Nhân văn là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của lối sống nhân văn

0
526
bieu-hien-cua-loi-song-nhan-van

“Nhân văn” được người ta nhắc tới ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ trong các tác phẩm văn học đến trong cuộc sống như: thái độ nhân văn, giá trị nhân văn, nhân vật mang tính nhân văn hay người sống nhân văn,.... Vậy liệu bạn có hiểu nhân văn là gì? Chủ nghĩa nhân văn là gì? Ý nghĩa sâu sắc của nhân văn trong xã hội ra sao? Biểu hiện của người có lối sống nhân văn như thế nào?.....

Bài viết dưới đây sansosanh.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến khái niệm nhân văn này!

  • Nhân văn là gì?

Theo cách giải thích của từ điển Hán Nôm, nhân văn (Humanities) là cụm từ nhằm để chỉ lễ nhạc giáo hóa. Trong đó, Dịch Kinh 易經: “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” 觀乎人文以化成天下 (Bí quái 賁卦) (Thánh nhân) quan sát thi thư lễ nhạc mà giáo hóa thành thiên hạ. Ngoài ra, nhân văn cũng nhằm phiếm chỉ những hiện tượng văn hóa trong xã hội của loài người và việc đời, nhân sự.

nhan-van-la-gi

Định nghĩa nhân văn là gì?

Theo cách chiết tự nghĩa, nhân văn có thể được giải đáp như sau: “Nhân” nghĩa là người và hiểu rộng ra thì đó chính là đặc trưng con người hay bản chất của con người; “Văn” có thể hiểu là văn hóa hay văn minh lẫn văn học. 

Như vậy, theo cách này thì “Nhân văn” chính là các nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp cùng các yếu tố tri thức văn hóa, văn minh. Nó thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, truyền thống, lịch sử hay tôn giáo, tâm linh của con người.

 

Những giá trị nhân văn hay cao hơn chính là chủ nghĩa nhân văn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người. Nó là một hệ thống những quan điểm thể hiện tình thương yêu giữa con người, sự coi trọng nhân phẩm, coi trọng quyền lực được phát triển của con người cũng như việc coi lợi ích con người là tiêu chuẩn để đánh giá những quan hệ xã hội. Tóm lại, nó ca ngợi và tôn vinh những giá trị “Người” của con người.


  • Biểu hiện của lối sống nhân văn

Nếu là một người có lối sống nhân văn, họ sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

2.1. Sống chân thật với cảm xúc của bản thân

Người theo đuổi hay có lối sống nhân văn thường là người biết cách biểu hiện tình cảm chân thật của bản thân với mọi sự vật, hiện tượng. Những cảm xúc được họ bộc lộ ra sẽ không phải là sự giả tạo và không thể hiện bất cứ một thái độ tình cảm sai lệch hoàn toàn nào với những gì mà họ đang nghĩ.

bieu-hien-cua-loi-song-nhan-van

Nhân văn là gì? Người có lối sống nhân văn là sống chân thật với cảm xúc của mình.

 

Con người sống nhân văn cũng có nghĩa là sự ganh ghét, đố kỵ hay tham lam không tồn tại trong họ, đặc biệt không thể hiện quá rõ cái “tôi” của bản thân. Hơn nữa, họ là những người luôn biết đồng cảm sâu sắc trước những khó khăn, đau khổ của người khác. Đồng thời, họ cũng luôn vui mừng cho sự vui mừng của những người xung quanh họ.

 

2.2. Sống độ lượng, vị tha và khoan dung

Biểu hiện tiếp theo của người sống nhân văn đó là độ lượng, vị tha và khoan dung. Đây là những đức tính không dễ có ở mỗi người bởi vì trước những tình huống trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều trở nên dễ nổi giận, thù hằn và ghét bỏ nhau.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì người ta cần phải khoan dung, biết tha thứ thì mới xây dựng được lối sống nhân văn. Từ đó giúp lòng mỗi người được thanh thản hơn.

bieu-hien-cua-loi-song-nhan-van-la-can-co-tam-long

Nhân văn là gì? Người có lối sống nhân văn biểu hiện ở sự độ lượng, vị tha và khoan dung.

2.3. Yêu cái đẹp, thiên nhiên và mong muốn khắc phục, giải thích thiên nhiên

Lối sống nhân văn còn thể hiện rõ ràng qua sự cảm nhận về cái đẹp của bản thân mỗi người. Họ luôn dành tình cảm, sự trân trọng cho cái đẹp, hướng đến lối sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên.

Lối sống này không chỉ đơn thuần gần gũi với tự nhiên, mong muốn khám phá, chinh phục và giải thích những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc đời mà còn phải liên quan đến ý thức bảo vệ môi trường.

Tóm lại, cốt lõi của sự nhân văn đó chính là tình yêu với thiên nhiên và sự khát khao khắc phục được những hiện tượng tiêu cực trong tự nhiên.

2.4. Sống có tinh thần độc lập tự cường

Dân tộc Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay vốn có khát vọng lớn về một cuộc sống độc lập tự do. và đây cũng chính là giá trị to lớn mà mỗi chúng ta đều hướng tới. Nếu không lối sống nhân văn sẽ trở lên rất vô vị bởi khi đó chúng ta không dành tình cảm cho đất nước, cho quê hương và yêu chuộng cuộc sống hòa bình. 

Đặc biệt, những người có lối sống nhân văn còn luôn đề cao tinh thần bất khuất, bất diệt và luôn sẵn sàng để bảo vệ những kẻ yếu, đứng về phía lẽ phải, công bằng.

bieu-hien-cua-loi-song-nhan-van-la-song-co-tinh-than-doc-lap-tu-cuong

Nhân văn là gì? Sống có tinh thần độc lập tự cường - Biểu hiện của lối sống nhân văn.

2.5. Ngợi ca phẩm chất con người

Mỗi con người đều mang trong mình các phẩm chất tốt mang tính đặc trưng riêng biệt bởi thế mà việc chúng ta quan sát và đánh giá, đề cao phẩm giá tốt của một ai đó cũng chính là lối sống nhân văn mà chúng ta đang hướng tới. Tìm kiếm những phẩm chất tốt của một người và ca ngợi họ cũng chính là cách giúp bạn có thể xóa bỏ đi những phần trong bản thân người đó chưa được tốt.

2.6. Khát vọng công lý

Và cuối cùng, lối sống nhân văn sẽ trở nên thiếu sót nếu mất đi một phần quan trọng đó chính là khát vọng công lý. Niềm tin, khát vọng hạnh phúc hay mong muốn cái thiện luôn chiến thắng là cách giúp mỗi chúng ta có thể nhận định đúng đắn hơn về cuộc sống và về con người. Nhờ đó, cuộc sống của mỗi người cũng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

bieu-hien-cua-loi-song-nhan-van-la-co-khat-vong-cong-ly

  • Chủ nghĩa nhân văn là gì?

Chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân bản tuy nhiên từ nhân bản còn có những nghĩa khác cần lưu ý theo quan điểm của những người nghiên cứu về khoa học xã hội thì họ đưa ra định nghĩa khá hàn lâm. 

Cụ thể, theo họ chủ nghĩa nhân văn chính là một nhánh triết học luân lý lớn. Đó chính là một thế giới quan chuyên chú vào những giá trị, lợi ích cũng như phẩm cách của con người. Hơn nữa, nó cổ xúy giáo dục nhân văn và tôn trọng giá trị con người.

Trong thời hiện đại, hầu hết các phong trào nhân văn chủ nghĩa đều là phi tôn giáo và nó gắn với chủ nghĩa thế tục, một nhân sinh quan phi thần. Nó đề cử việc đảm trách đi tìm kiếm những chân lý, đạo đức bằng các phương tiện của con người. Và qua đó, nó có thể phục vụ được lợi ích của con người. 

Trong khi chú trọng tới khả năng tự quyết định của loài người, chủ nghĩa nhân văn còn bác bỏ các biện hộ tiên nghiệm điển hình như sự hệ thuộc vào những tín ngưỡng, những cái siêu tự nhiên, đặc biệt là những văn bản được xem là thiên khải.

chu-nghia-nhan-van-la-gi

Nhân văn là gì? Tìm hiểu chủ nghĩa nhân văn là gì?

  • Ý nghĩa sâu sắc của nhân văn trong xã hội

Trong cuộc sống của con người không tồn tại độc lập riêng lẻ mà nó xuất hiện mối quan hệ với xã hội và cộng đồng. Có thể thấy rằng nhân văn là một giá trị vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với con người nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung.

Nhân văn thể hiện ở mọi mặt của đời sống, là các giá trị tốt đẹp về đạo đức của con người muôn đời luôn mong muốn hướng tới. Nhân văn còn giúp hoàn thiện nhân cách ở bản thân mỗi con người và giúp phần người được hoàn thiện hơn, luôn hướng tới “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

y-nghia-cua-nhan-van

Ý nghĩa của nhân văn là gì? Nhân văn hướng con người tới những điều tốt đẹp và tử tế hơn.

Nhân văn giúp cho cuộc sống trở nên ý nghĩa, tốt đẹp và tử tế hơn. Các giá trị nhân văn luôn được xã hội chú trọng đề cao, đặc biệt mong muốn được mở rộng, nhân lên và phát huy hơn nữa.

Từ xưa tới nay, chủ nghĩa nhân văn là gì đã là một câu hỏi luôn được con người mong muốn ai trong chúng ta cũng hiểu được. Nó là một bản sắc chủ đạo của truyền thống văn hóa Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam vốn được sản sinh và nó được nuôi dưỡng xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

  • Giá trị của nhân văn trong văn học

Giá trị nhân văn là một yếu tố mang giá trị quan trọng của bất kỳ một tác phẩm văn học nào. Cũng như nhân văn được hiểu là các giá trị đẹp đẽ của con người mà chúng tôi đã đề cập trong phần tìm hiểu khái niệm nhân văn là gì thì giá trị nhân văn trong một tác phẩm văn học cũng được hiểu là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người. Nó thể hiện qua các giá trị tinh thần như là: vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm hay vẻ đẹp tâm hồn,....

Những tác phẩm mang tính nhân văn luôn hướng tới việc khẳng định và đề cao những giá trị con người. Nhân văn như là thước đo giá trị văn học, nó khẳng định tấm lòng cũng như sự trăn trở của mỗi tác giả đối với cuộc sống con người.

Ngoài ra, tính nhân văn còn kết nối được những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác biệt nhau. Bởi vậy, giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện rất đậm nét qua nhiều những tác phẩm văn học.

gia-tri-cua-nhan-van-trong-van-hoc

Nhân văn là gì? Giá trị nhân văn mang lại nhiều cảm xúc dạt dào cho tác giả, sự hấp dẫn cho người đọc.

Nói tóm lại, giá trị nhân văn là một giá trị đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp ở con người là tư tưởng xuyên suốt những câu chuyện được đề cập đến. Giá trị nhân văn đem đến nhiều cảm xúc dạt dào cho chính tác giả cũng như đem đến sự hấp dẫn, thu hút người đọc.

Lời Kết

Như vậy, sự nhân văn chính là cốt lõi của cuộc sống. Do đó, hiểu được nhân văn là gì cũng như biểu hiện, ý nghĩa và giá trị của điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lối sống nhân văn được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau nên mỗi chúng ta cần hiểu và nên rèn luyện, hoàn thiện lối sống của riêng mình theo thời gian. Chung quy lại là hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi hết bài viết này. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những lời giải đáp nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận