Xã hội ngày càng có nhiều cám dỗ, đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải tự chủ hơn. Vậy tự chủ là gì? Tự chủ có biểu hiện và ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
Tự chủ là gì?
Trước khi tìm hiểu tự chủ là gì, chúng ta sẽ cắt nghĩa từng từ cấu thành. Theo đó, “tự” có nghĩa là tự thân làm việc gì đó, tự điều khiển suy nghĩ và hành động của bản thân. Còn “chủ” có nghĩa là sự dân chủ, chủ quyền.
Như vậy, có thể hiểu tự chủ là tự làm chủ chính bản thân mình, ý thức được bản thân mình đang làm gì, điều đó có đúng hay không và biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng mực, đúng với thuần phong mỹ tục.
Tự chủ là làm chủ chính bản thân mình, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh
Trong mọi hoàn cảnh, người tự chủ sẽ luôn đưa ra các quyết định sáng suốt, xuất pháp từ chính suy nghĩ, mong muốn của bản thân mà không hề chịu sự tác động hay ép buộc của người khác. Họ biết mình cần gì, mong muốn gì và cần phải làm gì. Họ sẽ không để bản thân bị lung lay hoặc dễ dàng thỏa hiệp với điều gì đó.
Các biểu hiện của tự chủ là gì?
- Trong mọi tình huống và hoàn cảnh, người tự chủ luôn có thái độ bình tĩnh và tự tin để giải quyết mọi chuyện. Họ tin tưởng vào năng lực của bản thân, tin vào điều mình sẽ làm được và đạt kết quả tốt.
Một học sinh có tính tự chủ sẽ luôn tự ý thức học tập, chủ động làm bài tập về nhà; trên lớp luôn chú ý nghe giảng và tự nắm bắt thời cơ để trau dồi kiến thức cho bản thân. Một nhân viên có tính tự chủ sẽ tự động hoàn thành tốt công việc của bản thân, tự đưa ra suy nghĩ của bản thân và bĩnh tĩnh trước những tình huống khó.
- Biết tự điều chỉnh hành vi, hành động của bản thân. Người tự chủ rất biết lắng nghe và xem xét mọi chuyện. Họ rất nghiêm khắc với bản thân mình, tự suy nghĩ, tự nhìn nhận và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Họ không sợ sai và cũng không né tránh sai lầm của bản thân. Họ cũng sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp một cách có chọn lọc để hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Người tự chủ sẽ luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Họ có thể làm chủ được tình cảm, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Trong tình huống căng thẳng nhất, dù rất khó chịu nhưng họ luôn biết cách tiết chế và kiềm chế cảm xúc của mình. Đây là một đức tính tốt, rất đáng để học theo.
- Tính tự chủ còn được biểu hiện ra đời sống bên ngoài; từ sự khéo léo trong cách giao tiếp, cách xử lý tình huống,...
Người tự chủ luôn biết cách kiềm chế và kiểm soát cảm xúc của bản thân
Ý nghĩa của tự chủ là gì?
Tự chủ là gì? Đây là một đức tính quý báu, cần có ở mỗi cá nhân. Tự chủ giúp chúng ta có thể nhận thức, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và tốt nhất. Những người có tính tự chủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân mình và xã hội.
Đối với bản thân
- Tự chủ giúp chúng ta tự động, tự giác hơn trong học tập và công việc. Nhờ đó, chúng ta có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích, hoàn thành công việc tốt nhất trong thời gian sớm nhất. Từ đó, tạo dựng sự uy tín và danh tiếng cho bản thân. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống và trong công việc.
- Giúp chúng ta hình thành lối sống đúng đắn, có đạo đức, có chuẩn mực. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, chúng ta sẽ biết cách xử lý như thế nào cho hợp lý, để cho những người xung quanh khâm phục và thêm tín nhiệm, tôn trọng mình hơn.
- Tự chủ giúp chúng ta thêm tự tin và mạnh mẽ hơn để vượt qua mọi cám dỗ. Con người rất dễ sa đọa vào cám dỗ hay gục ngã trước mọi khó khăn, thử thách. Vì vậy, tự chủ sẽ là động lực quan trọng giúp bạn vượt qua tất cả, để chúng ta sống có ích và có ý nghĩa hơn.
- Tự chủ sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống và công việc. Tự chủ giúp bạn có chứng kiến, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, luôn kiên định với ước mơ của bản thân. Nhờ đó bạn rất dễ thành công trong công việc, gặt hái được nhiều thành tựu.
Tự chủ giúp con người gặt hái được nhiều thành công
Đối với gia đình và xã hội
- Khi thấy con em mình có tính tự chủ, các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy rất vui vẻ và hài lòng hơn.
- Những người có tính tự chủ là những người rất có ích cho xã hội, giúp đất nước ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh hơn.
- Người có đức tính tự chủ luôn là những người thẳng thắn, trung thực trong hành động. Họ sẽ trở thành những công dân tốt, được nhiều người yêu quý và kính trọng.
Cách để rèn luyện đức tính tự chủ
Rèn luyện tính tự chủ không phải là việc mà ngày một, ngày hai có thể làm được mà nó cần thời gian và sự quyết tâm cao. Dưới đây là một số cách rèn luyện tính tự chủ:
- Xây dựng cho bản thân lối sống kỷ luật, có chứng kiến. Điều này sẽ giúp chúng ta chống lại sự cám dỗ, những điều tiêu cực.
- Lên danh sách các việc cần làm mỗi ngày sẽ giúp bạn có thể kiểm soát công việc tốt hơn. Không có cảm giác bị choáng ngợp bởi những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát.
- Khi gặp thất bại, hãy học cách tha thứ cho chính mình và coi đó là bài học để tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.
- Giữ cơ thể luôn trong trạng thái bình tĩnh, thoải mái. Nếu gặp điều gì đó quá căng thẳng thì hãy hít thở thật sâu để kiểm soát cảm xúc.
- Rèn luyện cho bản thân cách quan sát mọi chuyện để có thể dễ dàng đối mặt với các tình huống bất ngờ phát sinh trong cuộc sống.
Cách xây dựng và rèn luyện tính tự chủ
Một số câu ca dao, tục ngữ hay về đức tính tự chủ
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Thân tự lập thân.
- Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho!
- Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- Ai ơi ở chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Chắc như đinh đóng cột
- Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.
- Đói tự do hơn no luồn cúi.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà ngày càng có nhiều người sống ỉ lại, sống dựa dẫm vào người khác thì tính tự chủ, tự lập lại càng phải được đề cao.Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tự chủ là gì nhé!