Mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất là gì?

0
378
mua-nghia-la-gi

Mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái đất là gì? Chúng ta vẫn thường cho rằng 1 năm sẽ có 4 mùa là: Xuân - Hạ - Thu - Đông với các kiểu thời tiết, khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, 4 mùa này tùy theo vị trí địa lý sẽ có biểu hiện rõ rệt hoặc không. Để hiểu rõ hơn về các mùa bắt nguồn từ đâu, sự hình thành các mùa, đặc điểm và nguyên nhân sinh ra mùa sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây!

Mùa là gì? 

Mùa là thuật ngữ để chỉ khoảng thời gian trong năm có những biểu hiện đặc trưng riêng về khí hậu, thời tiết, động thực vật sinh sống…theo một chu kỳ thay đổi nhất định. 

mua-nghia-la-gi

Mùa nghĩa là gì? Các mùa trong năm có sự khác biệt về nhiệt độ

Đối với các khu vực ôn đới, vùng cực sẽ có 4 mùa với biểu hiện rõ rệt nhất: đó là 4 mùa xuân, hè (mùa hạ), thu, đông. Còn một số khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới thời tiết, khí hậu đặc trưng được chia làm 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, trong một số khu vực vùng nhiệt đới có 3 mùa là mùa mưa, mùa lạnh, mùa nóng.

Nguyên nhân sinh ra mùa trong năm như thế nào?

Có sự khác biệt giữa các mùa trong năm nguyên nhân do Trái Đất của chúng ta nằm nghiêng một góc tương đối so với mặt phẳng quỹ đạo của nó

Mùa được hình thành do Trái Đất nghiêng một góc tương đối so với mặt phẳng quỹ đạo của nó (độ nghiêng so với quỹ đạo khoảng 23,5 độ).

nguyen-nhan-sinh-ra-cac-mua

Nguyên nhân sinh ra các mùa do sự chuyển động, độ nghiêng Trái đất

Điều này có nghĩa là trong 1 năm Trái Đất sẽ có một bên nghiêng về phía Mặt Trời và bên còn lại sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời ít hơn. Bên nhận được nhiều ánh sáng mặt trời sẽ có nhiệt độ cao hơn. Ngược lại, đối với bán cầu kia sẽ có nhiệt độ thấp hơn. Trong 1 năm này cả 2 bán cầu sẽ trao đổi thời gian nghiêng về phía Mặt Trời lần lượt. Chính vì vậy, sẽ có các khoảng thời gian có nhiệt độ khác nhau ở các vị trí địa lý khác nhau trên Trái Đất. 

Tất cả những điều này là nguyên nhân chính sinh ra các mùa trong năm mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên.

Nguyên nhân hình thành các mùa trong năm theo thiên văn học

Theo quan điểm của thiên văn học các mùa trong năm có mối liên hệ chặt chẽ với hình dạng của Trái Đất. Đó là các yếu tố: sự dịch chuyển của Trái Đất, độ nghiêng của trục cố định và hình dạng của Trái Đất theo vĩ độ. Ta xét từng yếu tố chi tiết là nguyên nhân sinh ra các mùa như sau:

Dịch chuyển của Trái Đất

Trái Đất di chuyển xung quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình elip. Vào thời điểm đầu năm Trái Đất di chuyển ở vị trí cách sao Diêm Vương 140 triệu km, Trái Đất nhận được 5% năng lượng của Mặt Trời.

Mặc dù đối với sự dịch chuyển của Trái đất theo vòng quỹ đạo elip là nguyên nhân làm thay đổi các mùa của các phần bán cầu. Tuy nhiên, sự chênh lệch về lượng của các bán cầu nhận được đều khác nhau cũng gây ảnh hưởng đến việc phân chia các mùa trong năm.

Vĩ độ

Sự thay đổi các mùa còn có liên quan đến các góc tia sáng của mặt trời chiếu xuống. Do tia sáng mặt trời phải chiếu theo tia vuông góc nên năng lượng nhận được trên bề mặt sẽ nhỏ hơn nhưng cường độ lại lớn hơn. Trong khi đó, ở các góc khác 90 độ, bề mặt nhận được sẽ lớn hơn, cường độ giảm đi.

nguyen-nhan-hinh-thanh-cac-mua-theo-quan-diem-thien-van-hoc

Nguyên nhân hình thành các mùa theo quan điểm thiên văn học

Bởi thực tế Trái Đất có dạng hình cầu, nên tỷ lệ tia sáng mặt trời bị thay đổi khi chúng đến gần hoặc di chuyển ra khỏi vùng xích đạo. Khi mặt trời chiếu vuông góc với Trái đất tại xích đạo, nếu khi chuyển đến phạm vi 30 độ thương hướng Nam hoặc Bắc thì mặt trời sẽ chiếu tới 1 góc xấp xỉ khoảng 60 độ. 

Nếu Trái đất không có độ nghiêng góc quay trên trục của nó thì các mùa trong 1 năm sẽ không xảy ra. Tần suất mặt trời sẽ có cường độ bằng nhau và cứ như vậy trong suốt cả năm.

Góc nhọn

Trái Đất chuyển động ngoài quay quanh trục của chính nó còn chuyển động tịnh tiến đối với mặt trời thành một đường elip. Trục Trái đất duy trì độ nghiêng suốt năm nên luôn hướng về cùng một hướng. Do đó, khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo của nó góc có tia sáng mặt trời chiếu vào trái đất sẽ khớp với nhau. Có nghĩa là tỷ lệ tia sáng mặt trời thay đổi liên tục và di chuyển trên khắp bề mặt Trái đất.

Khi góc chiếu từ Mặt trời xuống Trái đất lớn hơn ở vùng nào đó thì đó là mùa hè. Góc giảm dần thời tiết sẽ chuyển sang thu, rồi sang đông là thời điểm ánh sáng Mặt trời chiếu vào ít nhất. Tỷ lệ này lại dần tăng lên trở lại đó là mùa xuân và hoàn thành 4 mùa trong năm.

Chu kỳ này sẽ được lặp lại 1 lần nữa vào thời điểm hoàn thành một làn quay quanh quỹ đạo của Mặt trời.

Các phương pháp phân chia 4 mùa trong năm như thế nào?

Phân chia 4 mùa trong năm theo tháng cố định

Đối với cách phân chia mùa theo tháng cố định sẽ dễ nhớ hơn nhưng lại không phản ánh được sự khác nhau giữa các mùa. 

  • Mùa xuân: Từ tháng 3 – đến cuối tháng 5
  • Mùa hè: sẽ bắt đầu từ tháng 6 cho đến cuối tháng 8
  • Mùa thu: bắt đầu từ tháng 9 đến khi kết thúc vào cuối tháng 11
  • Mùa đông: từ tháng 12 – đến cuối tháng 2 năm sau

Trên thực tế dựa vào thời tiết giữa các khu vực, các vùng khác nhau có thể thấy được những sự khác do vị trí địa lý, sự cách biệt xa hay gần, do độ cao từng khu vực đối với mực nước biển.

phan-chia-4-mua-trong-nam-nhu-the-nao

Các phương pháp phân chia bốn mùa trong năm có nhiều cách khác nhau

Chia 4 mùa theo nhiệt độ của khí hậu

  • Mùa xuân: Thời tiết ấm áp, nhiệt độ dao động từ 20°C – 22°C
  • Mùa hè: Nóng nực, nhiệt độ > 22°C
  • Mùa thu: khí hậu khô, gió, se lạnh nhiệt độ thường dao động từ 15 –23°C
  • Mùa đông : thời tiết lạnh giá, nhiệt độ trên dưới 10°C

Mùa được chia theo phương pháp này có thể nhận thấy rõ sự khác biệt của các mùa trong năm. Tuy nhiên, để nhớ được đặc điểm thời tiết của từng mùa lại hơi phức tạp. 

Tùy theo từng đặc điểm của mỗi vùng khí hậu sẽ có các cách phân chia mùa khác nhau. Đối với những quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiệt độ cao quanh năm thường chỉ chia làm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Còn một số nơi như Ai Cập lại phân chia mùa theo mực nước của sông Nile nên sẽ có 3 mùa chính là: mùa ngập lụt, mùa gieo cấy, mùa thu hoạch. 

Ở Việt Nam, cũng có 4 mùa và được phân chia, nhận biết rõ nhất khu vực miền Bắc. Căn cứ theo sự thay đổi về thời tiết Việt Nam có 4 mùa tính theo Dương lịch là:

  • Xuân (vào tháng 1 - tháng 3).
  • Hạ (thường vào tháng 4 - tháng 6)
  • Thu (từ tháng 7 - tháng 9)
  • Đông (bắt đầu từ tháng 10 - tháng 12).

Ngoài ra, đối với người nông dân thường có thói quen chia 4 mùa theo ccs tiết chính tính theo Âm lịch:

  • Tiết khí mùa Xuân: bắt đầu từ khoảng 5/2
  • Tiết khí mùa Hạ: tính từ khoảng 7/5
  • Tiết khí mùa Thu: tính theo khoảng 9/8
  • Tiết khí mùa Đông: từ khoảng 8/11 hàng năm. 

Nhờ có sự phân chia giữa các mùa nên mọi người sẽ tự có kế hoạch riêng cho mình. Đặc biệt đối với những công việc cần dựa vào thời tiết như nghề nông cần tính thời điểm các mùa trong năm để có các kế hoạch nuôi trồng thích hợp.

Đặc điểm cơ bản của 4 mùa trong năm ở Việt Nam

Mỗi mùa trong năm sẽ có những đặc điểm riêng biệt về thời tiết, mỗi mùa sẽ có những nét đặc trưng, những điểm thú vị riêng. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản nổi bật của mỗi mùa giúp bạn có thể phát hiện ra thời tiết đã bắt đầu ở mùa nào, và lên kế hoạch thuận lợi hơn.

Mùa xuân

Mùa xuân được xem là mùa đẹp nhất trong 4 mùa bởi nhiệt độ của mùa xuân không quá cao, cũng không quá lạnh. Nhiệt độ vào mùa xuân thường trong khoảng từ 20 -22 độ C, thích hợp cho việc trồng trọt, cày cấy của người nông dân. 

mua-xuan

Mùa Xuân mùa đầu tiên trong năm - báo hiệu khởi đầu mới đâm chồi nảy lộc

Từ xa xưa, ông bà ta đã có quan niệm mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đó là báo hiệu của một sự khởi đầu mới. Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội nhất trong năm. Bởi thời tiết ấm áp, lại là đầu năm mới nên mọi người thường tạo nhiều thời gian rảnh rỗi cho bản thân hơn. Cũng là dịp để mọi người có thể cầu mong một năm mới bình an, nhiều sức khỏe, may mắn trong năm tiếp theo.

Mùa hạ

Mùa hạ hay còn gọi là mùa hè là thời điểm Trái Đất nhận được nhiều năng lượng nhất từ Mặt trời. Đây là mùa có nhiệt độ cao nhất trong năm, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy những cơn nắng oi bức, đi kèm với những cơn mưa rào bất chợt, các cơn bão mùa hè. 

Thời gian này vào chính giữa hè các nóng oi bức kèm theo hiệu ứng gió Phơn gây nên tình trạng nóng, oi bức gay gắt. Làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của con người, sự phát triển của cây cối. 

Mùa thu

Nhiệt độ vào mùa thu giảm dần, nắng không còn nóng, gay gắt như  mùa hạ. Có thể sáng sẽ có sương mù, thời tiết bắt đầu se lạnh vào tối, đêm. Mùa thu với thời tiết mát mẻ, một số loại cây có lá chuyển vàng và bắt đầu rụng chuẩn bị cho kỳ ngủ đông. Thời tiết khá dễ chịu, có nhiều cây hoa đua nở, là thời gian thích hợp để đi cắm trại, đi chơi, du lịch.

Mua-thu

Mùa thu thời tiết mát mẻ, se lạnh, lá vàng chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá

Mùa đông

Ở miền Bắc mùa đông sẽ thể hiện rõ rệt nhất, nhiệt độ hạ xuống thấp dao động khoảng dưới 15 độ C. Một số nơi ở vùng núi cao có thể giảm sâu xuống dưới 10 độ C, xuất hiện băng tuyết…Cây cối vào mùa đông thường trong tình trạng ủ ấm để đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc.

Khi thời tiết vào cuối đông là dấu mốc của Trái đất chuẩn bị hoàn thành một chu kỳ xoay, và tiếp tục chu kỳ xoay mới. 

Một số câu hỏi khác liên quan đến mùa trong năm

1. Tại sao Trái đất mùa đông lạnh?

Vào mùa đông trên Trái đất thường lạnh hơn so với các mùa khác là do trái đất quay quanh trục nghiêng của nó so với mặt phẳng quỹ đạo quanh mặt trời. Thời tiết, nhiệt độ nóng hay lạnh, cao hay thấp là do nhiệt lượng Trái đất thu được nhiều hay ít từ mặt trời. 

Vào thời điểm mùa đông bắc bán cầu ở phía xa mặt trời và hấp thụ nhiệt ít hơn; vào ban đêm sẽ tản nhiệt, nhiệt lượng nhận được từ mặt trăng là không đáng kể. Mỗi ngày không những nhiệt lượng không được tích thêm mà còn mất đi. Sau tiết đông chí nhiệt lượng trái đất thu được ít nhất. Chính vì vậy đây là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm.

2. Tại sao mùa hè lại nóng?

Ngược lại với mùa đông, vào mùa hè thời tiết nóng nực hơn do Trái đất nhận được lượng nhiệt từ mặt trời nhiều hơn. Năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt Trái đất trên diện rộng, nhiều hơn so với mùa đông. Chính vì vậy, vào mùa hè thời tiết khí hậu nóng nực, nhiệt độ cao hơn so với các mùa khác trong năm.

3. Thành phố nào vào mùa đông có nhiều tuyết nhất thế giới?

Trên Thế giới nơi có nhiều tuyết nhất chính là thành phố Aomori của Nhật Bản. Nơi đây đón nhận lượng tuyết nhiều nhất, hơn bất kỳ thành phố nào trên Trái đất. Mỗi năm, lượng tuyết rơi xuống thành phố khoảng 80m.

thanh-pho-co-luong-tuyet-roi-nhieu-nhat-the-gioi

Thành phố có lượng tuyết rơi nhiều nhất thế giới - Aomori của Nhật Bản

Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có thành phố Toyama và Sapporo cũng đứng đầu trong số 10 thành phố có lượng tuyết rơi nhiều nhất vào mùa đông trên thế giới. Theo thống kê của AccuWeather tuyết phủ trắng thành phố Aomori từ tháng 11 tới tháng 4 của năm sau. Gió lạnh và mạnh thổi làm cho nhiệt độ nơi đây luôn ở mức rất thấp. Nhiệt độ thấp nhất ở thành phố Aomori đo được xuống dưới -24 độ, được ghi nhận vào năm 1931.

4. Bốn mùa trong năm tiếng Anh là gì?

  • Các mùa: Seasons.
  • Mùa đông: Winter.
  • Mùa hè: Summer.
  • Mùa xuân: Spring.
  • Mùa thu: Autumn.

Như vậy qua đây bạn đã hiểu các mùa là gì, những nguyên nhân sinh ra mùa trong năm, các đặc điểm thời tiết 4 mùa và các cách phân chia mùa theo nhiều kiểu khác nhau. Nhìn chung, các mùa trong năm ở Việt Nam đều mang theo những đặc điểm riêng của khí hậu nhiệt đới. Tuy vậy, có thể nói rằng, dù ở mùa nào trong năm, so với các nước khác thời tiết nước ta cũng không quá khắc nghiệt. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức về địa lý, cũng như hiểu hơn về thiên nhiên, những hiện tượng xảy ra quanh ta. Hãy thường xuyên truy cập vào sansosanh để cập nhật những thông tin, kiến thức mới và hữu ích nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận