Điệp ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ

0
218
the-nao-la-diep-ngu
Thế nào là điệp ngữ

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ, được sử dụng trong văn học, đặc biệt là trong thơ ca. Hãy cùng với sansosanh.com khám phá điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong bài viết sau đây nhé!

Điệp ngữ là gì?

Theo sách Ngữ văn 7, khái niệm điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc là một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn thơ, đoạn văn. Mục đích chính là để gây sự chú ý, nhấn mạnh, liệt kê, khẳng định… một vấn đề nào đó. 

Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một đoạn văn, một câu hoặc là một vài từ bất kỳ.

Ví dụ:

  • “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
  • “Học, học nữa, học mãi”
  • the-nao-la-diep-ngu
    Thế nào là điệp ngữ

Tác dụng của điệp ngữ?

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó là:

Tạo ra sự nhấn mạnh

Việc lặp lại một từ hoặc là một cụm từ sẽ nhấn mạnh được ý mà tác giả muốn nhắc đến.

Ví dụ:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”.

=>Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ ” đã được lặp lại đến 3 lần để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung của tác giả với những con người và những kỷ niệm xưa cũ.

Tạo sự liệt kê

Ví dụ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

=>Trong đoạn thơ trên, hai từ “ta” và “đâu” được lặp đi lặp lại đến 4 lần ở đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”. Việc sử dụng biện pháp này nhằm liệt kê các kỷ niệm, các chiến tích anh hùng một thời của vị chúa sơn lâm này. Qua đó tác giả cũng nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ về một thời xa xưa, thời vàng son nay đã không còn nữa của chúa tể rừng xanh.

Tạo sự khẳng định

diep-ngu-tao-sư-khang-dinh
Điệp ngữ tạo sự khẳng định

Ví dụ:

 “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

=> Cụm từ “Dân tộc đó phải” được Bác lặp lại 2 lần mang ý nghĩa khẳng định, đây là điều tất yếu, chắc chắn “phải được độc lập” của một dân tộc kiên cường và bất khuất.

Các dạng điệp ngữ

Có 3 dạng điệp ngữ chính đó là: Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ chuyển tiếp (hay còn gọi là điệp ngữ vòng).

Điệp ngữ cách quãng

Là hình thức lặp lại một từ, một cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ thường cách quãng, không có sự liên tiếp.

Ví dụ về điệp ngữ:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Điệp ngữ nối tiếp

diep-ngu-noi-tiep
Điệp ngữ nối tiếp

Đây là hình thức lặp lại một từ, một cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung, trắng cả rừng chiều”.

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Đây là hình thức lặp lại từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên xuống đầu câu dưới để giúp câu văn, câu thơ liền mạch về ngữ nghĩa. Hình thức điệp từ này thường được dùng trong các thể thơ thất ngôn lục bát, lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

Ví dụ:

Trong đoạn thơ trên, ta thấy hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo nên sự chuyển tiếp, gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của cây dâu. Đoạn thơ trên còn là phép ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ. Đây còn là phép ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.

Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng vô cùng phổ biến trong văn chương. Điệp ngữ giúp tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh cũng như cảm xúc mà họ muốn gửi gắm vào tác phẩm.

khong-nen-lam-dung-diep-ngu-qua-muc
không nên lạm dụng điệp ngữ quá mức

Khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, các bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng là gì, tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến cho bài văn rườm rà, tối nghĩa và làm người đọc cảm thấy ngán ngẩm.

Để hạn chế phép điệp từ cũng như tránh lỗi lặp từ trong bài tập làm văn, đoạn thơ, người dùng nên chú ý: 

– Sử dụng phép lặp có chủ ý, thể hiện ý đồ rõ ràng.

– Căn cứ vào 3 hình thức điệp từ để xây dựng lối điệp hay, mạch lạc. Tránh tình trạng người viết có dụng ý nhưng người đọc lại không hiểu, không cảm nhận được.

– Trau dồi vốn từ và cách diễn đạt để tránh lỗi lặp từ ở trong cách hành văn.

  • Ví dụ: “Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có một hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân nhỏ, xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót vang véo von suốt ngày. Em rất yêu nhà em!”

=> Trong ví dụ trên, cụm từ “nhà em” đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến cho đoạn văn trở nên lộn xộn, dài dòng, không tạo được điểm nhấn và không mang lại cảm xúc cho người đọc.

Các bạn nên hạn chế lạm dụng cách sử dụng điệp ngữ như trên và có thể sửa lại như sau: 

“Nhà em có mái ngói đỏ tươi, có một hàng râm bụt trước nhà và khoảng sân nhỏ, xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em còn có tiếng chim hót véo von và rộn rã tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của mình!”

  • Ví dụ: “Truyện cổ tích có rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo thú vị nên em rất thích đọc truyện cổ tích.”

Nên sửa thành:

“Em rất thích đọc truyện cổ tích bởi vì nó có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.”

Hoặc:

“Bởi vì truyện cổ tích có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo thú vị nên em rất thích đọc.”

Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ

Rất nhiều người thường nhầm điệp ngữ với lỗi lặp từ, để tránh nhầm lẫn người dùng cần phân biệt được chúng. Cách phân biệt như sau: 

Điểm giống

Về mặt hình thức, cả hai đều dùng đi dùng lại một từ hoặc một cụm từ nào đó liên tiếp nhau.

Điểm khác

Phép điệp: Chính là một biện pháp tu từ được lặp có chủ đích trước của người viết để nhấn mạnh hoặc là thể hiện một ý đồ cụ thể nào đó. 

Lỗi lặp từ: Ở lỗi lặp từ các từ hoặc cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng nó không có bất kỳ giá trị nghệ thuật nào cả. 

  • Ví dụ:

- Câu văn 1: “Vừa bước đến cổng chào, người ta đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của trăm ngàn loại hoa. Nào lan, nào cúc, nào mai, nào ly, nào cẩm tú, nào mẫu đơn…”

=> Ở đoạn văn trên, phép điệp ở đây là có chủ đích, có dụng ý khơi gợi khung cảnh rực rỡ, hoành tráng của một khu vườn hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện lên cảm xúc choáng ngợp pha lẫn thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên xinh đẹp đó.

- Câu văn 2: “Nhà em có một vườn hoa vô cùng xinh đẹp. Tuy em không biết hết tên của các bông hoa này, tuy nhiên bông hoa nào cũng tươi tắn, mỗi bông hoa lại có mùi thơm rất riêng. Mỗi chiều đến, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa dưới nắng chiều khiến lòng em như ôm cả mùa xuân vào lòng.”

=> Đoạn văn trên đã lặp từ hoa quá nhiều lần. Việc lặp từ hoa quá nhiều vô tình khiến câu văn trở nên lủng củng, không hay. 

Nên sửa lại như sau: “Trong nhà em có một vườn hoa vô cùng xinh đẹp. Tuy không thể biết hết tên của chúng, nhưng bông nào cũng tươi tắn và có một mùi thơm riêng. Mỗi chiều đến, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu vườn dưới nắng khiến em như ôm cả mùa xuân vào lòng”.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan đến khái niệm điệp ngữ. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ điệp ngữ là gì, nắm được tác dụng cũng như cách dùng chính xác của biện pháp tu từ này nhé!
Xem thêm :
- Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ

- Động từ là gì? Ý nghĩa của động từ trong câu
- Chủ ngữ là gì? Vai trò của chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận