Khiêm tốn là gì? Trong cuộc sống vì sao chúng ta phải sống khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn giúp gì cho con người? Có người cho rằng khi khiêm tốn sẽ không thể nổi hơn những người khác, không thể thể hiện được con người mình tài năng hiểu biết đến đâu. Như vậy sẽ khiến nhiều người không kính trọng. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về đức tính khiêm tốn là gì? để bạn tham khảo nhé!
Tóm tắt
- 1 Khiêm tốn là gì?
- 2 Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn là gì?
- 3 Biểu hiện của người khiêm tốn là gì?
- 4 Khiêm tốn được gì và mất gì? Nghị luận về khiêm tốn
- 5 Cách rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
- 6 Những lưu ý khi trở thành người khiêm tốn
- 7 Những câu nói hay về đức tính khiêm tốn thúc đẩy bạn mạnh mẽ
Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt của con người. Tất cả những đức tính khiêm tốn được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động mà họ thể hiện. Mỗi con người ẩn sâu bên trong đều có tính khiêm tốn. Nhưng sự khiêm tốn đó có được đánh thức hay không phụ thuộc vào mỗi cá nhân.
Khiêm tốn nghĩa là gì? Đức tính khiêm tốn là gì?
Con người khiêm tốn là một người biết mình biết ta, thường nhún nhường, hiểu người nhưng không tự đề cao vai trò, ca ngợi thành tích, công lao cá nhân của mình. Họ luôn tự ý thức được về một thái độ nào đó được thể hiện sao cho đúng mực để từ đó đưa ra những đánh giá cho bản thân. Không quá tỏ ra kiêu căng, luôn nhường đối phương. Đặc biệt họ luôn sống tích cực, luôn muốn rèn luyện bản thân để làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm của mình.
Chính vì vậy, người khiêm tốn luôn có cuộc sống thoải mái hơn, bình yêu và thanh thản. Suy nghĩ của họ luôn tích cực, có nhiều vốn kinh nghiệm sống nên nhận được sự yêu mến từ mọi người.
Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn là gì?
Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta thường được học về 5 điều Bác Hồ dạy trong đó đức tính khiêm tốn là điều thứ 5 “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” được Bác để lại cho bao đời nay. Vậy ý nghĩa của đức tính khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một đức tính vô cùng đẹp của con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện không thể tự nhiên mà có. Đức tính khiêm tốn luôn được khuyến khích rèn luyện và phát huy.
Đây là một trong những đức tính mà con người cần theo đuổi. Có được tính khiêm tốn chính là người có biểu hiện của tính thiện trong tâm người. Đức tính khiêm tốn sẽ giúp con người mang theo vẻ đẹp tâm hồn tạo nên con người có phong cách hoàn hảo.
Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn là gì? Khiêm tốn có tốt không?
Đức tính khiêm tốn mang đến rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của con người. Ta có thể nhìn thấy sự khiêm tốn trong bất cứ trường hợp nào, hay mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Một số ý nghĩa của đức tính khiêm tốn mà bạn có thể noi theo:
- Trong công việc cần dành hết tâm huyết cho công việc của mình, không tỏ ra khoe khoang hay có tính cố chấp. Chắc chắn bạn sẽ nhận được thành công trong công việc mà mình chòn.
- Đức tính khiêm tốn có ý nghĩa về lòng biết ơn sự giúp với lòng thành kính. Khi đó bạn nhận lại sẽ là sự thật lòng của người khác.
- Tôn trọng và học hỏi từ những người giỏi hơn mình. Luôn nhường nhịn, giúp đỡ những người yếu kém hơn. Bằng cách chia sẻ những kiến thức mà mình biết. Bạn sẽ nhận được rất nhiều sự yêu mến của mọi người.
- Bản thân luôn chăm chỉ, trau dồi kiến thức, luôn mong muốn thu nạp nhiều kiến thức nhưng không thể hiện tài năng của mình. Khi đó bạn sẽ nhận được bài học ý nghĩa, nhận thêm được nhiều kiến thức hơn và đặc biệt là sự kính trọng từ mọi người.
- Luôn hoàn thành mọi mục tiêu đề ra vì đó là thước đo giá trị bản thân đang nằm ở vị trí nào. Không thể hiện sự thỏa mãn hay thể hiện đến lợi ích cá nhân.
Biểu hiện của người khiêm tốn là gì?
Những người khiêm tốn thường có những biểu hiện rất rõ ràng cụ thể:
Biểu hiện qua sự bao dung độ lượng
Người khiêm tốn luôn có lòng bao dung và rộng lượng khi tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Họ tìm cách để người phạm sau nhận lỗi của bản thân và cho họ cơ hội để sửa sai. Nên các mối quan hệ giữa người khiêm tốn và người khác càng trở nên tốt đẹp và gắn bó hơn.
Thể hiện qua lòng biết ơn
Những người khiêm tốn luôn ghi nhớ và trân trọng những gì họ nhận được từ người khác. Nên khi có cơ hội trả ơn họ sẽ tìm cách để trả đáp ân tình đó.
Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác
Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của đức tính khiêm tốn. Người khiêm tốn luôn sẵn lòng lắng nghe và cố gắng thấu hiểu những người xung quanh mình để hoàn thiện những điểm hạn chế của mình. Nhờ vậy họ càng phát triển bản thân tốt hơn rất nhiều.
Biểu hiện thường thấy ở những người khiêm tốn
Không so sánh thiệt hơn
Đối với những người khiêm tốn họ cho rằng lấy bản thân ra để so sánh với người người sẽ khiến con người càng thêm khó chịu và chỉ thụt lùi. Vậy nên thời gian để đem so sánh với người khác họ sẽ dành thời gian để nhìn nhận người khác. Từ đó nhìn ra được điểm mạnh và điểm yếu để phát huy và khắc phục bản thân.
Không ngừng trau dồi, học hỏi
Người khiêm tốn không tự ngủ quên trong chiến thắng. Bởi họ cũng không có tính khoe khoang mà họ ngược lại luôn cố gắng học hỏi, tiếp thu các kiến thức để hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa. Vậy nên họ luôn cố gắng học tập, luôn cố gắng trau dồi các kiến thức cho bản thân.
Ngoài ra biểu hiện của người khiêm tốn còn có:
- Luôn có cái nhìn nhận khách quan hơn về người khác và bản thân. Họ không tự tô hồng bản thân cũng không tự bôi đen người khác.
- Trân trọng công lao, thành tích của người khác, vui mừng vì người khác tiến bộ hơn.
- Không tự ti nhưng cũng không kiêu ngạo hay mặc cảm về sự thấp kém của bản thân. Họ cũng không ích kỷ gây cản trở sự thăng tiến của người khác vì lợi ích cá nhân của mình…
Khiêm tốn được gì và mất gì? Nghị luận về khiêm tốn
Tâm lý thường gặp phải đó là khi quá khiêm tốn sẽ khiến người khác chê bai, xem thường vì cho rằng bản thân kém cỏi. Thật ra khi trở thành người khiêm tốn cái ta mất đi đó chỉ là những thói xấu mà thôi. Những thói xấu đó là tính kiêu căng, tự cao, tự đại, tính khoe khoang, hợm hĩnh.
Người có đức tính khiêm tốn sẽ nhận được nhiều lợi ích trong cuộc sống. Họ tự chủ biết lắng nghe, hiểu kiến thức của mình còn giới hạn nên luôn biết cách để hoàn thiện bản thân. Khi tranh luận luôn dùng giọng nói nhỏ nhẹ để không chạm vào lòng tự ái của người khác.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn, phẩm chất khiêm tốn
Không giấu dốt chính là điểm trung thực của người khiêm tốn. Vì họ luôn biết được điều gì mình chưa biết sẽ không tự lừa dối bản thân, lừa dối người khác. Họ sẽ trung thực thừa nhận và học hỏi điều không biết đó để thu thập thêm nhiều kiến thức hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa. Họ cũng không ngần ngại hỏi bất cứ ai để có thể học hỏi bất cứ điều gì mình biết. Tiếp nhận những điều mới lạ để biến những sự thông thái của người khác thành của mình.
Cuộc sống của người khiêm tốn luôn vui vẻ, thân thiện và thoải mái, dễ dàng hợp tác với người khác. Nhờ vậy họ cũng không đặt mình cao hơn người khác nên dễ hòa đồng, thiện cảm và tạo ấn tượng với mọi người.
Đức tính khiêm tốn thường ít thành kiến, ít khi tranh cãi và cố gắng hòa giải tốt với mọi người. Họ luôn sẵn lòng xin lỗi và bày tỏ lòng biết ơn với người khác. Đây chính là nền tảng để gây dựng tình cảm, thắt chặt thêm các mối quan hệ và hạn chế được những tranh cãi, tranh chấp không cần thiết.
Cách rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Để rèn luyện đức tính khiêm tốn bạn cần phải rèn luyện thường xuyên, rèn luyện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dưới đây là những cách để chúng ta có thể rèn luyện sự khiêm tốn của mình.
- Rèn luyện tính bao dung: Sự bao dung luôn giúp con người sống thoải mái hơn, thanh thản hơn. Bên cạnh đó là sự biết ơn cũng cần phải được rèn luyện. Biết ơn không nhất thiết phải biết ơn một cá nhân nào đó. Chúng ta có thể biết ơn cuộc đời này đã giúp ta phát triển và tồn tại, được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc trong cuộc đời.
Cách rèn luyện trở thành người có tính khiêm tốn cần có quá trình và thời gian
- Bỏ tính so sánh với người khác hay sự việc xung quanh: Khi trong suy nghĩ của bạn luôn có sự so sánh với vấn đề nào đó, sự kiện nào đó. Như vậy bạn sẽ rất khó rèn luyện được đức tính khiêm tốn. Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội đều có ý nghĩa riêng. Đừng vội đưa ra những sự so sánh bởi biết đâu bạn kém người ta về mặt này nhưng ở một mặt khác bạn lại là người mạnh. Thay vì so sánh nên tự tìm điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để phát huy tốt nhất.
- Học cách lắng nghe và thấu hiểu: Khi học được cách lắng nghe, sự cảm thông với người khác bạn có thể đang dần tiến tới sự khiêm tốn của mình. Luôn lắng nghe người khác bạn sẽ hiểu được nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Luôn tự tin, không chần chừ và quyết đoán đối với các vấn đề của mình. Cố gắng thấu hiểu đặt mình vào vị trí người khác để thông cảm với mọi người hơn nữa.
- Khen người khác một cách chân thành: Khi người khác làm việc hiệu quả, hãy nhìn vào điểm mạnh của họ và dành cho họ lời khen ngợi chân thành nhất. Đừng nghĩ đến chuyện nịnh bợ mà rót vào tai họ những lời dễ nghe, xu nịnh. Như vậy người nghe sẽ rất dễ nhận ra bạn là người nịnh bợ không có giá trị.
Những lưu ý khi trở thành người khiêm tốn
Khiêm tốn là một đức tính rất tốt mà chúng ta nên có và phải phát huy. Thế nhưng, quá khiêm tốn lại khiến bạn dễ gặp phải nhiều rắc rối và phiền phức. Để khiêm tốn được thể hiện ở đúng hoàn cảnh giúp bạn có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng bạn nên khiêm tốn đúng mực. Dưới đây là một số lưu ý khi trở thành người khiêm tốn và trong quá trình rèn luyện khiêm tốn.
- Khi bạn quá khiêm tốn trong mắt người khác bạn sẽ trở thành người không có giá trị cao. Khiêm tốn quá mức khiến giá trị của bạn giảm đi. Khi khiêm tốn bạn trở nên ít nói đi, nhưng ngay cả khi điều cần phải nói bạn cũng nói ít sẽ khiến người xung quanh đánh giá bản thân bạn không có gì đặc biệt, không có giá trị cao. Hãy lên tiếng khi cần thiết và bảo vệ quan điểm của mình.
Khiêm tốn nhưng phải tự tin và có chính kiến với cuộc đời của mình
- Khiêm tốn không có nghĩa là bạn trở nên nhút nhát, không nói lên được quan điểm, chính kiến của mình. Nếu bạn để điều này xảy ra bạn sẽ trở thành người thu động trong công việc và cuộc sống.
- Khiêm tốn không đúng mức sẽ tạo ra rào cản trong cuộc sống của bạn. Bạn ít nói, ít tiếp xúc sẽ khiến khoảng cách giữa bạn và người xung quanh cách xa hơn. Đồng thời họ sẽ cho rằng bạn là người dễ bắt nạt, coi bạn là người dễ sai vặt, khiến bạn mất đi giá trị bản thân. Đừng để sự khiêm tốn của mình khiến người khác lợi dụng, coi thường bạn. Hãy luôn tự tin và chân thành khi đó khiêm tốn sẽ được thể hiện đúng mực nhất.
- Khiêm tốn không có nghĩa là những năng lực, giá trị bản thân của bạn bị hạn chế bằng cách nâng cao giá trị của người khác. Khiêm tốn không đúng cách bạn sẽ vô tình khiến con đường thăng tiến của mình bị hạn chế. Đối với các lãnh đạp họ luôn khuyến khích nhân viên rèn luyện tính khiêm tốn. Nhưng khi quá khiêm tốn, trở nên nhút nhát, không có chính kiến sẽ không ai muốn đề cử bạn lên vị trí cao hơn.
Những câu nói hay về đức tính khiêm tốn thúc đẩy bạn mạnh mẽ
Khiêm tốn là đức tính tốt cần có trong mỗi con người. Đừng vì khiêm tốn quá mức mà trở nên yếu đuối. Những câu nói về đức tính khiêm tốn dưới đây sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, cởi mở và sống văn minh hơn.
- Hoàn cảnh môi trường sống không thể quyết định tính cách của bạn. Chính con người bạn mới là người quyết định tính cách của bạn. Dừng lại để suy nghĩ xem bạn thực sự là người thế nào và biến suy nghĩ đó thành những hành độn thực tế đừng chỉ là lý thuyết suông.
- Hãy trở nên khiêm tốn và ham học hỏi. Thế giới này quá rộng lớn so với những điều mà bạn nhìn nhận. Trông thế giới rộng lớn đó sẽ luôn có chỗ để bạn dành cho những ý tưởng mới, khởi đầu mới.
- Người tự cao tự đại thích được khen và luôn ghi nhớ những lời khen đó – Còn người khiêm tốn luôn ghi nhớ những điều tốt đẹp mà họ may mắn được nhận từ cuộc sống này.
- Khiêm tốn có nghĩa là không phải trở nên quan trọng như thế nào mà có thể sống sao để tạo ra sự khác biệt như thế nào đối với cuộc sống của người khác.
Những câu nói hay nhất về đức tính khiêm tốn giúp bạn mạnh mẽ
- Công trạng, thành tích của cá nhân chủ yếu là từ tập thể mà có. Vì vậy người có thành tích, có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và trở thành người rộng lượng là 2 đức tính mà người nào cũng phải có.
- Sự khiêm tốn đó là sự chiến thắng của tâm trí đối với những lời nói xu nịnh của người khác.
- Là con người nên trở thành người khiêm tốn, đừng để tên tuổi của mình giống chỉ như những mớ bong bóng rỗng tuếch trên mặt nước chỉ cần chớp mắt thì đã tan biến.
- Làm người phải tự tin, nhưng đừng tự tin đến mức tự phụ. Làm người nên có tính khiêm tốn, nhưng không nên khiêm tốn đến mức tự đánh mất lòng tự tin, vị trí của mình.
- Hãy là người mạnh mẽ nhưng đừng trở thành thô lỗ; Hãy là người tử tế nhưng đừng trở nên yếu đuối; Hãy mạnh bạo nhưng đừng bắt nạt người khác; Hãy khiêm tốn nhưng đừng trở nên nhút nhát; Hãy kiêu hãnh với những giá trị của mình nhưng đừng kiêu ngạo.
- Sự khiêm tốn trong tính cách mỗi con người đối với ưu điểm tốt giống như những điểm nhấn trong bức tranh, khiến nó càng có sức hút, càng nổi bật.
- Sự khác biệt giữa sự tự tin và lòng kiêu ngạo chính là: người tự tin sẽ luôn trở nên điềm tĩnh, khiêm tốn còn người kiêu ngạo luôn trong trạng thái tự đắc, nóng vội.
- Ít nhất rằng tôi còn đủ khiêm tốn để nói lên rằng thiếu tính khiêm tốn là một trong những khuyết điểm mà tôi đang cố gắng rèn luyện.
- Nhận thức được phẩm giá của mình và hoàn thiện trở thành người thông minh, khiêm tốn hơn và đồng thời cũng kiên cường hơn.
- Phẩm giá con người chính là những viên đá quý, viên đá đó sẽ còn lấp lánh đẹp đẽ hơn khi được lồng trong cái giá khiêm tốn.
- Người giản dị nhất thì không có nghĩa đó là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không chắc đó là người khiêm tốn.
Như vậy qua bài viết khiêm tốn là gì? chúng ta đã hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của tính khiêm tốn. Từ đó, luôn nhắc nhở bản thân có thái độ sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn. Đồng thời phải liên tục trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Để tạo ra những nền tảng cơ bản vững chắc trên con đường chinh phục ước mơ tạo nên cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình.