫu nào cũng phù hợp với mọi công ty, mọi lĩnh vực. Bạn phải có sự nhìn nhận kịp thời để sửa đổi hoặc thậm chí là phải loại bỏ và xây dựng lại hoàn toàn. Để tạo ra được thành công lớn hơn đừng lo sợ sự thay đổi, hãy biến đổi mọi thứ linh hoạt để phù hợp với công ty của mình.

Kỹ năng xây dựng chiến lược

Dù là những nhà startup hay những doanh nhân có nhiều năm hoạt động thì cũng cần phải có khả năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược. Khi có được bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết việc triển khai sẽ dễ dàng, thống nhất, cực ít sai sót.

ky-nang-xay-dung-chien-luoc

Công ty startup sẽ vận hành tốt nến biết lập kế hoạch, xây dựng chiến lược 

Quản lý nhân sự

Kỹ năng lãnh đạo chắc chắn là một điều quan trọng giúp các công ty startup đi đúng hướng và phát triển. Nhiệm vụ của người quản lý là phân chia công việc, cho nhân viên sao cho các nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. \

Nỗ lực, kiên trì và không được bỏ cuộc

Đây là yếu tố cuối cùng và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong quá trình startup sẽ gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Nếu chỉ một lần vấp ngã, thất bại mà buông bỏ thì bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công. 

Có đến 50% doanh nghiệp mới thất bại trong vòng 5 năm nên việc gặp thất bại làm điều có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên bạn đừng nản lòng và có suy nghĩ rằng mình không có khả năng. Hãy lấy sự thất bại đó làm kinh nghiệm bởi thực tế chứng minh những người từng thất bại sẽ có khả năng thành công cao hơn những người chưa bao giờ thử. Vì thế, đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy tiếp tục phấn đấu và tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, vươn đến sự phát triển trong tương lai. 

Nguồn tài trợ cho công ty startup lấy từ đâu?

Bên cạnh thắc mắc về khái niệm startup là gì và các loại hình startup thì nguồn vốn tài trợ cho startup được lấy từ đâu cũng là điều được nhiều người quan tâm. Để kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả bạn phải lựa chọn được nguồn đầu tư phù hợp với công ty mình.

nguon-tai-tro

Có nhiều cách để kêu gọi vốn đầu tư Startup

Đầu tư từ gia đình, bạn bè

Đa số các startup hiện nay đều dựa vào các khoản vay đến từ bạn bè và gia đình. Đây là cách tạo vốn nhanh chóng nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận. Việc vay vốn khởi nghiệp không hề giống như việc bạn vay vài trăm nghìn hay vài triệu đồng để tiêu. Khi kêu gọi nguồn vốn từ những người quen thân như gia đình, bạn bè thì dưới đây là những điều bạn cần phải có:

  • Trình bày về kế hoạch, dự định và mục tiêu của bạn một cách rõ ràng.
  • Đề xuất thời gian vay và các khoản nợ minh bạch.
  • Chia sẻ cả những kế hoạch dự phòng của bạn khi gặp rủi ro để tăng tính thuyết phục.
  • Tạo sự tin tưởng và an tâm bằng cách thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên.

Huy động vốn từ cộng đồng

Ngày nay, có rất nhiều công ty khởi nghiệp hoạt động bằng cách gọi vốn từ cộng đồng. Họ đã tạo ra những giá trị tuyệt vời cho cộng đồng và kêu gọi cộng đồng hỗ trợ để họ tiếp tục có thể duy trì những giá trị đó. Vốn đầu tư từ cộng đồng đã giúp các startup nhận được nguồn vốn đáng kể.

Các nhà đầu tư thiên thần

Đây là một thuật ngữ khá hay và mới mẻ. Nhà đầu tư thiên thần có tên nguyên gốc trong tiếng Anh là Angel Investor hoặc Angel Funder. Thuật ngữ “thiên thần” xuất phát từ nhà hát Broadway khi mà những người giàu có góp tiền tài trợ cho các tác phẩm nghệ thuật trên sân khấu. Sau đó, thuật ngữ “nhà đầu tư thiên thần” lần đầu tiên được dùng bởi William Wetzel.

nha-dau-tu-thien-than

Nhà đầu tư thiên thần là người mà các startup mong muốn thu hút được

Nhà đầu tư thiên thần là những người có giá trị tài sản đầu tư lớn, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hoặc công ty startup. Thường thì các nhà đầu tư thiên thần sẽ là thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của doanh nhân.

Các nhà đầu tư thiên thần có thể cấp vốn cho công ty khởi nghiệp khi họ thiếu nguồn vốn để bắt đầu, hoặc liên tục tót thêm tiền để giúp công ty startup đi qua giai đoạn khó khăn.

Tiền tài trợ từ nhà đầu tư mạo hiểm

Nhiều nhà đầu tư đã mạo hiểm rót vốn vào những công ty khởi nghiệp để thu về lợi nhuận khi công ty đó phát triển. Những nhà đầu tư mạo hiểm có vai trò tích cực trong công việc kinh doanh. Họ có thể tham gia vào quá trình vận hành của công ty startup. Đây là khoản đầu tư, không phải nợ nên muốn thu hút được nguồn vốn này công ty startup cần phải thể hiện và hứa hẹn về tiềm năng tăng trưởng.

Khoản vay ngân hàng

Đây được xem là một cách tốt nhất để bạn sở hữu một nguồn vốn lớn để khởi nghiệp. Đa phần, hiện nay các ngân hàng đều có chính sách hỗ trợ những người muốn startup. Khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng bạn cần có CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, nguồn thu nhập để trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay. 

vay-von-tu-ngan-hang

Vay vốn từ ngân hàng là cách được nhiều nhà startup lựa chọn

Một số cuốn sách có nội dung startup có thể bạn sẽ cần

Có nhiều nguồn tài liệu vô tận về khởi nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Trong đó sách là một nguồn tài liệu tốt bởi nó không chỉ cung cấp kiến thức mà còn khơi dậy cả nguồn cảm hứng. Một số cuốn sách bạn có thể tham khảo nếu đang có ý định tạo dựng sự nghiệp của bản thân:

  • Cuốn “Khởi nghiệp 4.0” của tác giả Dorie Clark
  • Cuốn “Mô hình kinh doanh sáng tạo” của tác giả Negoro Tatsuyuki
  • Cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” của tác giả Dan Senor và Saul Singer
  • Cuốn “Khác biệt để bứt phá” của tác giả Jason Fried và David Heinemeier Hansson
  • Cuốn “7 ngày khởi nghiệp” của tác giả Dan Norris
  • Cuốn “Khởi nghiệp với 100$” của tác giả Chris Guillebeau
  • Cuốn “Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả” của tác giả  Michael E. Gerber

Chúng tôi mong rằng những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu đúng và đủ khởi nghiệp là gì. Nếu có ý định startup hãy tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ càng bạn nhé. Chúc bạn thành công trên hành trình xây dựng sự nghiệp!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận