Nghề Telesale là gì, có phải công việc đơn thuần chỉ là gọi điện?

0
145
ky-nang-thau-hieu

Nhắc tới công việc telesale, không ít người đã gắn ngay cho cái nghề này cái mác “gọi điện”. Trên thực tế, công việc của telesale mỗi ngày không chỉ dừng lại ở việc gọi điện. Trong bài viết dưới đây, Sàn So Sánh sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi công việc hay việc làm telesale là gì, việc làm mỗi ngày của một nhân viên telesale là gì.

Công việc Telesale là gì?

Telesale là một danh từ ghép bởi tiền tố “tele-” và hậu tố “sale”. “Tele” có nghĩa là viễn thông và “sale” lại ám chỉ một nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bán hàng. 

Hay nếu hiểu theo cách đơn giản hơn thì telesale chính là hoạt động quảng cáo sản phẩm và hình thức bán hàng thông qua điện thoại. Nhân viên telesales sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc này. 

Nghề telesale có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y tế, giáo dục đến kinh doanh mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ,… Chính vì thế, cơ hội tìm việc làm trong nghề telesale này là rất rộng mở, nhất là các đối với các ứng viên muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu đầy đủ về ngành nghề đặc thù này và biết được chính xác nhân viên telesale cần làm gì, cần kỹ năng hay cần có những kinh nghiệm gì. 

telesale-la-gi

Nghề Telesale là gì, có phải công việc đơn thuần chỉ là gọi điện?

Mô tả công việc cụ thể của Telesales trong một ngày

Từ cái tên telesales đã cho chúng ta thấy tính chất của công việc này có liên quan rất nhiều tới việc gọi điện cho khách. Vì thế chúng vô tình bị nhiều người gắn cho cái mác “gọi điện”, tức một công việc nhàn hạ, sung sướng, chỉ cần gọi điện thoại cho khách mỗi ngày. 

Tuy cách hiểu này không sai, thế nhưng đó chưa phải tất cả những gì cần làm trong một ngày của telesales. Vậy công việc cụ thể của nhân viên telesale là gì? Một nhân viên telesale sẽ đảm nhiệm các công việc trong một ngày như sau:

  • Tìm hiểu và nắm bắt thật kỹ mọi thông tin liên quan đến sản phẩm mà công ty hay doanh nghiệp của mình đang kinh doanh.
  • Bắt đầu gọi điện thoại cho khách để giới thiệu sản phẩm. Đồng thời thuyết phục họ mua hàng và chốt đơn.
  • Tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu của khách hàng, đưa ra các thông tin hoặc các dữ liệu mà có thể khách hàng cần, lưu trữ lại các cuộc gọi với khách đề phòng trường hợp khẩn cấp hay những vấn đề cần thời gian để nghiên cứu thêm. 
  • Tiếp nhận và giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại của khách hàng có liên quan tới sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
  • Liên tục cập nhật và quản lý các thông tin liên quan đến dữ liệu khách hàng.
  • Phối hợp hài hòa với nhân viên của phòng kinh doanh và các bộ phận khác trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
  • Tiến hành báo cáo hàng ngày/ tuần/ tháng với cấp trên để họ nắm được tiến độ công việc và các kết quả đạt được của bạn.

mo-ta-cong-viec-cua-telesale

Một nhân viên telesale trong một ngày cũng cần phải đảm đương khá nhiều công việc

Trên đây là phần mô tả công việc chung cho một telesales trong một ngày. Tùy vào ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh mà công việc cụ thể của họ có thể thay đổi đi một chút. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng công việc của một telesales không chỉ dừng lại ở 2 từ “gọi điện”, mà họ còn cần làm nhiều công việc phức tạp hơn thế rất nhiều. 

Trách nhiệm của người làm telesales

Cũng giống như những nhân viên kinh doanh khác, nhân viên telesales sẽ được đánh giá mức độ hiệu quả công việc dựa trên KPI - chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Dù là một người vừa mới bước vào nghề hay những người đã có kinh nghiệm lâu năm, khi làm telesale cũng đều phải đảm bảo đạt một số KPI như sau:

trach-nhiem-cua-nguoi-lam-nghe-telesale

Dù là một người vừa mới hay những người đã có kinh nghiệm lâu năm đều cần đạt KPI mục tiêu

  • Số lượng cuộc gọi mục tiêu đã được giao hàng tháng.
  • Số lượng mục tiêu đơn hàng chốt thành công.
  • Tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng đã đề ra.
  • Thời gian trung bình mà nhân viên cần giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.
  • Tỷ lệ của số lượng cuộc gọi bị từ chối với tổng số cuộc gọi được thực hiện.

5 kỹ năng quan trọng để trở thành một Telesale xuất sắc

Nghề telesale về cơ bản thì dễ, nhưng để phát triển và trụ vững trong nghề này lại khó vô cùng. Bởi để thực sự trở thành một nhân viên telesale, người tiếp nhận công việc ở vị trí này cần trang bị thật tốt 5 kỹ năng sau: 

nhung-ky-nang-quan-trong-cua-telesale

Nghề telesales cũng cần trang bị rất nhiều kỹ năng để phát triển lâu dài

Kỹ năng #1: Thấu hiểu về sản phẩm và dịch vụ

Yếu tố tiên quyết đầu tiên để có thể trở thành một telesale chuyên nghiệp là cần thực sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp. Đồng thời, bạn cũng cần nên biết được các quy trình bán hàng, chăm sóc hay hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất tại công ty. 

Sự am hiểu về sản phẩm ở đây được đo lường bằng vốn kiến thức của bạn về tính năng của sản phẩm, quy trình vận hành cũng như sản phẩm đó có gì khác biệt hoặc nổi trội với các đối thủ trong ngành.

ky-nang-thau-hieu

Một telesale chuyên nghiệp sẽ là người thực sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp

Ngoài ra, những người bán hàng qua điện thoại cũng nên hiểu sơ qua về nhu cầu và xu hướng mua sắm của khách hàng. Việc này nhằm mục đích tiếp cận, lựa chọn hoặc đưa ra các thông tin về sản phẩm và dịch vụ cho đúng đối tượng quan tâm. 

Kỹ năng #2: Kỹ năng giao tiếp

Có thể nói, giao tiếp chính là kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên Telesale cần có để có thể dễ dàng tiếp cận với các khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Khi tiếp thị bằng điện thoại, người nghe sẽ hình thành những ấn tượng ban đầu về bạn và việc họ có quyết định mua hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều dựa trên những gì mà bạn đã nói, đã diễn đạt.

Do đó, từ âm thanh của giọng nói, cách phát âm hay âm lượng mà bạn phát ra đến những cách bạn nhấn mạnh cũng sẽ giúp truyền tải một cách mạnh mẽ, dứt khoát những điểm mấu chốt và quan trọng đến khách hàng.

ky-nang-giao-tiep

Giao tiếp chính là kỹ năng quan trọng nhất mà một nhân viên Telesale cần có 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn luyện thêm kỹ năng lắng nghe để hiểu được những gì mà khách hàng đang quan tâm. Hơn nữa, khách hàng cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn khi bạn lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ và những vấn đề mà họ đang gặp phải. Vì vậy, hãy chú ý lắng nghe khi họ chia sẻ và ghi chép lại cẩn thận các thông tin chính.

ky-nang-lang-nghe

Khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng khi bạn lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ, vấn đề mà họ đang gặp phải

Kỹ năng #3: Khả năng xử lý tình huống linh hoạt

Trong các cuộc gọi cho khách, nhân viên telesale sẽ thường xuyên gặp phải những tình huống không thể lường trước được như: khách hàng khó tính, khách hàng hay đòi hỏi khắt khe, khách hàng cảm thấy bị làm phiền,.... 

Vào những thời điểm như vậy, nhân viên telesale nên nhẹ nhàng thuyết phục họ. Và nếu được, bạn hãy cố gắng sắp xếp một cuộc hẹn trực tiếp để khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm và thuyết phục họ bằng các minh chứng trực quan.

ky-nang-xu-ly-tinh-huong

Kỹ năng xử lý linh hoạt tốt là một lợi thế không hề nhỏ đối với những người làm telesale

Hoặc sẽ có những trường hợp khách hàng từ chối thẳng thừng, cáu gắt vì telesale làm mất thời gian của họ và họ sẽ dập máy ngay lập tức. Đây là những tình huống không hề hiếm gặp. Vì vậy, nếu chẳng may bạn gặp trường hợp này, hãy cư xử thật với họ khéo léo, lịch sự và đừng chán nản! Hãy xem đó như một bài học và rút kinh nghiệm cho những lần kế tiếp.

Kỹ năng #4: Tự xây dựng kịch bản bán hàng cho bản thân

Chuẩn bị trước nội dung của hàng ngàn cuộc gọi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin tư vấn, mời chào sản phẩm và dịch vụ trơn tru hơn. Hoặc bạn có thể viết sẵn một dàn ý chính rồi dựa trên nội dung đó, sáng tạo và truyền đạt lại thông tin tới khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi có cùng câu trả lời nhằm tăng tính thuyết phục khi tư vấn.

ky-nang-xay-dung-kich-ban

Những người làm telesales tốt đều tự xây dựng kịch bản bán hàng cho bản thân

Dù đã có vốn kiến thức nhất định về sản phẩm, thế nhưng bạn vẫn không nên chủ quan, cho rằng bản thân có thể “tự biên tự diễn” mà không cần chuẩn bị. Điều đó sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào thế bị động, đặc biệt, bạn sẽ rất dễ quên đi một vấn đề nào đó hoặc giới thiệu thiếu mất một vài tính năng quan trọng của sản phẩm mà bạn định nói với khách hàng trước đó.

Thế nên, không cần biết bạn là một chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp tới đâu, nhưng một khi đã chọn hình thức telesales để kiếm sống, bạn vẫn cần phải chuẩn bị thật kỹ càng nội dung cuộc gọi để chắc chắn rằng tất cả thông tin đều đã được chuyển tới khách hàng một cách tự tin, đầy đủ nhất.

Kỹ năng #5: Kỹ năng quản lý thời gian

Cũng giống như bất kỳ một nhân viên văn phòng nào, nhân viên telesale sẽ chỉ có một quỹ thời gian nhất định trong ngày để làm việc. Và nếu là một nhân viên thông minh, họ sẽ biết cách để tận dụng quỹ thời gian của mình sắp xếp kế hoạch hợp lý. Thông thường, telesales sẽ gọi cho khách hàng vào thời điểm từ 9h đến 10h30 và 14h đến 16h30 hàng ngày.

ky-nang-quan-ly-thoi-gian

Bất kỳ nhân viên nào cũng cần quản lý thời gian thật tốt để hoàn thành xuất sắc các công việc được giao

Hơn thế nữa, bạn cần phải tận dụng hai thời điểm vàng  ở trên để gọi điện và tiếp xúc với khách hàng mục tiêu. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên chuẩn bị danh sách gọi điện vào buổi sáng. Hãy xem khách hàng của bạn là ai, họ cần tư vấn về sản phẩm gì để trao đổi công việc được kỹ và tốt nhất. 

Khi gọi điện, các telesale chuyên nghiệp nên hạn chế làm các công việc khác, bởi chúng có thể làm bạn bị sao nhãng, trong khi đây lại là lúc bạn dễ chốt được đơn hàng hơn so với các khung giờ khác.

Trong trường hợp khách hàng yêu cầu gửi thông tin cho họ, bạn nên ghi chú lại vào một danh sách. Sau đó, bạn tiếp tục gọi điện tới cuối danh sách khách hàng cần gọi trong ngày rồi mới giải quyết công việc gửi thông tin cho những vị khách yêu cầu thêm thông tin. 

Ngoài ra, bạn nên tập cách giảm bớt thời gian trên một cuộc gọi. Điều này sẽ giúp bạn gọi được nhiều người hơn trong cùng 1 ngày và tỉ lệ chốt đơn cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Để làm được như vậy, bạn nên xác định những khách hàng tiềm năng để trao đổi đầu tiên và ngưng cuộc nói chuyện với những người có thái độ không tốt hoặc cực đoan.

tang-ty-le-chot-don

Bạn nên tập cách giảm bớt thời gian trên một cuộc gọi để tăng tỉ lệ chốt đơn trong một ngày

Mức lương trung bình của telesales trên thị trường Việt là bao nhiêu?

Thu nhập trung bình của một telesales sẽ được tính giống như nhân viên kinh doanh. Thông thường, những người làm nghề này sẽ có hai loại lương, đó là: lương cứng và lương mềm. 

Trong đó, lương cứng là một khoản thu nhập cố định mà tháng nào nhân viên telesales cũng được nhận. Ngược lại, lương mềm là loại lương không cố định. Lương mềm chỉ xuất hiện khi bạn đã hoàn thành tốt công việc của tháng đó và được chia theo phần trăm hoa hồng đơn hàng đã chốt thành công.

Phổ lương của một nhân viên telesales rất rộng, chúng dao động từ 3 triệu cho tới 30 triệu, tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động của công ty. Mức lương trung bình của nghề này sẽ dao động trong khoảng 7 đến 8 triệu đồng + % doanh số đạt được hàng tháng. Đây được coi là mức thu nhập khá hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường lao động Việt.

muc-luong-trung-binh-cua-telesale

Mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng 7 đến 8 triệu đồng + % doanh số đạt được hàng tháng.

Trên đây là các thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi việc làm telesale là gì và mô tả công việc hàng ngày của một telesales. Hy vọng các thông tin mà Sàn So Sánh đưa ra sẽ hữu ích với bạn. Để có thêm thật nhiều kiến thức mới mẻ khác, đừng quên thường xuyên ghé thăm website sansosanh.com hàng tuần bạn nhé, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới và có giá trị khác mỗi tuần!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận