Kim ngạch xuất khẩu là gì? Sự quan trọng của kim ngạch xuất khẩu

0
247

Kim ngạch xuất khẩu là gì” đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi nghe thời sự nhắc tới liên tục dạo gần đây. Nếu bạn không phải người nghiên cứu hay làm việc trong lĩnh vực kinh tế, chắc chắn thuật ngữ này sẽ khiến bạn bối rối đôi chút. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Sàn So Sánh sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cụm từ “kim ngạch xuất khẩu” và tầm quan trọng của chúng.

Kim ngạch là gì?

kim-ngach-la-gi

Kim ngạch là gì?

Để hiểu được kinh ngạch xuất khẩu là gì, trước hết chúng ta cần phải nắm rõ được khái niệm về kim ngạch.

Kim ngạch từ lâu đã được coi như một thuật ngữ ám chỉ tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Trong đó, kim ngạch được chia ra làm kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là gì?

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa trong doanh nghiệp hay một quốc gia bất kỳ (trong một khung thời gian cố định: tháng, quý, năm). Phần giá trị đó được quy đổi và đồng bộ về cùng một loại tiền tệ cụ thể mà doanh nghiệp hoặc nhà nước thu về (VND, dollar,...)

kim-ngach-xuat-khau-la-gi

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu là gì?

Sau khi đã tìm hiểu xong về kim ngạch xuất khẩu là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kim ngạch nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp hoặc một quốc gia (trong một khung thời gian cố định: tháng, quý, năm). Hoặc bạn cũng có thể hiểu đây như tổng chi phí dành cho việc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, tập đoàn hoặc quốc gia.

Vai trò của kim ngạch xuất khẩu là gì?

Hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia có những ý nghĩa sau:

  • Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu
  • Mở rộng tiêu thụ hàng hóa
  • Giải quyết vấn đề công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
  • Góp 1 phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Thúc đẩy hoạt động sản xuất nội địa phát triển

Công thức tính kim ngạch xuất khẩu là gì?

Công thức tính kim ngạch xuất khẩu chuẩn nhất: 

“Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) * 100%”

Sự quan trọng của kim ngạch xuất khẩu

Đánh giá độ tăng trưởng của nền kinh tế

Kim ngạch xuất khẩu là thước đo đánh giá về tình hình kinh tế tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức hay một đất nước. Nếu kim ngạch xuất khẩu tăng, chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp/tổ chức/quốc gia đó đang có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, nếu kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng đi xuống, chứng tỏ nền kinh tế, tài chính của doanh nghiệp/ đất nước đó đang chậm phát triển.

Kim ngạch nhập khẩu được hiểu là tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp/tổ chức. Do đó, những người đứng đầu doanh nghiệp/tổ chức đều cố gắng kiểm soát giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn so với giá trị xuất khẩu. Bởi xét cho cùng, giá trị của kim ngạch xuất khẩu thể hiện được năng lực của nền kinh tế quốc gia/tổ chức,...

su-quan-trong-cua-kim-ngach-xuat-khau

Kim ngạch xuất khẩu là thước đo đánh giá về độ tăng trưởng của nền kinh tế

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo Cục Xuất nhập khẩu, vào năm 1955, mọi hoạt động xuất khẩu của nước ta chỉ được bó hẹp trong 10 nước, thì tính đến năm 1969, con số ấy đã tăng lên gấp 3 lần (tức 30 nước). 

Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong năm 1955, hoạt động xuất khẩu của nước ta diễn ra không nhiều mà chủ yếu là nhập khẩu. Đồng nghĩa với đó là việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch ở nước ta là khá hiếm hoi. 

Tuy nhiên, lý do nước ta nhập khẩu nhiều như vậy chính là tiếp nhận các viện trợ từ những nước bên ngoài (chủ yếu với mục đích tăng cường về tiềm lực kinh tế, duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời phục vụ chiến đấu và chi viện cho miền Nam). Vì thế nên giai đoạn này đã đóng góp được một phần to lớn trong việc mở rộng mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Sau giải phóng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới về tư duy điều hành, quản lý. Cụ thể, Đại hội Đảng đã quyết định: “xuất khẩu chính là chìa khóa quyết định với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm qua (1886 - 1990). Do đó, xuất khẩu cũng là một khâu quan trọng trong toàn bộ các chính sách về kinh tế đối ngoại”.

Các quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kim ngạch xuất khẩu đã được thể hiện và thể hiện hóa trong các “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa” qua từng thời kỳ. 

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 160 của WTO. Đây là một thành quả của những chính sách, chiến lược ngoại thương của các giai đoạn trước. Trong đó, mục tiêu của giai đoạn này vẫn là khai thác lợi thế của ta, kết hợp với những cơ hội mới mẻ khác để khai thác tối đa thị trường xuất khẩu và phát triển các thị trường mới.

Giúp ngành công thương gặt hái được nhiều thành quả

Trong vài năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Tuy nhiên, với những nỗ lực của Bộ Công Thương và các ban, bộ, ngành khác, xuất khẩu của nước ta đã và đang đạt được kết quả vô cùng tích cực.

Cụ thể, trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 500 tỷ USD. Con số này vẫn đang không ngừng tăng lên từng ngày và tính tới năm 2020, Việt Nam ta đã đạt 545 tỷ USD tổng kim ngạch.

kim-ngach-xuat-khau-giup-bo-cong-thuong-gat-hai-duoc-nhieu-thanh-qua

Kim ngạch xuất khẩu giúp Bộ Công Thương gặt hái được nhiều thành tựu

Quá trình hội nhập của Việt Nam cũng đã được khai thác khá hiệu quả, kiểm soát được sự tăng trưởng xuất khẩu đồng thời giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. 

Cụ thể, theo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu, nước ta đã đề ra mục tiêu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Tuy nhiên, tính từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại của nước ta luôn đạt và vượt mức ước tính. Đáng chú ý hơn cả là mức xuất siêu tăng dần qua từng năm như: 1.77 tỷ USD và năm 2016, 2.1 tỷ USD năm 2017, 6.8 tỷ USD vào năm 2018, 10.9 tỷ USD vào năm 2019 và 19 tỷ USD trong năm 2020.

Thực trạng kim ngạch tại Việt Nam trong vài năm gần đây

Nếu đang tìm hiểu sâu về kim ngạch, chắc hẳn bạn có thể thắc mắc về vấn đề kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam gần đây.

Với những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, không chỉ riêng Việt Nam mà nền kinh tế thế giới cũng đang có sự dịch chuyển rõ rệt. Vì trong những lúc dịch bùng phát lên tới đỉnh điểm, các quốc gia phải đóng cửa biên giới, nên gây ra rào cản vô hình của thương mại nước nhà, đồng thời các sản phẩm nội địa cũng chịu nhiều áp lực về cung - cầu.

Tuy nhiên, với những biện pháp đúng đắn và quyết liệt, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang giữ được sự ổn định của hoạt động xuất - nhập khẩu. Hơn nữa, đà tăng trưởng kinh tế trong 5 năm vẫn được đảm bảo và lực kéo nền kinh tế vẫn còn sức sống. Điều này được minh chứng qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã đạt mức 543 tỷ USD (năm 2020), tức đã tăng trưởng đến 5% so với năm 2019.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263 tỷ USD, với tỉ lệ tăng trưởng 3.6%. Bên cạnh đó, có 78 tỷ USD là thị phần kinh tế trong nước (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung). Khu vực đầu tư của nước ngoài đạt mức 200 tỷ USD (tăng 9% trong 70% tỷ trọng so với 2 năm trước). Và tính đến năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam đã xuất siêu khoảng 19 tỷ USD.

Vậy là Sàn So Sánh và bạn đã cùng tìm hiểu xong về kim ngạch xuất khẩu. Hy vọng khi đọc đến đây, bạn đã hiểu được kim ngạch xuất khẩu là gì, công thức, vai trò và tầm quan trọng của kim ngạch xuất khẩu đối với Việt Nam ta.

Ngoài ra, nếu bạn thấy hứng thú với chủ đề này, xin vui lòng truy cập sansosanh.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị, mới mẻ khác! 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận