Sức bền là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động rèn luyện thể dục, thể thao. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc sức bền là gì có những loại sức bền nào? Những phương pháp để tăng cường sức bền hiệu quả là gì?.... hay sức bền có khác sức chịu đựng không?....
Cùng sansosanh đi tìm lời giải đáp trong bài chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Tóm tắt
Sức bền là gì?
Sức bền là một loại sức mạnh và nó tiềm ẩn bên trong cơ thể. Nguồn sức mạnh này bộc phát từ cơ bắp và cả tim mạch. Theo đó, trong suốt quá trình vận động cơ thể của bạn mà 2 bộ phận này luôn hoạt động bề bỉ thì chúng sẽ tạo thành sức bền, đồng thời cho phép cơ thể bạn có thể kéo dài thời gian tập thể dục thể thao mà không cảm thấy quá mệt mỏi hoặc bị hao hụt sức lực.
Tìm hiểu định nghĩa sức bền là gì?
Không phải tự nhiên mà sức bền có thể xuất hiện mà nó cần được rèn luyện thông qua việc vận động thường xuyên. Chẳng hạn như một người chạy bộ mỗi ngày so với người không tập thể dục thì chắc chắn người chạy bộ đều đặn kia sẽ có sức bền cao hơn hẳn.
Một khi sức bền được duy trì dai dẳng thì thể lực của bạn cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự đột phá thành tích thể thao. Vì vậy, sức bền được xem như là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp các vận động viên chuyên nghiệp tạo nên những kỳ tích.
Sức bền là gì? Lợi ích của việc rèn luyện sức bền đối với sức khỏe và tinh thần con người.
Việc rèn luyện sức bền có ý nghĩa với sức khỏe cũng như tinh thần của con người, một số lợi ích tuyệt vời cụ thể như:
- Cải thiện trí nhớ và thính giác
- Kéo dài tuổi thọ
- Giúp chắc khỏe xương khớp
- Đốt cháy lượng mỡ thừa giảm cân
- Nâng cao thể lực cùng khả năng hoạt động của hệ tim mạch
- Giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Phòng ngừa và giảm các nguy cơ mắc ung thư
Cách để kiểm tra sức bền là gì ?
Cách để kiểm tra sức bền là gì?
Kiểm tra sức bền là gì? Kiểm tra sức bền được xem như là một bài tập thể lực định kỳ để đo xem mức độ sức bền của một người có thay đổi ra sao theo thời gian. Để kiểm tra sức bền có 2 dạng gồm:
- Kiểm tra sức bền thân trên và thân dưới: Để kiểm tra sức bền thân trên người ta sẽ thực hiện bằng các bài tập chống đẩy tới khi cơ thể đạt giới hạn chịu đựng. Còn kiểm tra sức bền thân dưới bằng cách thực hiện các tư thế ngồi và điển hình nhất là bài tập squat.
- Kiểm tra sức bền tim mạch và cơ bắp: Bằng các nhóm bài tập cardio bao gồm các bài tập bơi lội, đạp xe, chạy bền hoặc aerobic để có thể kiểm tra được sức bền tim mạch. Còn kiểm tra sức bền cơ bắp thì cách hiệu quả nhất là thực hiện các bài tập nâng và giữ tại, lên xà đơn
Các yếu tố tạo nên sức bền là gì?
Để có thể duy trì được sức bền trong một thời gian dài thì tim mạch cũng như cơ bắp cần luôn đồng hành với nhau. Do đó để tạo được sức bền, cơ thể cần phải đảm bảo:
- Cơ bắp: Khả năng hoạt động cơ bắp được liên tục và không gây cảm giác đau mỏi hoặc kiệt sức. Việc duy trì sức bền cơ bắp có vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đối với những người chuyên tập luyện thể thao.
Sức bền cơ bắp đường được dự trữ năng lượng dưới dạng ATP. Với creatine có sẵn trong cơ thể hoặc có thể tự bổ sung từ bên ngoài vào, máu và oxy sẽ luân chuyển đến các cơ.
- Tim mạch: Khả năng bơm máu từ tim rồi cùng khả năng vận chuyển khí oxy từ phổi. Người có sức bền tim mạch cao hiệu quả trong việc hạn chế các ảnh hưởng tới cơ thể khi nhịp tim tăng trong thời gian dài. Trong khi đó, máu cùng oxy vẫn được tiếp tục vận chuyển vào trao đổi liên tục toàn thân, đặc biệt cơ bắp sẽ có sức mạnh hơn.
Các yếu tố tạo nên sức bền là gì? Sự ảnh hưởng của cơ và tim mạch tới sức bền.
6 phương pháp tăng cường sức bền hiệu quả
Để đạt được sức bền như mong muốn thì việc bạn cần làm đầu tiên là luyện tập thể dục, thể thao một cách thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý. Hơn nữa, sức bền là một sức mạnh không có tính cố định, giảm dần khi ngừng tập. Do đó, để cơ thể luôn cường tráng và dẻo dai bạn có thể tham khảo 6 phương pháp tăng sức bền hiệu quả dưới đây và áp dụng cho bản thân nhé.
4.1. Luyện tập hàng ngày
Mỗi ngày hãy dành từ 20-30 phút cho việc thực hiện các bài tập tim mạch như chống đẩy, đẩy tạ hoặc chạy bộ. Đặc biệt, các tư thế yoga cũng là bài tập rất tốt cho cơ thể dẻo dai và tăng sức bền, rất phù hợp với nữ giới.
Ngoài ra, những thói quen tập thể dục hàng ngày như: chạy bộ, chống đẩy hay ngồi lên,... cũng giúp bạn tăng sức bền đáng kể.
Sức bền là gì? Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn thường xuyên để có sức bền dẻo dai.
4.2. Luyện tập với cường độ tăng dần
Dựa theo nguyên tắc quá tải, nếu cường độ tập luyện được nâng lên một mức cao hơn đồng nghĩa rằng cơ thể cần phải thay đổi để thích ứng và từ đó mà sức bền cũng sẽ tăng lên theo. Do đó, bạn có thể chống đẩy nhiều cái hơn, chạy nhanh hơn và dài hơn,.... Đây chính chính là một cách hiệu quả để nâng cao sức bền cùng khả năng chịu đựng của cơ thể ngày qua ngày.
Việc tăng dần cường độ luyện tập sẽ giúp sức bền của bản thân tốt hơn.
4.3. Bổ sung đủ nước và các chất điện giải cần thiết
Việc thiếu hụt nước hay các chất điện giải là một trong các nguyên nhân khiến cho thể lực bị hao mòn, cơ bắp bị đau mỏi. Để thể lực luôn bền bỉ, bạn cần nhớ bổ sung đủ nước cùng đầy đủ các chất điện giải, nhất là khi tập luyện ra nhiều mồ hôi hay khi lao động nặng nhọc mất sức.
Khi vận động, tập luyện nặng cần nhanh chóng bổ sung nước cùng chất điện giải cho cơ thể.
4.4. Nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh việc luyện tập thì nghỉ ngơi cũng là một cách để đảm bảo được sức bền thể lực. Trong khi nghỉ ngơi, quá trình tái tạo và phục hồi diễn ra là nguồn sức mạnh giúp cơ bắp được gia cố vững chắc hơn. Theo đó, bạn nên dành ra một ngày trong mỗi tuần để nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ nhàng nhằm giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn hơn.
Sau thời gian luyện tập miệt mài cần cho cơ thể nghỉ ngơi với thời gian hợp lý để các vùng cơ được hồi phục và được nghỉ ngơi.
4.5. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Cùng với việc tập luyện thì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng để có thể tạo nên sức bền cho cơ thể. Việc nạp vitamin, protein cùng các dưỡng chất, khoáng chất khác giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các bộ phận trên cơ thể. Bởi nếu không ăn uống sẽ chẳng có ai có thể sống sót và phát triển khỏe mạnh được chỉ nhờ tập thể dục cả.
Do đó, bạn cần lưu ý rằng không bao giờ được bỏ bê chế độ ăn uống của bản thân, cùng với đó cần đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
4.6. Sử dụng thực phẩm chức năng
Để tăng sức bền bùng nổ, các vận động viên thường được sử dụng cùng những loại sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Mặc dù các sản phẩm này có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường thể lực, tăng sức bền và tổng hợp năng lượng để tăng hiệu suất trong luyện tập tuy nhiên không nên quá phụ thuộc vào chúng bởi trong chúng có chứa caffeine nên việc dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sức bền là gì? Có thể sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức bền.
Lưu ý khi rèn luyện để tăng sức bền là gì
Sau khi biết được định nghĩa sức bền là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu được rõ hơn về tầm quan trọng của sức bền hơn đúng không nào. Không chỉ riêng những người tập thể thao chuyên nghiệp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều cần tập rèn sức bền.
Lý do là vì sức bền giúp năng lượng được bổ sung, chất lượng giấc ngủ nâng cao sẽ giúp sức khỏe tổng thể cải thiện cả về thể chất và tinh thần, tâm trạng.
Tuy nhiên, người tập khi rèn luyện các phương pháp để tăng sức bền thì cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:
- Không nên luyện tập cùng một nhóm cơ trong khoảng thời gian 2 ngày liên tiếp mà thay vào đó hãy luân phiên để phần cơ đó có thời gian cho việc nghỉ ngơi và phát triển.
- Dành ít nhất từ 20 - 30 phút mỗi ngày cho việc rèn sức bền và tăng dần cường độ tập luyện lên để thử thách chính bản thân mình.
- Hãy dành ra 5-10 phút trước mỗi buổi tập cho việc khởi động thật kỹ nhằm giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương đồng thời tăng hiệu quả của buổi tập.
Hạn chế luyện tập liên tục cùng một nhóm cơ, tăng cường độ lên dần, khởi động kỹ trước khi tập luyện để hạn chế các chấn thương, tăng hiệu quả buổi tập.
Lời Kết
Như vậy, sức bền là một sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi con người nhưng nó không có giá trị cố định, có thể hao hụt theo thời gian nhưng gia tăng sức mạnh sau quá trình chúng ta luyện tập đúng phương pháp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chủ đề sức bền mà sansosanh.com đã vừa chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm sức bền là gì cũng như các loại sức bền và một số phương pháp rèn luyện và những lưu ý khi rèn luyện để tăng sức bền.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ này của chúng tôi và đừng quên theo dõi sansosanh.com để cập nhật nhanh nhất những thông tin hữu ích về mọi lĩnh vực trong cuộc sống bạn nhé!
Xem thêm :
- Chất đạm là gì? Chất đạm có mặt trong những loại thực phẩm nào?
- Chất béo là gì? Vai trò của chất béo