Sự kết hợp hoàn hảo giữa động từ với danh từ và tính từ giúp cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt đa dạng và phong phú hơn. Vậy động từ là gì? Động từ giữ chức năng gì trong câu? Những chia sẻ dưới đây của sansosanh.com sẽ giúp bạn ôn luyện lại toàn bộ nội dung về phần từ loại này nhé!
Tóm tắt
Động từ là gì?
Động từ là những từ được dùng để chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật, con người. Khi kết hợp với các từ loại khác nhau, động từ sẽ mang ý nghĩa khái quát và ý nghĩa biểu thị khác nhau.
- Động từ kết hợp với danh từ và tính từ để tạo thành cụm động từ: đi nhanh lên, đi chậm thôi,...
- Động từ có khả năng kết hợp với phó từ (chẳng, vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...) để tạo ra những cụm từ hoặc câu văn có mục đích cầu khiến. Ví dụ: hãy nhanh lên!, đi chậm thôi!,...
Động từ nghĩa là gì?
Ý nghĩa và chức năng của động từ là gì?
Động từ dùng để diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật. Trong câu, động từ được dùng làm vị ngữ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho tính từ hoặc động từ. Ngoài ra, động từ cũng có thể giữ các thành phần khác trong câu như trạng ngữ, định ngữ hoặc chủ ngữ.
Ví dụ:
- Trời đang mưa tầm tã. (Động từ làm vị ngữ)
- Cô bé trượt chân ngã sóng soài trên đường. (Động từ làm vị ngữ)
- Lao động là vinh quang. (Động từ làm chủ ngữ).
- Con đường đang sửa đi qua nhà tôi. (động từ làm định ngữ)
- Làm như vậy, tôi thấy khá ổn đấy! (động từ làm trạng ngữ)
Có những loại động từ nào?
Dựa theo đặc điểm, động từ được chia thành 2 loại chính, đó là:
Động từ chỉ hoạt động
Đây là các động từ được dùng để gọi tên hoạt động hoặc tái hiện lại hoạt động của con người, hiện tượng, sự vật.
Ví dụ: ca, hát, nhảy, chạy, đuổi, bắt, mưa, gió,...
Các động từ chỉ hoạt động của con người có thể được dùng để chỉ hoạt động của sự vật. Mục đích là để tăng sức gợi hình và biến những vật vô tri, vô giác trở nên gần gũi hơn với con người. Hay nói cách khác, đó chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ.
Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng. Tre giữ làng, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.
=> Theo ví dụ trên, một số động từ được dùng chỉ hoạt động của con người đã được dùng để chỉ vật. Đó là: xung phong, giữ, hy sinh, bảo vệ.
Động từ chỉ trạng thái
Đây là những động từ được dùng để tái hiện, thể hiện trạng thái cảm xúc của con người và sự vật.
Ví dụ: vui, buồn, giận, khó chịu,....
Động từ chỉ trạng thái được chia thành các loại sau:
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (không tồn tại): có, hết, còn,...
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: chịu, được, phải, bị,..
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, trở nên, hóa ra, trở thành, sinh ra,...
- Động từ mang ý nghĩa so sánh: là, hơn, thua, bằng,....
- Động từ chỉ sự cần thiết: nên, phải, cần,...
- Động từ chỉ mong muốn, nguyện vọng: mong, ước, muốn,...
Các loại động từ
Ngoài ra, người ta còn chia động từ thành 2 loại sau:
- Nội động từ: Đây là những động từ hướng vào chủ thể làm chủ hoạt động (đứng, nắm, đi,...). Hay nói cách khác, nội động từ là từ mô tả trạng thái, hoạt động của chủ thể thực hiện hành động đó. Trong câu, nội động từ cần phải đi kèm với quan hệ từ để làm bổ ngữ chỉ đối tượng.
Ví dụ: Bố mua cho tôi chú cún.
- Ngoại động từ: Là những động từ mà ý nghĩa thể hiện của nó hướng đến một đối tượng khác. Hoặc có thể hiểu đó là những từ mô tả hành động hoặc tâm trạng của người khác. Ngoại động từ không cần đi kèm với quan hệ từ mà nó có khả năng bổ ngữ trực tiếp cho đối tượng.
Ví dụ: Chúng tôi rất yêu quý cô ấy.
Các lưu ý khi dùng động từ
- Một số động từ là động từ chỉ hành động, đồng thời là động từ chỉ trạng thái. Ví dụ: suy tư, lo lắng, hồi hộp, băn khoăn,...
- Các từ chuyển nghĩa là động từ chỉ trạng thái.
Ví dụ: “Ông ấy đã đi rồi!” => “đi” có nghĩa là chết, vì nó là từ chuyển nghĩa nên được xếp vào nhóm động từ chỉ trạng thái.
- Các động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau nhưng các động từ chỉ trạng thái thì không thể.
- Một số động từ mang đặc điểm, tính chất của một tính từ và nó thường kết hợp với những trợ từ chỉ mức độ
Cụm động từ là gì?
Cụm động từ là một tổ hợp có thành phần chính là động từ và các thành phần phụ (đứng trước và đứng sau động từ chính) đi kèm. Một động từ đứng riêng lẻ không được coi là cụm động từ mà nó cần phải kết hợp với các thành phần phụ khác.
Cấu tạo của cụm động từ:
Thành phần phụ trước | Phần trung tâm | Thành phần phụ sau |
- Từ mang ý nghĩa khẳng định/ phủ định: chưa, chắc, không, có,...
- Chỉ mối quan hệ thời gian: từng, đang, chưa, đã,.. - Chỉ sự tiếp diễn tương tự: tiếp, còn, cùng, vẫn,... - Khuyến khích/ ngăn cản: có, không, đừng, hãy,.... |
Các động từ | - Các từ mô tả chi tiết về đối tượng (tính từ và danh từ)
- Từ chỉ phương hướng: lên, thẳng, xuống, ra,... - Từ chỉ địa điểm - Từ chỉ thời gian - Từ chỉ mục đích, nguyên nhân - Từ chỉ hành động hay cách thức,... |
Lưu ý: Cụm động từ có thể chỉ có phần phụ trước hoặc phần phụ sau hoặc đầy đủ cả phần phụ trước và phụ sau.
Ví dụ về cụm động từ: ăn vội vàng, đi thong thả,...
Trên đây là bài viết chia sẻ động từ là gì và một số kiến thức căn bản về động từ. Mong rằng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và ôn luyện.