Sinh sản vô tính là gì? Các hình thức sinh sản vô tính của thực vật và động vật

0
143
sinh-san-vo-tinh-la-gi

Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới, đảm bảo sự phát triển của giống loài. Không phải cá thể nào cũng được tạo ra bởi sự hợp nhất của cá thể đực và cái; Sinh Học gọi đó là sinh sản vô tính. Vậy sinh sản vô tính là gì? Sinh sản vô tính của động vật và thực vật có điểm gì khác biệt nhau? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé!

Sinh sản vô tính là gì?

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử cái và giao tử đực (ở thực vật) hay giữa tế bào trứng và tinh trùng (ở động vật). Hoặc có thể hiểu sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể (mẹ) có thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể con giống hệt mình. Cá thể con sinh ra sẽ thừa hưởng tất cả các gen từ cơ thể mẹ đó. 

Hình thức sinh sản này xuất hiện ở cả động vật và thực vật. Với mỗi loài sẽ có đặc điểm và hình thức sinh sản khác nhau. Vậy cụ thể như thế nào, xin mời các bạn cùng theo dõi phần nội dung tiếp theo của bài viết.

sinh-san-vo-tinh-la-gi

Sinh sản vô tính là gì?

Tìm hiểu về hình thức sinh sản vô tính của thực vật

Các hình thức sinh sản vô tính của thực vật là gì?

Cơ sở sinh sản vô tính của thực vật là quá trình nguyên phân. Sinh sản vô tính của thực vật gồm có 2 hình thức chính sau: 

 

Hình thức sinh sản Đặc điểm  Đại diện
Sinh sản bằng bào tử Đây là hình thức sinh sản mà cá thể con được hình thành và phát triển từ bào từ của cơ thể mẹ. Bào tử được hình thành từ túi bào tử, trong thể bào tử. 

Sau khi được hình thành, các bào từ nhờ gió, động vật, con người, nước,... mà phát tán ra môi trường và phát triển thành cá thể mới. 

Rêu, dương xỉ
Sinh sản sinh dưỡng Đây là hình thức sinh sản mà cơ thể sẽ được tạo ra từ một bộ phận của cơ thể mẹ. Các bộ phận có thể tự sinh sản sinh dưỡng như: lá, rễ, thân. Nhờ hình thức sinh sản này mà cơ thể con được thừa hưởng các đặc tính di truyền của mẹ thông qua cơ chế nguyên phân. Tuy nhiên, cây con khó có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường.  khoai lang, gừng, tỏi, hành, gừng,....

 

hinh-thuc-sinh-san-vo-tinh-cua-thuc-vat

Một số loài cây sinh sản bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng

Ví dụ về sinh sản vô tính của thực vật

Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về sinh sản vô tính là gì ở thực vật, mình sẽ lấy thêm một số ví dụ minh họa như sau: 

  • Cây bỏng con được sinh ra lá từ của cây mẹ.
  • Cây khoai lang con mọc lên từ các chồi mầm trên củ hoặc một đoạn thân dây của mẹ. 
  • Củ khoai tây nảy chồi tạo thành cây con mới. 
  • Gừng sinh sản bằng thân rễ. Những thân cây này sẽ mọc dưới bề mặt hoặc nghiêng dọc theo đất, chúng phân nhánh và tạo ra các cây con mới. 
  • Hành tây, tỏi sinh sản bằng củ,... 

Các phương pháp nhân giống vô tính của thực vật

* Ghép cành, ghép chồi

  • Lấy một đoạn thân, cành hoặc chồi có đặc tính tốt của cây này ghép lên thân/ gốc của cây trồng khác. Đoạn ghép đảm bảo phải có sự tương đồng, ăn khớp với nhau để chất dinh dưỡng của cây chủ có thể nuôi được cành ghép. 
  • Khi thực hiện phương pháp này cần phải loại bỏ hết lá của cành ghép và cột chặt cành ghép vào gốc ghép (cây chủ) để hạn chế tình trạng mất nước, đảm bảo các tế bào mô phân sinh và tiếp tục phát triển. 

phuong-phap-ghep-canh-hinh-thuc-sinh-san-vo-tinh-cua-thuc-vat

Phương pháp ghép cành

* Giâm cành, chiết cành

  • Chiết cành: Chọn những cây khỏe, mập mạp, sinh trưởng tốt rồi bóc bỏ lớp vỏ, làm bầu đất. Đợi đến khi cành chiết ra rễ mới thì cắt và mang đi trồng. 

phuong-phap-chiet-canh

Cách chiết cành

  • Giâm cành: Thực chất đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng; tức là lấy một bộ phận của cây mẹ (thân, cành, rễ) rồi trồng xuống đất. 

 

phuong-phap-giam-canh

Phương pháp giâm cành

* Nuôi cấy tế bào, mô thực vật

  • Lấy các tế bào từ các bộ phận khác nhau của thực vật (lá, củ, túi phôi,...)
  • Nuôi cấy chúng trong môi trường thích hợp để hình thành cây con mới. 
  • Sau đó, cây con sẽ được chuyển ra trồng ngoài đất. 

Hình thức nhân giống này phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng để đảm bảo cây phát triển toàn vẹn nhất. 

phuong-phap-nuoi-cay-te-bao-mo-thuc-vat

Quy trình tạo ra cây cà rốt con từ mô thực vật

Sinh sản vô tính của thực vật có ý nghĩa gì?

  • Giúp các loài có thể tồn tại và phát triển.
  • Giúp con người nhân giống cây trồng nhanh chóng với số lượng nhiều, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con. Hơn nữa, nhân giống vô tính còn giúp duy trì, nhân giống các giống cây quý hiếm, có phẩm chất tốt. 

Tìm hiểu về hình thức sinh sản vô tính của động vật

Cơ sở tế bào học 

  • Chủ yếu dựa vào cơ sở phân bào nguyên nhiễm để hình thành các cơ thể mới. 
  • Cá thể mới được sinh ra giống nhau và giống hệt cá thể mẹ. 

Sinh sản vô tính của động vật có ưu, nhược điểm gì?

Đối với động vật, sinh sản vô tính mang lại nhiều lợi ích như: 

  • Một cơ thể sống độc lập vẫn có khả năng sinh sản để tạo ra cá thể mới, tạo điều kiện duy trì và phát triển giống nòi. 
  • Tạo ra những cá thể con giống nhau và giống mẹ. 
  • Tạo ra số lượng cá thể con mới nhiều trong thời gian ngắn. 
  • Các cá thể mới dễ dàng thích nghi với môi trường sống ổn định nên có khả năng phát triển nhanh chóng. 

Tuy nhiên khi môi trường sống thay đổi, các cá thể này có thể bị chết hoặc tiêu diệt toàn bộ do các thế hệ con cháu giống hệt nhau về mặt di truyền. 

Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

 

Hình thức sinh sản Đặc điểm Đại diện
Phân đôi - Cơ thể mẹ sẽ tự phân chia tạo thành 2 phần, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể con mới. 

- Sự phân đôi này có thể được thực hiện theo chiều ngang, chiều dọc hoặc nhiều chiều. 

Giun dẹp và nhóm động vật nguyên sinh (trùng doi,..)
Nảy chồi - Một phần trong cơ thể mẹ sẽ nguyên phân nhiều hơn so với các vùng lân cận khác. Sau đó phát triển thành một cơ thể mới hoàn toàn. 

- Cơ thể con sẽ sống bám trên cơ thể mẹ hoặc tách ra sống độc lập.

Bọt biển, các động vật thuộc nhóm ruột khoang (sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức). 
Phân mảnh - Cơ thể mẹ sẽ tách ra nhiều phần nhỏ khác nhau.

- Mỗi phần đó sẽ phát triển tạo thành một cơ thể mới hoàn toàn. 

Bọt biển. 
Trinh sản - Đây là hình thức sinh sản mà giao tử cái không trải qua quá trình thụ tinh mà nguyên phân nhiều lần để phát triển thành cơ thể đơn bội. Hay nói cách khác, cá thể cái không giao phối mà vẫn tạo ra được cá thể con.

- Trinh sản thường xen kẽ với hình thức sinh sản hữu tính. 

Mối, kiến, ong, thằn lằn, rệp,...

 

trung-bien-hinh-sinh-san-theo-hinh-thuc-phan-doi

Trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi

Các phương pháp nhân giống vô tính của động vật và ứng dụng

 

Phương pháp Đặc điểm Ứng dụng 
Nuôi cấy mô Trong điều kiện có đủ chất dinh dưỡng và điều kiện thích hợp, mô sẽ tồn tại và phát triển. - Tự ghép: Lấy mô của cơ thể để tự ghép cho chính cơ thể đó. Ví dụ: lấy da đùi ghép lên vùng da mặt,...

- Dị ghép: Lấy mô/ cơ quan tương thích của một cơ thể này để ghép cho cơ thể khác. Ví dụ: Lấy mắt, gan, thận,.. của người này để ghép cho người bệnh khác. 

- Đồng ghép: Lấy tế bào của anh, chị em song sinh cùng trứng để ghép cho nhau. 

Nhân bản vô tính Lấy nhân của tế bào xôma chuyển vào tế bào trứng được lấy mất nhân. Từ đó kích thích tế bào trứng phát triển, tạo thành cơ thể mới rồi cấy lại vào dạ con.  - Trong y học: Tạo ra các cơ quan mong muốn để thay thế những cơ quan/ mô bị hỏng ở người bệnh. 

- Trong nông nghiệp: Khắc phục nguy cơ tuyệt chủng của một số loài đồng vật quý hiếm. 

Cừu Dolly là sản phẩm nhân giống vô tình thành công đầu tiên trên thế giới. Sau đó, các nhà khoa học cũng lần lượt tìm ra cách nhân giống vô tính cho các loài động vật có vú như bò, lợn, mèo, chó,... 

 

ky-thuat-cay-ghep-da-trong-y-hoc

Kỹ thuật cấy ghép da trong y học

 

Trên đây là bài viết chia sẻ sinh sản vô tính là gì. Hy vọng sẽ mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức Sinh học hay và hữu ích nhất nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận