Phân bón mặc dù được nhiều người biết đến vì được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhưng để nói rõ khái niệm: Phân bón là gì? Tác dụng của phân bón trong trồng trọt ra sao? thì chắc hẳn có khá nhiều bạn chưa nắm rõ. Vậy thì ngay sau đây, bạn hãy cùng sansosanh đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tóm tắt
Phân bón là gì?
Nói một cách dễ hiểu, phân bón chính là thành phần dinh dưỡng, là “thức ăn” mà con người cung cấp cho cây để chúng lớn nhanh, phát triển và cho ra năng suất cao.
Có nhiều người đặt ra câu hỏi: Phân bón là gì?
Phân bón là loại phân có chứa nhiều nguyên tố, chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây như: N (Ni tơ), P (Phốt pho), K (Kali).
Phân bón được chia thành mấy loại?
Tùy theo từng tiêu chí khác nhau mà phân bón được chia thành các loại khác nhau. Đây là thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu sau khi đã biết “Phân bón là gì?”.
Tùy theo các tiêu chí mà phân bón được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Chia theo thành phần
Nếu chia theo thành phần, phân bón có hai loại là phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Trong đó, phân bón vô cơ có nguồn gốc từ khoáng chất, chất hóa học. Ví dụ như: Phân NPK, phân kali, phân lân, phân đạm,...
Còn phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật hay động vật. Ví dụ như: Phân vi sinh, phân gia súc, gia cầm, phân làm từ xác cây mục nát,...
Chia theo cách bón phân
Nếu chia theo cách bón thì phân bón được chia thành phân bón lá (Chủ yếu rắc phân lên lá) và phân bón rễ (Bón phân xuống đất để ngấm vào rễ).
Chia theo nguyên tố dinh dưỡng
Nếu sử dụng tiêu chí nguyên tố dinh dưỡng để chia thì chúng ta sẽ xếp phân bón vào 3 loại là: Phân bón đa lượng, phân bón vi lượng và phân bón trung lượng.
Trong đó, phân bón đa lượng chủ yếu cung cấp cho cây các loại chất cần thiết nhất để sinh trưởng, bao gồm: Nitơ, phốt pho, kali.
Phân bón trung lượng sẽ bổ sung cho cây các chất dinh dưỡng cần thiết thứ hai, chỉ sau N, P, K như: Magie, Canxi và lưu huỳnh.
Ở phân bón vi lượng, khi cây được bón loại phân này thì nó sẽ nhận nguyên tố: Sắt, mangan, molipden, boron,... Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với các nguyên tố này là rất thấp nhưng nếu không được bổ sung đầy đủ, cây sẽ bị biến dạng sinh trưởng và không thể phát triển bình thường.
Phân bón có tác dụng gì?
Khi đã hiểu: “Phân bón là gì?” thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem: “Phân bón có tác dụng gì?”. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt quả thực là rất lớn, nhất là đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây trồng.
Ngoài câu hỏi “Phân bón là gì?” thì “Tác dụng của phân bón ra sao?” cũng là thắc mắc của nhiều người
Tác dụng của phân bón đối với sự sinh trưởng của cây
Phân bón có tác dụng kích thích cây phát triển khỏe mạnh nhờ sự cung cấp đều đặn dưỡng chất mà cây cần. Việc sử dụng phân bón hợp lý sẽ thúc đẩy cây ra hoa, đẻ nhánh và ra nhiều quả. Tùy từng loại phân bón mà tác dụng của chúng đối với cây trồng sẽ khác nhau.
Ví dụ:
- Phân đạm giúp cây đẻ nhánh tốt, ra lá nhiều, tăng cường khả năng quang hợp.
- Phân lân giúp cây phát triển bộ rễ cứng cáp, ăn sâu xuống lòng đất, đồng thời tích lũy nhiều tinh bột ở rễ ở một số loại cây trồng. Lân còn giúp cây tăng khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết.
Không chỉ tác động trực tiếp tới cây trồng mà phân bón còn tác động tới môi trường xung quanh như: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy của thực vật khác, tăng cường chuyển hóa các chất,... Nhờ đó mà cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và nhanh phát triển hơn.
Tác dụng của phân bón với năng suất cây trồng
Phân bón cũng có tác động đáng kể tới năng suất cây trồng. Vì phân bón giúp cây phát triển cứng cáp, đây là tiền đề để tạo nên cây trồng năng suất. Chỉ khi cây khỏe mạnh, chống chọi được bệnh tật thì khả năng sinh sản (Đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả) mới tốt được.
Ngoài ra, phân bón cũng giúp cây ra hoa nhiều, khả năng đậu quả lớn. Sau khi cây đậu quả, chúng ta tiếp tục bón phân phù hợp thì sẽ làm cho trái cây tích lũy đường, tinh bột tốt hơn. Nhờ vậy mà khối lượng quả sau khi thu hoạch sẽ tăng đáng kể.
Tác động của phân bón tới đất đai
Tùy vào mức độ sử dụng, tùy vào thời gian sử dụng mà phân bón có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới đất đai.
Tác động tích cực tới đất trồng trọt
Khi bón phân, phân bón sẽ tác động trực tiếp tới cơ cấu đất. Vì vậy mà đất sẽ được ổn định kết cấu, tăng cường độ thoáng khí, thậm chí là được bổ sung một số loại vi sinh vật có lợi cho đất (Nhất là khi ta sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ). Những điều này sẽ dẫn đến độ phì nhiêu của đất tăng.
Tác động tiêu cực tới đất trồng trọt
Phân bón sẽ tác động tích cực tới cây trồng và đất đai nếu được bón đúng liều lượng, hợp lý. Nhưng nếu quá lạm dụng phân bón (Đặc biệt là phân vô cơ) thì sẽ làm giảm độ pH của đất, tức là tăng độ chua, độ axit. Mà cây trồng chỉ thích hợp với đất có độ pH nằm trong khoảng từ 6 - 6,5.
Do đó, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và năng suất cây trồng.
Các phương pháp bón phân cơ bản
Có hai phương pháp bón phân cơ bản là bón lót và bón thúc.
Bón lót
Trong đó, bón lót là việc sử dụng phân bón cho đất trước khi tiến hành trồng cây hoặc trong lần cày bừa cuối cùng. Bón lót giúp chuẩn bị cho cây các chất dinh dưỡng từ khi ra rễ. Theo đó, ngay khi cây được trồng và phát triển rễ thì đất đã có đầy đủ dưỡng chất cho cây sinh trưởng rồi.
Các loại phân bón thường được sử dụng cho quá trình bón lót là: Phân hữu cơ ủ hoai mục, phân vô cơ đa lượng NPK.
Bón thúc
Bón thúc là phương pháp bón phân cho cây trong thời kỳ phát triển, lớn lên. Các loại phân thường được sử dụng trong bón thúc là: phân bón dễ hòa tan, dễ hấp thu, phân bón dạng hạt để giúp cây tránh bị cháy lá. Có thể dùng phân bón để rải đều các hốc cây, rải đều trên mặt đất hoặc phun lên lóa
Một vài lý do làm phân bón bị hao hụt, thất thoát
Không phải lúc nào cây trồng cũng hấp thu được toàn bộ lượng phân bón mà do điều kiện thời tiết, phân bón có thể bị hao hụt một phần. Tại Việt Nam, lượng phân bón bị hao hụt bởi tác động môi trường lên tới 60 - 65%, gây ra sự lãng phí rất lớn.
Phân bón bị nước cuốn trôi
Sau những trận mưa lớn, nước chảy sẽ cuốn theo lượng phân bón mà chúng ta vừa mới cung cấp cho cây. Nhất là những nơi có địa hình đồi núi, địa hình dốc và kết cấu đất không tốt thì tình trạng này càng xảy ra mạnh mẽ.
Phân bón bị bốc hơi
Thời tiết nắng nóng sẽ khiến cho phân bón bị bốc hơi, đặc biệt là phân đạm. Khi đó, nhiệt độ tăng cao khiến cho phân đạm bị hòa tan vào nước nhanh hơn, đồng thời sự kích hoạt của men urease càng làm cho quá trình bốc hơi diễn ra mạnh mẽ.
Phân đạm bị bay hơi do nhiệt độ cao
Theo ước tính, trong số tổng lượng phân đạm bị thất thoát do bị rửa trôi, bị bốc hơi, bị vi sinh vật khác hấp thu,... thì có tới một nửa trong số đó là do men urease làm bốc hơi phân đạm.
Phân bón bị đất giữ lại
Nhìn chung, việc phân bón bị giữ chặt bởi đất ít xảy ra hơn so với các nguyên nhân khác. Cụ thể, vì trong đất có các hạt keo đất nên sẽ khiến cho phân bón bị giữ lại mà không thể cho cây hấp thu.
Cách sử dụng phân bón chuẩn chỉnh, hợp lý
Để sử dụng phân bón hợp lý, mang lại hiệu quả tích cực thì chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc bón phân như sau: Đúng lúc, đúng loại, đúng cách và đúng liều lượng.
Có 4 nguyên tắc bón phân bạn cần tuân thủ
Nguyên tắc 1: Bón phân đúng lúc
Cây trồng trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trong mỗi một giai đoạn đó lại có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, ở cây lúa, khi ở giai đoạn đẻ nhánh, cây cần nhất phân đạm và phân lân. Còn ở giai đoạn lúa trổ đòng thì loại phân thích hợp lại là phân kali.
Tiếp theo, trong mỗi giai đoạn, bạn nên chia đều lượng phân để bón, tránh bón cùng lúc quá nhiều gây lãng phí vì cây sẽ không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.
Nguyên tắc 2: Bón phân đúng loại
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây và thổ nhưỡng đất mà bạn nên chọn loại phân bón phù hợp. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của những người nông dân có kinh nghiệm để biết nên dùng loại phân bón nào.
Ví dụ: Cùng là phân đạm nhưng lại có đạm nitrat, đạm urê, đạm amoni. Trong khi đạm nitrat phù hợp để bón cho cây lúa thời kỳ trổ đòng và thích hợp với đất phèn chua hoặc nhiễm mặn. Còn đạm urê lại phù hợp với đất trồng bị thoái hóa, bạc màu.
Nguyên tắc 3: Bón phân đúng liều lượng
Như đã nói ở trên, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây là có hạn nên không phải cứ bón nhiều phân cho cây mới là tốt.
Khi lượng phân bón dư thừa không được hấp thụ thì có thể bị đóng cặn, chuyển hóa thành các chất khó tiêu. Từ đó làm giảm khả năng thoát nước, giảm khả năng giữ chất dinh dưỡng và cuối cùng là gây suy giảm độ phì nhiêu của đất.
Ngoài ra, khi bạn bón thừa phân thì cũng sẽ gây lãng phí vì lượng phân không được hấp thụ đó sẽ bị rửa trôi hoặc bốc hơi ra khỏi mặt đất, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Nguyên tắc 4: Bón phân đúng cách thức
Có nhiều cách để bón phân như: Bón thúc, bón lót,... Mỗi cách bón phân đều có những lưu ý riêng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ, đối với bón lót, bạn cần thực hiện thao tác này trước khi trồng cây và chỉ bón loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục mà không nên bón phân tươi. Khi bón, bạn cần cung cấp đủ nước cho đất, sau đó vùi sâu phân xuống dưới đất, tốt nhất là khi cày bừa lần cuối. Điều này sẽ giúp đất trở nên màu mỡ và nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Lời kết
Trên đây là các thông tin xoay quanh câu hỏi: “Phân bón là gì?” và các tác dụng của phân bón khi trồng trọt mà sansosanh đã đưa tới cho bạn. Hãy theo dõi website sansosanh.com để nhận các thông tin hữu ích khác về: Kiến thức quanh ta, bạn nhé!