Trung thực là gì? Biểu hiện của lòng trung thực

0
126
trung-thuc-la-gi

Trung thực là thước đo nhân cách và giá trị của con người trong cuộc sống. Vậy trung thực là gì? Đâu là các biểu hiện của trung thực? Theo dõi bài viết chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về đức tính quý báu này nhé!

Trung thực là gì? 

Trung thực là luôn thành thực với chính mình và những người xung quanh. Là sự ngay thẳng, thật thà, đúng đắn, luôn tôn trọng lẽ phải, tuân thủ mọi chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống, không dối trá từ lời nói cho đến hành động. 

Trung thực là một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý tạo nên giá trị con người. Nó là nền tảng quan trọng để hình thành và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh và tràn đầy tích cực. 

trung-thuc-la-gi

Thế nào là trung thực?

Biểu hiện của trung thực là gì?

Lòng trung thực được biểu hiện rõ ràng trong lời ăn tiếng nói và cuộc sống thường ngày của mỗi cá nhân. Dưới đây là các biểu hiện đặc trưng nhất của trung thực: 

  • Người trung thực luôn tin tưởng vào lẽ phải, công lý, rất ghét những hành động, việc làm sai trái, xấu xa, trái với thuần phong mỹ tục. 
  • Luôn tuân thủ theo nguyên tắc sống của bản thân, sống đúng, sống có kỷ luật. Không bị che mờ bởi sức mạnh của quyền lực và giá trị đồng tiền. 
  • Những người trung thực có tầm nhìn xa trông rộng, biết hướng về tương lai thay vì chỉ nhìn lợi ích trước mắt. 
  • Không ngừng học hỏi và tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân. Không ngừng tu dưỡng, hoàn thiện và nâng cao giá trị của bản thân. 
  • Người trung thực rất ngay thẳng, không có thói quen xu nịnh hay nói dối vì lợi ích cá nhân. Họ sống và giao tiếp với người khác bằng chính sự thành thật của bản thân. 
  • Sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm, lỗi lần của bản thân. Họ cũng sẽ tích cực cải thiện, sửa chữa để hoàn thiện bản thân tốt nhất. 

bieu-hien-cua-trung-thuc

Sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm, lỗi lầm của bản thân

  • Rất tự tin vào bản thân, luôn suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực và hướng đến những ước mơ cao cả, chân lý sống cao đẹp. 
  • Đức tính trung thực còn biểu hiện ở sự kiên định, chính trực, tâm bất động giữa dòng đời bất biến. Ở họ có sự quyết tâm cao độ và họ sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu bằng sức lực, trí tuệ của bản thân chứ không phải những trò tiểu nhân xảo trá. 
  • Luôn giữ chữ tín và có trách nhiệm với mỗi lời nói, hành động của bản thân. 
  • Không gian lận, làm ăn trái pháp luật hay có những hành vi, lời nói dối trá, trái đạo đức và trái pháp luật. 
  • Tôn trọng lẽ phải, không bao che cái xấu, vì lợi ích trước mắt mà sống trái với thuần phong mỹ tục. 

Những lợi ích khi sống trung thực là gì?

Trung thực là một đức tính quý báu, cần có của mỗi con người. Và hơn thế hết, lòng trung thực mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong cuộc sống và trong công việc. Đó là:

  • Trung thực giúp chúng ta nâng cao giá trị của bản thân. Từ đó sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính nể, tôn trọng và tín nhiệm. Điều này có ích rất lớn đối với sự phát triển của mỗi người. 
  • Trung thực giúp chúng ta phân định được phải - trái, đúng - sai, loại bỏ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực ra khỏi đầu. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 
  • Sự trung thực luôn tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong một tập thể. Yếu tố này đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xây dựng một cộng đồng thành thực và tràn đầy yêu thương. 

nhung-loi-ich-khi-song-trung-thuc

Nhận được sự yêu quý và tôn trọng của những người xung quanh

Ngược lại, nếu chúng ta luôn sống trong sự giả dối thì sẽ bị mọi người ghét bỏ, xa lánh, không được coi trọng. Sống ở đời tôi luôn tin vào luật nhân quả, lừa người hôm trước hôm sau người lừa. Vì vậy, sống giả dối, chuyên đi lừa lọc người khác cũng sẽ nhận lại nhiều hậu quả khôn lường. Nhỏ có thể là thiệt hại về tinh thần, lớn có thể là thiệt hại về vật chất. Vậy nên mỗi chúng ta hãy sự xây dựng cho mình lối sống thành thực, không gian dối, lươn lẹo. Có như vậy thì xã hội mới trở nên tốt đẹp và bản thân chúng ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản hơn. 

Luôn sống trung thực - liệu thực sự có tốt hay không?

Từ những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ trung thực nghĩa là gì rồi phải không? Liệu trong mọi hoàn cảnh, sống trung thực luôn là điều đúng đắn và nên phát huy?

Để trả lời câu hỏi trên, mình sẽ lấy một ví dụ như sau: Bạn đến thăm một người bạn lâu ngày không gặp của mình và được người bạn ấy thiết đãi một bữa ăn do chính bạn ấy nấu. Trong bữa ăn, bạn cảm thấy hương vị không được ngon miệng lắm, thậm chí một số món ăn còn hơi bị mặn. Sau khi kết thúc bữa ăn, người bạn ấy hỏi bạn một câu là “bữa ăn hôm nay thế nào?” với vẻ mặt rất mong chờ. 

Trong tình huống như vậy, liệu chúng ta có nên nói thực hay không? Tất nhiên là không nên bởi lời nói thực lúc này sẽ khiến cuộc trò chuyện của hai bạn trở nên ngượng ngùng và gượng gạo. 

Hay một ví dụ điển hình khác trong cuộc sống. Bác sĩ đã nói chuyện với bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối như sau: “Sức khỏe của anh đang có chuyển biến tích cực. Hãy cố gắng ăn uống và kiêng không sử dụng các thực phẩm mà tôi đã liệt kê trong đơn thuốc để sức khỏe được phục hồi tốt nhất nhé!”. 

Dù chỉ là một lời nói dối nhưng nó tác động rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Nếu trong trường hợp này bác sĩ nói thẳng là: “Anh đang bị ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được vài tháng” thì tâm lý của người bệnh sẽ rất tồi tệ. Bệnh nhân sẽ sống những ngày tháng cuối đời trong sự buồn chán, tuyệt vọng và có thể anh ta sẽ mất đi sớm hơn dự định của bác sĩ. Ngược lại, một lời nói dối vô hại của bác sĩ như tiếp thêm động lực giúp người bệnh có những giây phút cuối đời thật vui vẻ và ý nghĩa. 

Can-phao-biet-trung-thuc-mot-cach-kheo-leo

Trung thực cần được biểu hiện một cách khéo léo và tinh tế trong cuộc sống

Vậy nên không phải trong tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều phải sống trung thực. Có những lúc lòng trung thực của bạn là tốt, nhưng cũng có lúc nó lại là con dao hai lưỡi nguy hiểm. Vì vậy, tùy từng tình huống, hoàn cảnh giao tiếp để chúng ta có cách cư xử đúng mực. Miễn sao nó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, không làm tổn thương hay gây xấu hổ cho người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi ủng hộ bạn nói dối. Thay vì quá thẳng thắn và ngay thật, hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách khéo léo, lịch sự và nhã nhặn để các mối quan hệ xung quanh trở nên hài hòa hơn nhé!

Một số câu thành ngữ, tục ngữ về đức tính trung thực

  1. Thẳng mực tàu đau lòng gỗ.
  2. Thẳng như ruột ngựa.
  3. Cây vạy hay ghét mực tàu.
  4. Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.
  5. Cây ngay không sợ chết đứng.
  6. Thật thà ma vật không chết.
  7. Thật thà là cha dại.
  8. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
  9. Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
  10. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
  11. Mật ngọt chết ruồi.
  12. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
  13. Ăn ngay nói thẳng.
  14. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  15. Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
  16. Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong gian hiểm giết người không đao.

  1. Đừng bảo rằng trời không tai,

Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

  1. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,

Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

  1. Nhà nghèo yêu kẻ thật thà,

Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.

  1. Tu thân rồi mới tề gia,

Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn đức tính trung thực là gì. Trong cuộc sống, không phải lúc nào trung thực cũng tốt. Chúng ta cần phải biết cách ứng xử khéo léo, thông minh để không làm tổn thương người khác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận