Lắng nghe là gì? Lắng nghe không chỉ đơn giản là nghe mà đó là cả một nghệ thuật. Bạn thường nghĩ rằng khi đối thoại với người khác bạn đã biết lắng nghe. Nhưng đó chỉ là việc nghe thông thường. Đối với cuộc giao tiếp nếu bạn và người đối thoại nói quá nhiều bỏ qua chuyện lắng nghe nhau. Đó là cuộc nói chuyện không đem lại hiệu quả mà còn mang đến những mâu thuẫn.
Vậy lắng nghe là gì? kỹ năng lắng nghe là gì? lợi ích của lắng nghe như thế nào? Theo dõi những thông tin dưới đây của sansosanh để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Tóm tắt
Lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe là gì?
Có một thực tế rằng con người sinh ra ai cũng học được cách nói nhưng học được cách lắng nghe hiệu quả thì rất ít. Trong các kỹ năng mềm thì lắng nghe là kỹ năng được nhiều người nhắc đến nhất. Vậy lắng nghe là như thế nào?
Lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe là gì?
- Lắng: là trạng thái cảm giác như đang chậm lại, dừng lại, không có sự sôi động, mạnh mẽ. Lắng còn được dùng để chỉ sự yên tĩnh khác thường đi kèm với một số từ: lắng cặn, lắng đọng, sâu lắng…
- Nghe: Là quá trình tiếp thu và nhận âm thanh phát ra. Đôi khi nghe cũng để biểu thị sự cảm nhận, thấu cảm với người nói.
Vậy lắng nghe chính là sự tập trung và tiếp nhận âm thanh có chọn lọc và chủ động.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Như vậy nghe là sự chủ động, tập trung và thấu hiểu nội dung người nói. Vậy kỹ năng lắng nghe chính là phân tích thông tin và đưa ra những phản hồi thích hợp đó. Trong giao tiếp hàng ngày lắng nghe thường là những phản hồi tương tác qua lại những phần tiếp nhận và xử lý thông tin.
Lắng nghe hiệu quả giúp bạn có thể thấu hiểu, thu thập thông tin, thấu hiểu. Rồi đưa ra lời giải đáp, hoặc các lời khuyên, giải pháp, chiến lược đối phó cho phù hợp. Để có kỹ năng lắng nghe cần phải có thời gian rèn luyện trong thời gian dài mới có khả năng thành thục. Các kỹ năng lắng nghe không chỉ được sử dụng trong môi trường công việc mà còn áp dụng trong đời sống gia đình, cộng sự, mối quan hệ bạn bè.
Lợi ích của lắng nghe là gì?
Lắng nghe hiệu quả có vai trò và lợi ích quan trọng đối với mỗi người. Tâm lý con người ai cũng muốn được người khác lắng nghe, muốn được chia sẻ. Đặc biệt trong giao tiếp sự thấu hiểu giữa người với người rất quan trọng.
Lợi ích và vai trò quan trọng của lắng nghe là gì?
- Trong công việc lợi ích của lắng nghe sẽ giúp bạn thấu hiểu đối phương, nắm bắt đầy đủ thông tin toàn diện hơn. Đồng thời khi lắng nghe thường đi kèm các câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn với các vấn đề đang có. Từ đó giúp bạn có những giải pháp nhanh chóng và kịp thời, đúng đắn.
- Trong cuộc sống kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng là chất xúc tác giúp chúng ta kết nối, gần gũi nhau hơn. Dành được nhiều thiện cảm của mọi người hơn. Biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có mối quan hệ bền chặt bởi bạn lắng nghe họ và họ cảm thấy được sự tôn trọng đó.
Việc lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên hữu ích sẽ tạo ra sự tin tưởng, khích lệ cho người giãi bày. Đồng thời thông qua lắng nghe bạn sẽ nắm bắt được các suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người nói. Từ đó xây dựng cho mình những chiến lược giao tiếp hiệu quả hơn.
Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả là gì
Khi bạn đã hiểu được lắng nghe là gì và lợi ích lắng nghe nhưng không phải ai cũng có thể có kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Vì vậy, lắng nghe chính là điểm yếu của nhiều người. Vậy làm cách nào để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Tham khảo ngay 5 cách kỹ năng rèn luyện được nhiều người áp dụng dưới đây nhé.
1. Tập trung lắng nghe một cách tích cực
Tập chung lắng nghe nghĩa là gì? Đó là tập chung vào cuộc giao tiếp nghe những gì người khác nói đó chính là sự tôn trọng dành cho họ. Trong quá trình giao tiếp sự thiếu tập chung, sao nhãng sẽ gây sự khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu họ nói gì đó chính là sự thiếu tập trung.
Rèn luyện khả năng tập trung lắng nghe trong cuộc giao tiếp
Hãy cởi mở thông tin dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết của mình. Tự đặt cho mình những câu hỏi khi ai đó nói và bạn có đang thực sự nghe họ nói hay không? Hãy kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe và nắm bắt được tất cả các thông tin, lắng nghe có thể làm giảm tác động đến cảm xúc của họ.
Kiên nhẫn lắng nghe để tìm ra vấn đề thực sự cũng như các khái niệm, ý tưởng, sự kiện. Vừa lắng nghe và tự phân tích để tìm ra sự kiện khác biệt giữa các sự kiện và nguyên tắc khắc nhau theo các bằng chứng và lý luận…
Từ đó xem lại các điểm quan trọng đó có ý nghĩa hay không? Lắng nghe thật cẩn thận qua nội dung được trình bày, qua các ngữ âm cử chỉ để hiểu rõ các thông tin, ý tưởng mà người nói muốn truyền đạt.
Khi họ trình bày hãy tôn trọng người nói đừng qua loa hãy giao tiếp bằng mắt, không ngắt lời hay làm điều gì làm gián đoạn ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện. Chỉ nên đưa lời nhận xét khi người nói đã hoàn thành xong phần trình bày quan điểm của họ. Đó sẽ là cách lắng nghe hiệu quả nhất.
2. Đặt câu hỏi và phản hồi tương tác với người nói
Lắng nghe hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc nghe, phân tích. Mà nó còn là quá trình lắng nghe khi bạn có thể đặt ra các câu hỏi để khai thác vấn đề đó. Đặt câu hỏi là một trong những sự quan tâm thể hiện bạn đã chăm chú và lắng nghe chủ đề đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bày tỏ sự quan tâm bằng cách trả lời những câu hỏi của người trình bày hoặc đặt các câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ góp phần cho hội thoại trở nên sinh động hơn.
3. Sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể
Lắng nghe hiệu quả bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn có vai trò quyết định đến hiệu quả của cuộc hội thoại. Ngôn ngữ cơ thể thường có xu hướng thể hiện ra những gì bạn đang nghĩ và mong muốn. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn thật sự quan tâm đến chủ đề mà họ chia sẻ. Một số ngôn ngữ được dùng để thể hiện sự quan tâm của bạn.
- Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào người đang nói và nhìn vào mắt họ sẽ cho thấy bạn đang rất tập chung và tôn trọng họ. Nếu đang lắng nghe những chia sẻ hãy tạo ánh nhìn sâu và tạo ra sự đồng cảm với câu chuyện đó.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tăng hiệu quả khi lắng nghe, đối thoại
- Hành động gật đầu: Khi nghe và gật đầu thể hiện bạn đang đồng ý với quan điểm với người nói. Gật đầu còn thể hiện bạn đang thực sự tiếp thu những gì họ đang nói và hiểu họ nói gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi sẽ thành phản cảm. Gật đầu sao cho đúng thời điểm đúng lúc là một kỹ năng đặc biệt. Nếu bạn hiểu và nắm bắt tốt sẽ tạo nên những hiệu quả giao tiếp rất bất ngờ.
Có một chú ý nhỏ đó là hành động khoanh tay trước ngực. Đây là hành động thể hiện sự thiếu an toàn, không quan tâm. Nếu bạn dùng hành động này dù bạn có đang thể hiện sự lắng nghe của mình nhưng vô hình chung cũng khiến cho đối phương cảm thấy không thoải mái.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các cử chỉ tư thế khác cho thấy mức độ quan tâm của bạn đối với những chia sẻ của họ. Tùy theo mối quan hệ của bạn và người nói, chủ đề được nói đến có thể sử dụng những ngôn ngữ sao cho hợp nhất.
4. Không đánh giá so sánh là cách để lắng nghe
Trong giao tiếp nếu bạn luôn có những sự so sánh khi nghe sẽ khiến bạn không thể lắng nghe được người khác đang muốn nói và truyền đạt điều gì. Thông thường có 2 loại so sánh trong mỗi cuộc hội thoại đó là so sánh bản thân mình và so sánh với người mình quen biết.
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả trở thành người lắng nghe giỏi
Cho dù ở hình thức so sánh nào đi nữa bạn cũng đã có sự loại trừ đối với những việc xảy ra. Có nghĩa là bạn sẽ dễ gạt đi những ý kiến của người đối diện và chính điều này sẽ khiến bạn khó có thể lắng nghe được người khác nói gì.
Một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật lắng nghe đó là bạn phải có tư tưởng mở rộng, cải tiến hơn mới có thể trở thành người lắng nghe giỏi. Bởi nếu bạn là một người bảo thủ luôn muốn thể hiện quan điểm của mình và dìm của người khác xuống, đòi hỏi họ phải chấp nhận điều đó. Như vậy sẽ không ai muốn nói chuyện với bạn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được nêu ý kiến mà cần phải hạn chế cái tôi của mình để có thể thực sử hiểu được người khác. Nếu quan điểm của bạn nêu ra chưa đúng có thể tiếp thu ý kiến và hoàn thiện bản thân hơn nữa.
5. Cảm thông, đồng cảm trong lắng nghe là gì?
Tại sao cần phải có sự cảm thông và đồng cảm để có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt nhất? Bởi làm chủ cảm xúc, thấu hiểu, cảm thông và đặt vào vị trí của người nói. Thay vì đưa ra các lời phán xét bạn trước tiên nên suy nghĩ theo chiều hướng tích cực.
Chắc hẳn ai cũng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với một người đồng cảm, thấu hiểu mình. Hơn nữa, việc thấu hiểu, đồng cảm, cảm thông trong lắng nghe sẽ giúp bạn tránh nói ra những lời làm phật lòng hoặc gây tổn thương người khác.
Như vậy, với những chia sẻ về lắng nghe là gì? những kỹ năng và cách rèn luyện lắng nghe hiệu quả trên. Hy vọng bạn sẽ cải thiện được khả năng lắng nghe của mình, giúp bạn và đối phương có thể hiểu nhau nhiều hơn có cuộc giao tiếp thành công hơn. Học cách lắng nghe chính là cách để bản thân bạn nâng cao giá trị hơn trong mọi cuộc giao tiếp.