Nhân hóa là gì? Các ví dụ thường gặp về nhân hóa

0
302
nhan-hoa-la-gi

Muốn học tốt môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở thì một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm chắc đó là biện pháp tu từ nhân hóa. Vậy nhân hóa là gì và có mấy kiểu nhân hóa? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích nhé!

[Giải đáp] Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gì? Nhân hóa chính là một biện pháp tu từ dùng để gọi sự vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để miêu tả con người. Thông qua biện pháp tu từ này mà thế giới loài vật, đồ vật, hiện tượng, cây cối,.... bỗng trở nên gần gũi với con người hơn. Đồng thời, câu văn hay đoạn văn sử dụng phép nhân hóa sẽ có thể biểu thị được những suy nghĩ và tình cảm của con người.

nhan-hoa-la-gi

Phép nhân hóa là gì?

Ví dụ, cho đoạn thơ trích trong bài thơ “Mưa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa:

“Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường”.

Trong đoạn thơ này có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đối với các sự vật như “ông trời”, “cây mía” và “con kiến”, cụ thể như sau:

  • Bầu trời: được tác giả gọi với danh xưng chỉ người là “ông” và được miêu tả là biết “mặc áo giáp đen” để ra trận;
  • Cây mía: được tác giả miêu tả như đang múa
  • Kiến: được tác giả miêu tả là đang hành quân khắp đường

Vốn dĩ, những từ ngữ như”ông”,  “mặc”, “ra trận”, “múa” và “hành quân”  dùng để gọi người hoặc miêu tả con người. Thế nhưng, thông qua biện pháp nhân hóa thì những từ này lại được sử dụng để miêu tả trạng thái hoạt động của động vật, cây cối,...

Qua cách dùng này, chúng ta có thể hiểu được vạn vật bỗng trở nên sinh động hơn khi trời đổ cơn mưa. Hơn nữa, qua đây, dễ dàng nhận ra rằng tác giả Trần Đăng Khoa có tài năng quan sát và sử dụng ngòi bút miêu tả tinh tế cũng như chan chứa tình yêu thiên nhiên mãnh liệt.

Có mấy kiểu nhân hóa?

Xoay quanh câu hỏi phép nhân hóa là gì thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn, bài thơ,... Trong kiến thức môn ngữ văn cấp trung học cơ sở thì chúng ta đã được học ba kiểu nhân hóa như sau:

Dùng từ ngữ vốn chỉ người để gọi sự vật

Cách dùng đại từ chỉ người để gọi vật là kiểu nhân hóa phổ biến nhất. Ở trong một số bài văn hay bài thơ, các tác giả đã sử dụng những đại từ chỉ người như cô, dì, ông, bà,... để gọi các sự vật, con vật, cây cối. Chính cách gọi này đã khiến cho sự vật bỗng trở nên gần gũi và quen thuộc hơn.

bien-phap-nhan-hoa

Ví dụ về phép nhân hóa trong bài hát sau:

“Khi ông mặt trời thức dậy

Mẹ lên núi, em đến trường”

Trong đoạn bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa “ông” mặt trời biết “thức dậy”. Tác giả sử dụng đại từ “ông” để chỉ ông mặt trời và dùng từ “thức dậy” để chỉ mặt trời đang mọc.

Sử dụng từ ngữ mô tả hành động, tính cách của con người để tả vật

Cách sử dụng những từ ngữ, ngôn từ vốn được dùng để diễn tả hành động, tính cách của con người để mô tả sự vật. Hình thức nhân hóa này mang tính nghệ thuật cao và tạo nên nhiều tầng, lớp ý nghĩa cho sự vật. Câu văn, đoạn văn mà sử dụng kiểu nhân hóa này sẽ tăng tính gợi hình, gợi cảm và sự vật bỗng trở nên sinh động hơn.

phep-nhan-hoa-la-gi

Dùng từ ngữ vốn miêu tả người để miêu tả sự vật

Ví dụ về nhân hóa: 

       “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Giang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”

Trong hai câu thơ trên, hành động “giang tay” và “gật đầu” vốn được sử dụng để nói về con người thì nay lại được sử dụng cho hình ảnh cây dừa. Từ đó, cây dừa trong đoạn thơ trở nên có hồn, có tình cảm và giàu cảm xúc biểu đạt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý, với hình thức nhân hóa dạng “miêu tả” này thì chúng ta còn bắt gặp 4 kiểu miêu tả sau đây:

  • Tả ngoại hình
  • Tả hành động
  • Tả tâm trạng
  • Tả tính cách

Trò chuyện, xưng hô với sự vật như nói con người

Kiểu nhân hóa này thường được sử dụng khi chính nhân vật đang độc thoại nội tâm. Hay nói cách khác, hình thức nhân hóa này dùng để miêu tả tâm trạng nhân vật trong một bối cảnh nào đó.

Ví dụ nhân hóa như sau:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

vi-du-ve-nhan-hoa

Xưng hô, tâm tình với sự vật

Trong đoạn thơ này, tác giả đang trò chuyện với “con nhện” giống như một con người. Qua hình thức độc thoại này, tác giả bày tỏ nỗi nhớ quê hương da diết của mình. Chính tác giả đang phải trải qua tâm trạng cô đơn, lẻ loi ở nơi đất khách quê người.

Các cách để nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu

Cùng với việc tìm hiểu phép nhân hóa là gì thì nhiều bạn thắc mắc làm thế nào để nhận biết được biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu. Để nhận biết đâu là biện pháp nhân hóa thì các bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Đầu tiên, hãy chỉ ra được các dấu hiệu nhân hóa trong câu bao gồm loài vật, hiện tượng, cây cối,... nào được nhân hóa và từ ngữ sử dụng để nhân hoá là gì.
  • Chỉ ra được tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó
  • Đối với miêu tả sự vật thì sử dụng biện pháp nhân hóa sẽ làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người hơn
  • Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Việc sử dụng biện pháp tu từ sẽ tác dụng đến tư tưởng cũng như tình cảm của sự vật và của chính tác giả muốn nói đến

Vừa rồi, sansosanh.com đã giải đáp cho các bạn thắc mắc biện pháp tu từ nhân hóa là gì. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ giúp các bạn sĩ tử ôn tập tốt để có thể vượt qua kỳ thi với thành tích xuất sắc.
Xem thêm:
- Ẩn dụ là gì, phép ẩn dụ trong đời sống và văn học
- Điệp ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ
- Chủ ngữ là gì? Vai trò của chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận