Chủ ngữ và vị ngữ là những phần kiến thức trọng tâm mà hầu hết chúng ta đều đã được học để vận dụng trong bộ môn tiếng Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì.
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về chủ ngữ vị ngữ là gì cũng như những ví dụ minh họa và cách xác định 2 thành phần này trong câu. Theo dõi cùng chúng tôi ngay sau đây nhé!
- Chủ ngữ là gì? Ví dụ về chủ ngữ
Chủ ngữ là một thành phần chính trong câu bởi thế mà nó cũng là thành phần bắt buộc cần phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và từ đó có thể diễn đạt được trọn vẹn ý; thành phần không bắt buộc nhưng phải có mặt trong câu thì khác và được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ ra thì vị ngữ cũng được xác định là thành phần chính của câu.
Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu dùng để kể tên sự vật hay hiện tượng có hoạt động, trạng thái cũng như tính chất được miêu tả ở phần vị ngữ,.... Và chủ ngữ thường sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Ai? Cái gì? Con gì?....
Chủ ngữ thường là những địa từ, danh từ hoặc là cụm danh từ. Trong một số trường hợp cụ thể đặc biệt thì chủ ngữ cũng có thể là tính từ, cụm tính từ, động từ hoặc cụm động từ. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ khác nhau.
Ví dụ về chủ ngữ:
Bạn Nga rất chăm ngoan và biết vâng lời cô giáo, đạt kết quả học tập rất đáng ngưỡng mộ.
=> Chủ ngữ trong câu trên là: Bạn Nga.
Những chú ong đang kiếm mật trên những bông hoa.
=> Chủ ngữ trong câu trên là: Những chú ong.
Cô giáo là người mẹ hiền, nhân hậu và rất xinh tươi.
=> Chủ ngữ trong câu trên là: Cô giáo.
- Vị ngữ là gì? Ví dụ về vị ngữ
Như đã giới thiệu ở phần chủ ngữ là gì thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc cần có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và có thể diễn đạt được trọn vẹn ý.
Vị ngữ là bộ phận chính trong câu và nó có thể kết hợp cùng với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời các câu hỏi liên quan như: Làm gì? Làm cái gì? Làm như thế nào? Nó là gì?....
Trong một câu bất kỳ, vị ngữ thường là một tính từ hoặc một cụm tính từ và cũng có thể là động từ hoặc một cụm động từ. Và trong một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ khác nhau.
Ví dụ về vị ngữ:
Bạn Nga rất chăm ngoan và biết vâng lời cô giáo, đạt kết quả học tập rất đáng ngưỡng mộ.
=> Vị ngữ trong câu trên là: rất chăm ngoan và biết vâng lời cô giáo, đạt kết quả học tập rất đáng ngưỡng mộ.
Những chú ong đang kiếm mật trên những bông hoa.
=> Vị ngữ trong câu trên là: đang kiếm mật trên những bông hoa.
Cô giáo là người mẹ hiền, nhân hậu và rất xinh tươi.
=> Chủ ngữ trong câu trên là: người mẹ hiền thứ hai.
- Cách xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu
Bài tập về chủ ngữ vị ngữ không quá khó khăn nếu chúng ta hiểu khái niệm chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì. Dưới đây sẽ là một số cách giúp các bạn học sinh có thể xác định 2 thành phần chính này trong câu một cách dễ dàng để hoàn thành tốt bài thi phần luyện tập từ và câu nhé.
Cách xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu như sau:
- Cách nhận biết chủ ngữ: Thành phần chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi gồm: Ai? Cái gì? Con gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?
Ví dụ minh họa: An là bạn thân nhất của tôi. Như vậy, An là chủ ngữ và trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi.
- Cách nhận biết vị ngữ: Thành phần này thường trả lời cho các câu hỏi như: Là gì? Làm gì? Làm như thế nào? Ngoài ra để xác định được bị ngữ bạn cũng có thể dựa vào từ là để nối với chủ ngữ.
Ví dụ: An là bạn thân nhất của tôi. Như vậy, bạn thân nhất của tôi là vị ngữ và trả lời cho câu hỏi An là ai.
- Hướng dẫn giải các dạng bài tập liên quan đến chủ ngữ vị ngữ
4.1. Bài tập xác định kiểu câu
Bài tập xác định kiểu câu là một dạng bài tập cơ sở nhằm mục đích giúp các em học sinh nắm vững được nền tảng về cấu tạo của câu từ chủ ngữ vị ngữ là gì, trong đó có cách hành văn và để diễn đạt được rõ ràng hơn.
Với dạng bài tập này, lưu ý rằng nếu trước vị ngữ có xuất hiện các từ như: bị, được thì chúng ta sẽ xác định câu đó trở thành câu Ai thế nào. Trong một số trường hợp cụ thể, các từ bị, được có thể được rút gọn hoặc ẩn đi khi chủ ngữ trong câu đó không thể tự thực hiện được hành động (hay còn gọi là bị động).
Ví dụ như câu: Chiếc bánh làm từ bột gạo nếp thì chủ ngữ trong câu là chiếc bánh trả lời cho câu hỏi “ai”, còn vị ngữ là “làm từ bột gạo nếp”. Nếu theo nhận định ban đầu thì đây là một kiểu câu đã bị ẩn đi từ “được” vì thế mà đây là kiểu câu “Ai thế nào”.
4.2. Bài tập xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu
Trong dạng bài tập này cần phân biệt rõ 2 bộ phận chủ ngữ và vị ngữ quan trọng: “Ai” - chủ ngữ và “làm gì” - vị ngữ. Ví dụ như câu: “Các chú công nhân đang làm việc rất chăm chỉ”, trong đó các chú công nhân là chủ ngữ, đang làm việc rất chăm chỉ là vị ngữ.
Câu trên được xác định là một kiểu câu Ai làm gì. Tuy nhiên, lại có nhiều bạn cho rằng trong câu có động từ chỉ trạng thái “chăm chỉ” nhưng lại không phải kiểu câu Ai thế nào bởi chăm chỉ chỉ là phần phụ của câu và nó có chức năng bổ nghĩa cho câu. Theo đó, ta có thể bỏ từ “rất chăm chỉ” đi mà câu vẫn hoàn toàn đủ nghĩa như sau: “Các chú công nhân đang làm việc”.
4.3. Bài tập tìm cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ
Để có thể giải được bài tập dạng này, bạn cần thực hiện theo 2 bước gồm: xác định được chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì cũng như xác định cấu tạo câu.
Chẳng hạn câu: “Các nhân viên đang chăm chú nghe đồng nghiệp thuyết trình”.
- Bước 1: Cần xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu
Chủ ngữ là Các nhân viên trả lời cho câu hỏi “Ai?”
Vị ngữ là đang chăm chú nghe đồng nghiệp thuyết trình trả lời cho câu hỏi “làm gì?”
- Bước 2: Xác định cấu tạo
Chủ ngữ là các nhân viên: danh từ
Vị ngữ là đang chăm chú nghe đồng nghiệp thuyết trình: nghe đồng nghiệp thuyết trình là cụm động từ chính trong câu.
- Một số bài tập ứng dụng liên quan chủ ngữ và vị ngữ
Bài tập 1: Cho các câu dưới đây hãy xác định thành phần chính của mỗi câu:
- Bà em là giáo viên
- Đây là bạn Mai
- Hoa phượng vĩ cũng là hoa học trò
Hướng dẫn:
- Mẹ em là chủ ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi “Ai là giáo viên”.
Là giáo viên là vị ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi “Mẹ em là gì?”
- Chủ ngữ là hoa phượng vĩ trả lời cho câu hỏi “Cái gì là hoa học trò?”
Tuy nhiên cũng có nhiều bạn xác định “Hoa phượng vĩ cũng” là chủ ngữ nhưng đây không là chủ ngữ đúng nghĩa mà ý của câu này muốn nói đến sự xuất hiện như nhau thường niên của hoa phượng vĩ - hoa học trò: “cũng là”.
Là hoa học trò là vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Hoa phượng vĩ là gì?”
- Chủ ngữ là Đây (đại từ làm chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi “Ai là bạn Mai?”
Là bạn Mai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Đây là ai?”
Bài tập 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu cho sau đây:
- Bạn Nam khóc
- Mấy chú ếch nhảy múa tung tăng trên đồng cỏ
- Mấy chú Dế mèn sặc nước loạng choạng bò linh tinh ra khỏi tổ
- Bạn My có mái tóc đen rất đẹp
Hướng dẫn:
- Chủ ngữ là bạn Nam trả lời cho câu hỏi “Ai cười?”
Vị ngữ là khóc trả lời cho câu hỏi “Bạn Nam làm gì?”
- Chủ ngữ là Mấy chú ếch trả lời cho câu hỏi “Con gì nhảy múa tung tăng trên đồng cỏ?”
Vị ngữ là Nhảy múa tung tăng trên đồng cỏ trả lời cho câu hỏi “Mấy chú ếch làm gì?”
- Chủ ngữ là Mấy chú Dế mèn trả lời cho câu hỏi “Con gì sặc nước loạng choạng bò linh tinh ra khỏi tổ?”
Vị ngữ là sặc nước loạng choạng bò linh tinh ra khỏi tổ trả lời cho câu hỏi “Mấy chú Dế mèn làm sao?”
- Chủ ngữ là Bạn My trả lời cho câu hỏi “Ai có mái tóc đen rất đẹp?”
Vị ngữ là có mái tóc đen rất đẹp trả lời cho câu hỏi “Bạn My như thế nào?”
Bài tập 3: Điền chủ ngữ và vị ngữ còn thiếu vào những chỗ trống trong các câu sau để tạo thành một câu hoàn chỉnh có nghĩa:
- Mỗi ngày sau khi thức dậy,.....
- Mỗi khi hoa đào nở rộ,.....
- Trên bầu trời thu trong trẻo ấy,....
- Giữa dòng chảy mênh mông,.....
Hướng dẫn:
- Mỗi ngày sau khi thức dậy, tôi đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi chuẩn bị tới trường cùng bố.
- Mỗi khi hoa đào nở rộ, tôi lại cảm thấy không khí xuân tràn ngập trên khắp bản làng.
- Trên bầu trời thu trong trẻo ấy, những giọt sương mai long lanh rơi nhẹ trên mái tóc em.
- Giữa dòng chảy mênh mông, những con thuyền nhấp nhô nhộn nhịp băng qua.
Lời Kết
Như vậy, cách xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu không phải là dạng bài tập quá khó đúng không nào? Hy vọng qua bài viết về chủ đề chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn nắm vững được kiến thức và vận dụng cách nhận biết chủ ngữ vị ngữ để luyện tập thành thạo dạng bài tập này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, để lại bình luận nếu bạn còn điều gì thắc mắc và đừng quên theo dõi sansosanh để cập nhật, tổng hợp được nhiều hơn những kiến thức, thông tin hữu ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống bạn nhé!
Xem thêm:
-Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ
-Động từ là gì? Ý nghĩa của động từ trong câu
-Poster là gì trong tiếng việt, cách tạo poster ấn tượng
-Crush nghĩa là gì? Một số dấu hiệu crush đang thích mình