Thuyết minh là gì? Các phương pháp thuyết minh nào phổ biến?

0
120
thuyet-minh-la-gi

Mỗi khi diễn đạt nội dung, chúng ta sẽ cần dùng tới nhiều loại văn bản như: văn bản hành chính, văn bản nghị luận,... nhưng phổ biến nhất vẫn là văn bản thuyết minh. Để hiểu rõ được văn bản thuyết minh là gì, có bao nhiêu phương pháp thuyết minh hiệu quả thì hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Thuyết minh là gì?

Theo từ điển Hán Việt của Phan Văn Các, thuyết minh tức là nói rõ, giới thiệu hoặc giải thích một vấn đề, hiện tượng nào đó tới đối tượng cần truyền tải. 

Hay nói cách khác, thuyết minh là việc cung cấp những tri thức khách quan nhất về đặc điểm, tính chất và nguyên nhân của sự vật sự việc theo phương thức trình bày/giải thích. Thuyết minh có thể tồn tại dưới dạng văn viết hoặc văn nói.

thuyet-minh-la-gi

Thuyết minh là gì

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là dạng văn viết để trình bày, giới thiệu hoặc giải thích về những tính chất, đặc điểm, nguyên nhân,... của các sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. Mục đích của văn bản thuyết minh chính là để cung cấp một lượng kiến thức khách quan nhất về sự vật, hiện tượng hoặc vấn đề nào đó tới đọc giả.

6 phương pháp thuyết minh phổ biến

Muốn có đủ kiến thức để làm tốt bài văn, người viết cần phải quan sát, tìm hiểu đối tượng thuyết minh. Đặc biệt, người viết phải nắm được về bản chất, đặc điểm đặc trưng của chúng để tránh lan man, phân tích sâu vào những chi tiết không quan trọng.

Ngoài ra, để văn bản thuyết minh có tính thuyết phục và dễ hiểu hơn, người viết có thể sử dụng tới các phương pháp thuyết minh như:

cac-phuong-phap-thuyet-minh

Các phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp 1: Nêu định nghĩa và giải thích

Với phương pháp này, người viết cần sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” với mục đích giới thiệu, giải thích hoặc định nghĩa về những vấn đề liên quan tới đối tượng thuyết minh.

  • Phương pháp 2: Liệt kê

Ở phương pháp liệt kê, người viết cần nêu ra hết hoặc gần hết các đặc điểm, tính chất của đối tượng đang cần thuyết minh theo một trình tự nhất định. Ý nghĩa của phương pháp này chính là cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về đối tượng đang tìm hiểu.

  • Phương pháp 3: Nêu ví dụ

Trong bài viết của mình, bạn có thể đưa ra những ví dụ thực tiễn, sinh động, sao cho thật chính xác và cụ thể. Bởi khi được ví dụ minh họa, người đọc có thể dễ dàng hiểu được hơn những thông tin mà bạn đã truyền đạt. Ngoài ra, ví dụ còn có thể làm tăng tính thuyết phục và làm cho người đọc tin cậy bài viết hơn. 

  • Phương pháp 4: Dùng số liệu

Việc dùng những con số trong bài viết có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất. Đồng thời, phương pháp này cũng là một trong những phương pháp có khả năng thuyết phục lớn nhất với người đọc. 

  • Phương pháp 5: So sánh

Việc so sánh đối tượng cần thuyết minh với những đối tượng khác theo từng khía cạnh khác nhau cũng giúp bài văn trở nên cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn.

  • Phương pháp 6: Phân loại, phân tích

Trong trường hợp đối tượng thuyết minh khá đa dạng, người viết có thể chia đối tượng ra từng phần, từng loại hoặc theo từng đặc điểm chung/riêng để trình bày. Phương pháp này nhằm đảm bảo tính khách quan và tránh bị rối thông tin cho người đọc. 

Các dạng bài thuyết minh thường gặp nhất

Thông thường, trong chương trình Ngữ Văn cấp từ lớp 8 đến lớp 12, các bạn học sinh sẽ thường xuyên gặp một số dạng bài văn thuyết minh như:

  • Thuyết minh về một đồ dùng.
  • Thuyết minh về một loài vật.
  • Thuyết minh về một phương pháp (ví dụ như cách làm bánh chưng, cách chăm sóc cây cảnh,... )
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng quê em.
  • Thuyết minh về một tác giả văn học thể loại văn học mà em yêu thích.
  • Thuyết minh về một phong tục hoặc lễ hội dân gian.
  • ....

Tuy những đối tượng cần thuyết minh khác nhau, thế nhưng những dạng bài trên đều có cách làm chung như sau:

  • Bước 1: Nắm chắc các quy tắc khi làm bài thuyết minh

- Về nội dung: Những thông tin được nêu trong bài văn đòi hỏi phải mang tính khách quan, xác thực hay thực dụng và thật sự hữu ích cho mọi người.

- Về hình thức: Ngôn ngữ trong các văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, các lập luật nên chặt chẽ, logic và hấp dẫn.

  • Bước 2: Lập dàn ý 

- Mở bài: Giới thiệu qua về đối tượng cần thuyết minh.

- Thân bài: Trình bày về các đặc điểm của đối tượng (nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, các chủng loại, công dụng, ứng dụng, cách sử dụng và bảo quản của đối tượng)

- Kết bài: Đánh giá chung về đối tượng với khả năng, vai trò và tính ứng dụng của chúng trong thực tế.

cac-dang-bai-thuyet-minh

Làm bài văn thuyết minh đơn giản chỉ với 2 bước

Bài tập: Thuyết minh về một văn bản bất kỳ mà em đã học

Gợi ý: Bạn có thể chọn bất kỳ một bài văn, một bài thơ đã từng học trước đó, nhưng nhất định phải có những nội dung sau trong bài: giới thiệu sơ bộ về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, nghệ thuật đặc biệt được sử dụng, thông điệp rút ra được sau khi học,...

Như vậy là Sansosanh.com và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu xong về thuyết minh. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu được thuyết minh là gì, có các phương pháp thuyết minh nào phổ biến,... Để biết thêm thật nhiều thông tin hay ho khác, đừng quên truy cập vào website của chúng tôi mỗi tuần qua đường link https://sansosanh.com/ bạn nhé!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận