Chắc hẳn là các bạn đã không ít lần nhầm lẫn giữa trăn trở và chăn chở. Vậy trăn trở là gì, trăn trở hay chăn chở mới đúng, chúng ta cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây của sansosanh.com nhé!
Tóm tắt
Trăn trở là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, trăn trở thường được dùng để chỉ cảm xúc và biểu cảm của con người. Cảm xúc trăn trở ở đây là cảm xúc lo lắng, trằn trọc khi suy nghĩ mãi về một vấn đề nào đó.
Để dễ hình dung cụ thể hơn về ý nghĩa của trăn trở, chúng ta có 2 ví dụ như sau:
- Ngày mai tôi chính thức xa nhà để bước chân vào giảng đường đại học. Mẹ tôi trăn trở lo lắng cho tôi cả một đêm không ngủ được.
- Chị ấy luôn trăn trở về cuộc sống hiện tại.
- Kẻ trăn trở là người trong lòng lúc nào cũng nhiều ưu tư.
Trăn trở tiếng Anh là gì? Trăn trở trong từ điển tiếng Anh được viết là impediment (danh từ). Đây là từ dùng để biểu đạt cảm xúc của một người trước một vấn đề gì đó cần phải suy nghĩ, xem xét nhiều.
Trăn trở hay chăn chở?
Trong tiếng Việt, trăn trở mới là từ đúng chính tả và có nghĩa. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa trăn trở và chăn chở. Trên thực tế chăn chở là một từ vô nghĩa trong tiếng Việt, bởi từ này hoàn toàn không có trong từ điển tiếng Việt.
Tại sao trăn trở thường bị nhầm với chăn chở?
Lý giải cho việc mọi người thường nhầm lẫn trăn trở và chăn chở cũng khá đơn giản. Là do mỗi vùng miền của nước ta đều có những ngôn ngữ, phương ngữ khác nhau. Nhiều vùng miền thường phát âm sai “ch” thành “tr” và ngược lại. Nên đến khi viết ra nếu không để ý sẽ viết giống như nói thành ra sai chính tả, hoặc họ cũng không thể phân biệt được chính xác từ đó là “ch” hay “tr”.
Cách khắc phục lỗi sai chính tả từ trăn trở
Việc nói, đọc, viết đúng chính tả là vô cùng quan trọng. Bởi tiếng Việt rất đa dạng, nếu như không được dùng đúng chính tả, thì có thể lời văn của bạn sẽ đi theo một ý nghĩa hoàn toàn khác hoặc trở nên vô nghĩa.
Trước hết, bạn cần phải hiểu rõ nghĩa, chính xác nghĩa của mỗi từ trong “trăn trở” để tránh bị nhầm lẫn với chăn chở. Khi bạn đã hiểu được cặn kẽ nghĩa của từng từ và cụm từ bạn sẽ tự biết cân nhắc đến tính hợp lý và nhận ra được từ chăn chở là hoàn toàn vô nghĩa và sẽ không còn nhầm lẫn khi sử dụng nữa.
Chẳng hạn như từ chở và trở. Từ chở ở đây thường được sử dụng để miêu tả hành động di chuyển một vật, người,…nào đó. Ví dụ: Sáng sớm, mẹ đã chở hàng lên chợ bán.
Còn từ trở được hiểu theo nghĩa là quay trở về, trở lại vị trí ban đầu hay còn có ý nghĩa như cản trở. Ví dụ: Anh ấy cản trở không cho tôi lên chức. Hay: Mùa xuân đến, đàn chim Én lại quay trở về.
Đặc biệt, khi sử dụng chúng ta cần chú ý đến ngữ cảnh từng từ ngữ sao cho phù hợp nhất. Để không mắc phải các lỗi chính tả cơ bản ta cũng cần nâng cao việc đọc sách. Đọc nhiều sẽ giúp ta tích lũy, mở rộng vốn từ hơn, ghi nhớ thêm mặt chữ. Bên cạnh đó cũng góp phần giúp bạn phát âm đúng chính tả. Hãy ghi nhớ và chú ý đến việc phát âm đúng chính tả hàng ngày để từ đó tạo nên được một thói quen giúp ta khó mà bị lặp lại lỗi sai.
Các từ đồng nghĩa với trăn trở
Một điểm đặc biệt khác của tiếng Việt nữa chính là có khá nhiều từ đồng nghĩa với nhau. Điều này không chỉ được tạo nên bởi sự đa dạng văn hoá, đa dạng dân tộc, vùng miền mà còn được tạo nên từ tính đa nghĩa của tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, trăn trở có nhiều từ đồng nghĩa khác như là :
– Trằn trọc
Ví dụ: Lan nằm trằn trọc cả đêm mà vẫn không ngủ được.
– Lo lắng
Ví dụ: Bà tôi lo lắng cho tôi không ngủ được.
– Lo âu
Ví dụ: Bác ấy lo âu về chuyện cô Út đến bạc cả tóc.
Một số từ có âm “tr” và “ch” hay bị nhầm lẫn
Ngoài trăn trở và chăn chở, thì cũng có một số từ khác có âm “tr” và “ch” hay bị nhiều người nhầm lẫn với nhau.
Có thể kể đến như:
– Trằn trọc và chằn trọc: Từ viết đúng chính tả là từ Trằn trọc. Chằn trọc là từ sai chính tả, vô nghĩa và không có trong từ điển tiếng Việt.
– Bánh Chưng và bánh Trưng. Tưởng chừng không thể nhưng vẫn có rất nhiều người bị nhầm từ này. Bánh Chưng là một loại bánh truyền thống thường xuất hiện trong các ngày lễ, mỗi dịp tết đến xuân về của Việt Nam. Tên gọi đúng chính tả của nó là bánh Chưng chứ không phải là Trưng.
– Cho và Tro: đây đều là 2 từ có nghĩa nếu như đứng một mình. Tuy nhiên lại cần phải sử dụng chúng sao cho đúng hoàn cảnh. Cho là đưa cho, cho ai đó một thứ gì, nhượng cho,…Tro lại là một danh từ dùng để chỉ những thứ sau khi đã bị đốt, bị thiêu trở thành tro.
– Chốn và trốn cũng là hai từ đều có nghĩa trong tiếng Việt nhưng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau, mà cũng vì thế nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chúng.
Phân biệt tr và ch trong tiếng Việt
Sau đây, sansosanh.com xin phép được chia sẻ đến bạn đọc một số cách để có thể dễ dàng phân biệt “tr” và “ch” như sau:
– Đầu tiên là đối với chữ “tr”. Thông thường, chữ “tr” sẽ không đứng trước các tiếng có vần như: oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp những vần này chúng ta sẽ chỉ sử dụng chữ “ch”.
Chữ “tr” sẽ thường được sử dụng nhiều trong những từ Hán Việt và thường xuất hiện trong những thanh nặng hay thanh huyền. Chẳng hạn như: giá trị, trọng trách, tri kỷ, trịnh trọng, trân trọng,…
Đối với những từ láy chúng ta vẫn có thể sử dụng chữ “tr” trong các trường hợp như: trơ trẽn, trắng trợn, tráo trở,…
– Tiếp theo là đối với chữ “ch” sẽ thường đứng đầu các tiếng có âm đệm như là: oa, oă, oe, uê ngược lại với chữ “tr”. Đặc biệt cũng có thể áp dụng trong các từ láy như: chí chóe, chảnh chọe,…
“Ch” sử dụng trong các danh từ hay đại từ danh xưng thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như là: cha, chú, chị,…
Các danh từ như là: chổi, chén, chạn, chõ,…
Các từ mang ý nghĩa phủ định như là: chưa, chẳng,…
Các hành động: chạy, chém, chặt, chơi,…
Một số lưu ý để không bị mắc lỗi sai chính tả
Việc sử dụng đúng chính tả là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ xem nhẹ việc này, gây ảnh hưởng rất nhiều đến bản sắc văn hoá và sự trong sáng của tiếng Việt.
Chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau để không bị mắc các lỗi chính tả cơ bản:
- Cần phải tránh việc lạm dụng các từ ngữ teencode như nhiều bạn trẻ hiện nay, việc này lâu dần sẽ tạo thành một thói quen khó bỏ và quên đi chính tả đúng của tiếng Việt đã từng được học.
- Chăm đọc sách để tích luỹ, mở rộng vốn từ, đặc biệt là những từ ngữ khó, từ ngữ cổ.
- Nên biết nhược điểm trong giọng địa phương của mình, từ đó chỉnh sửa, khắc phục để không bị nhầm lẫn hay đưa vào văn viết.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết trên đây là những kiến thức liên quan đến vấn đề trăn trở hay chăn chở, trăn trở là gì. Hi vọng qua đó bạn đọc đã có được cho mình những kinh nghiệm, kiến thức để sử dụng ngôn ngữ đúng hoàn cảnh, đúng chính tả một cách chính xác nhất.