Phản xạ là gì? Có những loại phản xạ nào? Cho ví dụ minh họa

0
137
phan-xa-la-gi

Khi sờ tay vào cốc nước nóng, lập tức ta có hành động rút tay về; đó là phản xạ. Vậy phản xạ là gì? Có những loại phản xạ nào? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

Phản xạ là gì?

Phản xạ là một dạng phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể thông qua hệ thần kinh. 

Phản xạ khác với hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh và hiện tượng này chỉ có ở động vật. Trong khi đó, cảm ứng ở thực vật là hiện tượng thực vật phản ứng lại các kích thích do môi trường tác động, không phải do hệ thần kinh điều khiển. 

phan-xa-la-gi

Phản xạ có nghĩa là gì? 

Ví dụ, khi ta chạm tay vào cây xấu hổ, ngay lập tức là của loại cây này sẽ cụp lại. Tuy nhiên, đây không phải là phản xạ mà là hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Nguyên nhân là do hiện tượng trương nước trong tế bào gốc. 

Các ví dụ minh họa về hiện tượng phản xạ

Để có thể hiểu rõ hơn phản xạ là gì, mời các bạn cùng tham khảo các ví dụ dưới đây: 

  • Khi chạm tay đột ngột vào cốc nước nóng/ lạnh, các phần tử cảm thụ tại vị trí tiếp xúc với cốc nước sẽ truyền thông tin đến hệ thần kinh trung ương. Lúc này, não bộ sẽ điều khiển hệ thống dây thần kinh trên tay để rụt tay lại. 
  • Khi thấy ai đó gọi tên mình ở phía sau, chúng ta có xu hướng ngoảnh đầu lại. Khi đó, âm thành gọi tên kích thích vào thính giác, làm xuất hiện xung thần kinh hướng về hệ thần kinh trung ương. Sau đó, từ hệ thần kinh trung ương sẽ phát các xung thần kinh tới cơ quan phản ứng khiến chúng ta quay đầu lại nơi có tiếng gọi. 
  • Con chuột đang đi bỗng nhìn thấy mèo liền chạy trốn.
  • Khi dẫm phải hòn than nóng, ta lập tức nhấc vội chân lên,... 

vi-du-ve-phan-xa

Ví dụ về phản xạ

Có những loại phản xạ nào?

Phản xạ được chia thành 2 loại: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện: 

Phản xạ không điều kiện

Đây là loại phản xạ bẩm sinh của cơ thể, mang tính bản năng và tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể từ khi cá thể đó sinh ra cho đến khi mất đi. Phản xạ không điều kiện không phải trải qua bất kỳ quá trình rèn luyện nào mà nó xuất hiện ngay từ khi cá thể đó sinh ra. 

Ví dụ: Đi trời nóng thì cơ thể vã mồ hôi, đỏ mặt. 

Hay chạm tay vào vật nóng thì sẽ rụt tay lại. 

Phản xạ có điều kiện

Đây là loại phản xạ được hình thành dựa trên phản xạ không điều kiện và phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Phản xạ có điều kiện cho thấy sự phản ứng linh hoạt của cá thể, giúp cá thể đó có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường sống và đảm bảo sự cân bằng. 

Ví dụ: Khi đi trên đường, thấy đèn đỏ thì chúng ta sẽ dừng xe lại. 

Nếu trời mưa thì chúng ta sẽ mặc áo mưa. Thấy trời nắng thì sẽ đội mũ, che ô,... 

phan-xa-co-dieu-kien

Phản xạ được hình thành trong cuộc sống thường ngày và trải qua thời gian dài rèn luyện

Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên các cơ sở sau: 

  • Cơ sở của phản xạ có điều kiện là các phản xạ không điều kiện. 
  • Sự kết hợp giữa các kích thích có điều kiện và không điều kiện. 
  • Vỏ não toàn vẹn, các thành phần của cung phản xạ lành mạnh. 

Điểm khác biệt giữa phản xạ không điều kiện và có điều kiện

 

Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện
Tính chất bẩm sinh Được hình thành từ quá trình học tập, rèn luyện trọng cuộc sống. 

Ví dụ: Một chú chó được dạy đi vệ sinh đúng chỗ ngay từ khi còn nhỏ. Khi lớn, chú chó đó sẽ không bao giờ đi bậy. 

Là phản xạ tự nhiên, mang tính chất bẩm sinh, di truyền và không dễ bị mất đi. 

Ví dụ: Phản xạ bú mẹ của trẻ sơ sinh. 

Tính chất loài Mang tính chất cá thể, không có tính chất di truyền, cần phải có thời gian để rèn luyện. 

Ví dụ: Đàn vịt bình thường sẽ không có phản ứng với tiếng kẻng. Nhưng khi được nuôi và cho ăn theo tiếng kẻng thì chúng sẽ có phản ứng. 

Mang tính chất loài và có yếu tố di truyền. 

Ví dụ: Con chuột đang đi khi nhìn thấy mèo sẽ bỏ chạy. 

Tính chất Mang tính chất tạm thời, có thể biến mất nếu như không được rèn luyện thường xuyên.  Mang tính chất bền vững, rất khó để biến mất.
Vị trí trung ương thần kinh Lớp vỏ ngoài của đại não.  Nằm ở tủy sống và trụ não. 
Số lượng Không hạn chế. Bị hạn chế.

 

Vai trò của phản xạ là gì?

Phản xạ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là phản xạ có điều kiện, bởi: 

  • Đối với động vật: Giúp động vật có thể thích nghi linh hoạt với sự biến đổi của môi trường để có thể tồn tại, sinh sống và phát triển. 
  • Đối với con người: Phản xạ giúp chúng ta hình thành các thói quen và tập quán trong cuộc sống thường ngày. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ phản xạ là gì. Mọi câu hỏi thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận