Tài nguyên thiên nhiên giữ vai trò quan trọng đối với sự sống và sự phát triển của con người. Tuy nhiên hiện nay, không ít tài nguyên đang bị đe dọa và có nguy cơ cạn kiệt. Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Có biện pháp gì để các tài nguyên này không bị cạn kiệt hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận kỹ hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
“Tài nguyên” có nghĩa là của cải, vật chất; còn “thiên nhiên” là tự nhiên, không do con người tạo ra. Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là những của cải, vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên, không phải do con người tạo ra nhưng chúng ta có thể khai thác để dùng hoặc sử dụng làm phương tiện sản xuất. Từ đó, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho chính nhu cầu của con người và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Có những loại tài nguyên thiên nhiên nào?
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và được chia thành các nhóm sau:
Tài nguyên thiên nhiên tái tạo/ vĩnh cửu
Đó là nguồn tài nguyên có thể duy trì hoặc tự bổ sung liên tục. Gần như con người không phải lo lắng nhiều về sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên này. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đang dần thay thế cách hoạt động sản xuất bằng tài nguyên vĩnh cửu thay vì tài nguyên hóa thạch.
Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được chia thành các nhóm nhỏ:
- Năng lượng mặt trời: Sử dụng nhiệt lượng từ mặt để sản xuất các thiết bị hiện đại, có thể thay thế cho điện lưới thông thường; giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí cho sản xuất và sinh hoạt. Điển hình như: bếp năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời, sạc pin từ năng lượng mặt trời cho các thiết bị (điện thoại, máy tính,..),,...
- Năng lượng gió: Được ứng dụng chủ yếu để làm chạy tua bin và phát điện, giảm thiểu sự phụ thuộc vào điện lưới cố định.
- Năng lượng sóng biển: Phục vụ cho quá trình sản xuất điện, bơm nước, khử muối trong nước,...
- Ngoài ra còn có tài nguyên thủy triều,...
Pin năng lượng mặt trời
Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo
Đó là nguồn tài nguyên sẵn có và có khả năng tài tạo nếu chúng ta sử dụng nó hợp cách hợp lý. Ngược lại, nếu không được quản lý hợp lý, nguồn tài nguyên này có thể bị thoái hóa và không thể tái tạo được.
Các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được gồm có:
- Tài nguyên đất: Gồm có hệ thống đất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,..), đất để sản xuất công nghiệp (làm gốm, làm gạch,..), đất phi nông nghiệp (đất dùng để xây dựng, làm mặt bằng kinh doanh, ở,...). Nguồn tài nguyên đất hiện nay đang bị suy giảm chất lượng do các hiện tượng như xâm nhập mặn, xói mòn, thoái hóa,...
- Tài nguyên rừng: Đóng vai trò quan trọng đối với khí quyển; điều hòa nhiệt độ, không khí, nguồn nước. Cung cấp các gen động vật quý hiếm. Hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, sạt lở đất,....
- Tài nguyên nước: Nước đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của sinh vật và con người. Nước được dùng cho các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giải trí, dân dụng, môi trường,...
- Tài nguyên sinh vật: Đó là tập hợp các loại động vật, thực vật, vi sinh vật có ích hoặc được dùng để tạo ra giá trị. Tài nguyên sinh vật trên thế giới cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, ở một số vùng thì nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái trầm trọng.
Tài nguyên không thể tái tạo
Đây là những tài nguyên thiên nhiên phải trải qua hàng triệu năm, dưới tác động của tự nhiên với có thể hình thành được. Do vậy, một khi đã sử dụng hết thì sẽ không thể tái tạo được nữa.
Tài nguyên không thể tái tạo gồm có:
- Khoáng sản kim loại: đồng, sắt, thiếc, nhôm,...
- Khoáng sản phi kim: cát, photphat, đất sét,...
- Nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt, khí tự nhiên,...
Quặng khai thác than đá
Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của con người. Cụ thể như sau:
Đối với con người
Tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như:
- Có nước uống, thực phẩm để duy trì sự sống.
- Làm tư liệu để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho hoạt động sống của con người: sưởi ấm, nấu ăn,...
- Chúng ta cần bầu không khí trong lành để ít thở,..
- Nguồn đất được con người sử dụng để xây nhà, xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trồng trọt,...
- Một số tài nguyên hóa thạch như xăng, dầu, khí đốt,... được dùng để đun nấu, cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện giao thông hoạt động,...
Đối với nền kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Các nguồn tài nguyên như sắt, đồng, bạc, vàng, than đá, dầu mỏ,.. được khai thác để phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng,...
Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra thêm nhiều công việc cho người lao động, giải quyết tình trạng thiếu việc làm.
- Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn, thúc đẩy đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,...
Vì sao tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt?
Khi đã hiểu rõ tài nguyên thiên nhiên là gì, vậy bạn có biết nguồn tài nguyên của chúng ta đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ biến mất hay không? Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Ô nhiễm môi trường: Rác thải do các ngành sản xuất công nghiệp thải ra làm môi trường bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên đất, nước và không khí.
- Bùng nổ dân số: Dân số tăng cao kéo theo nhu cầu khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên cũng lớn dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, khiến môi trường bị suy thoái trầm trọng.
- Sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế phát triển tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới. Vì vậy, nó đòi hỏi rất nhiều nguồn tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, khoáng sản,... để sản xuất. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển + gia tăng dân số khiến cho diện tích đất rừng bị thu hẹp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái như: phá hủy nơi cư trú của động vật, thực vật, thường xuyên xảy ra tình trạng bão, lũ lụt, sạt lở đất,....
- Biến đổi khí hậu: Sự biến đổi của môi trường gây nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính, động đất, thiên tai, cháy rừng,... đe dọa đến nơi cư trú của các loại sinh vật.
- Lối sống hiện đại: Chúng ta tiêu thụ ngày càng nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt,... khiến cho các nguồn tài nguyên này cạn kiệt.
Vì sao tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt?
Các biện pháp giúp giảm thiểu sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng hợp lý, không khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, thiếu khoa học, nhất là đối với nguồn tài nguyên không thể phục hồi, tái tạo được.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, kiểm soát và khai thác các nguồn tài nguyên.
- Có kế hoạch bảo vệ, sử dụng và phục hồi đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo.
- Xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Bảo vệ môi trường sống.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng khai thác tài nguyên tự nhiên bừa bãi hoặc cố ý gây ô nhiễm môi trường.
- Chú trọng đến các dự án đầu tư liên quan đến môi trường.
Như vậy các bạn đã hiểu rõ tài nguyên thiên nhiên là gì và tầm quan trọng của nó rồi phải không. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này và có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.