Sinh sản hữu tính là gì? Điểm khác biệt giữa sinh sản vô tính và hữu tính

0
143
y-nghia-cua-sinh-san-huu-tinh

Hầu hết các sinh vật trên Trái Đất đều duy trì và phát triển giống loài theo hình thức sinh sản hữu ích. Vậy sinh sản hữu tính là gì? Nó có điểm gì khác biệt với sinh sản vô tính? Cùng mình khám phá thông qua những thông tin trong bài viết này!

Sinh sản hữu tính là gì?

Sinh sản hữu tính là quá trình tạo ra cá thể mới bằng cách kết hợp các vật chất di truyền có trong cơ thể của hai sinh vật khác nhau hay là các vật chất di truyền có trong cơ thể bố và mẹ. 

Theo các nhà khoa học, sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản chủ yếu của đại đa số các loài động vật, thực vật trên Trái Đất. 

the-nao-la-sinh-san-huu-tinh

Thế nào là sinh sản hữu tính?

Đặc điểm của hình sinh sản hữu tính là gì?

  • Cần phải có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. 
  • Diễn ra quá trình trao đổi và tái tổ hợp giữa 2 bộ gen khác nhau. 
  • Sinh sản hữu tính gắn liền với quá trình giảm phân để hình thành giao tử mới. 

Ý nghĩa của sinh sản hữu tính

  • Tạo ra cá thể mới có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường tốt hơn thế hệ trước. 
  • Tạo sự đa dạng trong di truyền; từ đó cung cấp nguồn vật liệu dồi dào cho quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. 

y-nghia-cua-sinh-san-huu-tinh

Tạo sự đa dạng về di truyền

Tìm hiểu về hình thức sinh sản hữu tính của động vật

Các hình thức sinh sản hữu tính 

Ở động vật, sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất giữa giao tử đơn bội cái và đực để hình thành hợp tử lưỡng bội và tạo ra cá thể mới. Các hình thức sinh sản hữu tính của động vật gồm có: 

  • Sinh sản tiếp hợp: Đây là hình thức sinh sản của động vật bậc thấp, điển hình như trùng giày, trùng cỏ,... Khi giao phối, hai tế bào sẽ tiếp xúc bình thường, trao đổi và kết hợp vật chất di truyền lại với nhau. 
  • Sinh sản qua tự phối (tự thụ tinh): Hình thức sinh sản này gặp nhiều ở các sinh vật lưỡng tính; tức là quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng sẽ diễn ra trong cùng 1 cơ thể. 
  • Sinh sản qua giao phối: Là hình thức sinh sản có sự tham gia của 2 cá thể đực và cái. 

Ngoài ra, ở động vật cũng có các hình thức sinh sản hữu tính khác như: 

  • Đẻ trứng: Xuất hiện nhiều ở các loài lưỡng cư, cá, bò sát, côn trùng và một số động vật có vú. 
  • Đẻ trứng thai: Đây là hiện tượng trứng đã được thụ tinh và nở ra con non mới được đẻ ra. Một số động vật tiêu biểu như: cá kiếm, cá mún,... 
  • Đẻ con: Đây là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi trong dạ con. Phôi được cơ thể mẹ bảo vệ và lấy chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai. Hình thức sinh sản này xuất hiện chủ yếu ở các loài thú có vú và con người. 

hinh-thuc-sinh-san-huu-tinh-cua-dong-vat

Hổ đẻ con 

Các giai đoạn sinh sản hữu tính của động vật

Gồm có 3 giai đoạn nối tiếp nhau: 

  • Hình thành giao tử: Hay nói cách khác là sự hình thành của các tế bào sinh dục, gồm có: buồng trứng (cá thể cái) và tinh hoàn (cá thể đực). 
  • Thụ tinh: Đây là giai đoạn hợp nhất của giao tử đơn bội cái và đực để hình thành hợp tử lưỡng bội. 
  • Phát triển phôi thai: Đây là quá trình phân chia, phân hóa tế bào và hình thành cơ thể mới. 

qua-trinh-sinh-san-huu-tinh-cua-ga

Quá trình sinh sản hữu tính của gà

Các hình thức thụ tinh của động vật

Gồm có 2 hình thức: 

 

Tiêu chí Thụ tinh trong Thụ tinh ngoài
Khái niệm Là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của cá thể cái.  Là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau mà được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. 
Ưu điểm Hiệu suất cao. 

Hợp tử được bảo vệ tốt, có khả năng phát triển tốt và cho tỷ lệ thành công cao. 

Không tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. 

Cá thể cái có khả năng đẻ được nhiều trứng cùng 1 lúc. 

Nhược điểm Tốn nhiều năng lượng khi thụ tinh. 

Số lượng cá thể con ít. 

Hiệu suất trứng được thụ tinh thấp. 

Cá thể mới được hình thành khá thấp so với tỷ lệ trứng được sinh ra do hợp tử không được bảo vệ trong cơ thể mẹ. 

Ví dụ chó, mèo, lợn, trâu, bò,...  cá chép, tôm, ếch, cá rô, cua,... 

 

Tìm hiểu về sinh sản hữu tính của thực vật có hoa

Quá trình sinh sản hữu tính của động vật trải qua các giai đoạn sau: 

Hình thành giao tử

  • Giao tử được hình thành trong thể giao tử, gồm có: hạt phấn (giới đực) và túi phôi (giới cái). 
  • Các bào tử đơn bội trải qua quá trình giảm phân sẽ hình thành các thể giao tử. 

Quá trình thụ phấn, thụ tinh

  • Thụ phấn: Vận chuyển hạt phấn từ nhị (hoa đực) đến núm nhụy (hoa cái). Có 2 hình thức thụ phấn ở thực vật là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo (nhờ con người, động vật, gió,....)
  • Thụ tinh: Quá trình hợp nhất của giao tử đực và nhân để hình thành nên hợp tử (đây là khởi đầu của cá thể mới); quá trình này diễn ra trong túi phôi. 

chu-trinh-sinh-san-huu-tinh-cua-thuc-vat-co-hoa

Chu trình sinh sản hữu tính của thực vật có hoa

Sự hình thành quả và hạt

* Sự hình thành hạt

  • Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Hợp tử sẽ phát triển thành phôi và tế bào tam bội sẽ phát triển thành nội nhũ. 
  • Cấu tạo của hạt gồm có 3 phần: vỏ hạt, phôi và nội nhũ.

* Sự hình thành quả

  • Sau khi thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả. Bầu nhụy có nhiệm vụ chứa và bảo vệ hạt. 
  • Trong thời gian chín, quả sẽ xảy ra nhiều biến đổi về sinh hóa, sinh lý khiến quả mềm, có màu sắc bắt mắt, mùi thơm và vị ngọt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hạt phát tán. 

Điểm khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính là gì?

 

Tiêu chí Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm Không cần có sự kết hợp giữa giao tử cái và giao tử đức. 

Cá thể mới được sinh ra từ cơ thể mẹ, thừa hưởng toàn bộ bộ gen của mẹ. 

Cần phải có sự kết hợp giữa giao tử cái và giao tử thông qua quá trình thụ tinh. 

Sau đó hình thành phôi và tạo thành cá thể mới. 

Cơ sở hình thành Quá trình nguyên phân Nguyên phân, giảm phân và quá trình thụ tinh. 
Đặc điểm di truyền Cơ thể con mang các đặc điểm di truyền của mẹ và giống hệt cá thể mẹ. 

Không có sự đa dạng di truyền. 

Cá thể con mang các đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ => xuất hiện các tính trạng mới. 

Có sự đa dạng di truyền. 

Ý nghĩa Tạo ra các cá thể mới dễ dàng thích nghi với điều kiện sống ổn định. Tuy nhiên khi môi trường sống thay đổi, những cá thể này rất dễ bị bệnh hoặc bị chết.  Có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường so với thế hệ trước. 
Ví dụ - Thực vật: cây bỏng, khoai lang, gừng, rêu, khoai tây,...

- Động vật: Ong, trùng roi, thủy tức, sứa, hải quỳ, giun dẹp,... 

- Động vật: con người, giun đất, chó, mèo, lợn, trâu, trai sông, cá,... 

- Thực vật: Cây bầu, cây mít, cây bí, cây ổi, hoa râm bụt, các loại cây ăn quả,.... 

 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ sinh sản hữu tính là gì. Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận những phản hồi tích cực của quý bạn đọc để hoàn thiện bài viết được tốt nhất!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận