Dạo gần đây, khi ngành logistics ngày một phổ biến tại Việt Nam và cả thế giới, ngoài sự thay đổi lớn về mặt kinh doanh, nó đã kéo theo sự xuất hiện nhiều ngành mới như Vendor hay Supplier. Vậy theo bạn Vendor là gì? Supplier là gì? Những ngành này có điểm gì khác nhau và có vai trò gì trong một chuỗi cung ứng?
Tóm tắt
Vendor là gì?
Vendor thực chất là một thuật ngữ tiếng Anh, tuy nhiên rất khó để có thể hiểu sát nghĩa của từ này sang tiếng Việt. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu một cách đơn giản Vendor chính là nhà cung cấp, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức bán hàng hóa - dịch vụ nào đó cung cấp cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh tế.
Vendor được hiểu là cá nhân, tổ chức cung ứng hàng hóa - dịch vụ
Như vậy, có thể hiểu rằng Vendor là mắt xích cuối cùng trong quy trình cung ứng sản phẩm - dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Nói ngắn hơn thì vendor cũng như một bên thứ 3, mua sản phẩm từ doanh nghiệp sau đó bán lại cho khách hàng.
Mỗi đối tượng trong chuỗi cung ứng đều mang các đặc điểm, vai trò khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, vendor vẫn được đánh giá là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường, từ đó giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ, nhằm tạo ra liên kết tiếp theo trong chuỗi.
Tùy theo từng trường hợp, quy mô của tổ chức đó mà Vendor sẽ có nhiều lựa chọn hình thức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp nhất. Ở những quy mô nhỏ lẻ, Vendor còn có thể được hiểu là những người bán hàng rong. Một số mô hình của Vendor như:
- Hình thức B2B (business-to-business): Cung ứng sản phẩm từ doanh nghiệp này đến một doanh nghiệp khác.
- Hình thức B2C (business-to-customer): Cung ứng sản phẩm từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
- Hình thức B2G (business-to-government): Cung ứng sản phẩm từ doanh nghiệp đến chính phủ.
Ví dụ một hình thức của Vendor
Một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ Vendor là gì đó là những cửa hàng tiện lợi như Ministop, Circle K hay VinMart,... hoặc các tạp hóa ven đường. Các cửa hàng này đều có vai trò là một mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Hay các siêu thị lớn hơn như Big C, Lotte Mart,... đều là những vendor chuyên bán các sản phẩm cho người tiêu dùng sau khi nhập trực tiếp từ nhà sản xuất.
Tuy nhiên, câu giải thích về Vendor ở phía trên vẫn chưa phải là chính xác hoàn toàn. Sẽ có những Vendor tự sản xuất ra sản phẩm và tự trở thành nhà cung cấp những thứ này. Bạn có thể thấy một số thương hiệu như Select của Co.op Mart, Choice L của Lotte Mart,...
Nói một cách đơn giản nhất, Vendor chính là chuỗi giữa người mua rồi bán lại hàng cho những khách hàng khác, đây là mục đích của tất cả các chuỗi cung ứng hiện nay.
Supplier là gì?
Hiện nay, nhiều người nhầm tưởng hai khái niệm Vendor và Supplier là một bởi chúng đều có nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, Vendor là gì và Supplier là gì lại là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, có vai trò khác nhau trong một chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Supplier là nhà cung cấp hàng hóa, nguyên liệu thô
Thực chất, Supplier là những nhà cung ứng, đóng vai trò cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho người cần, còn người mua sẽ là người đưa ra giá, chấp nhận trả phí để được sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng từ nhà cung cấp. Đây được xem là mối quan hệ ngang bằng và cộng tác cùng nhau trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay.
Mỗi một công ty hay doanh nghiệp hiện nay đều sẽ hiểu được Supplier là gì, từ đó có riêng cho mình ít nhất một nhà cung cấp để nhập các nguyên liệu thô cho sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ như tổ chức sự kiện hoặc digital marketing.
Hiện nay, việc xuất hiện quá nhiều nhà cung ứng đã tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, khó khăn. Trong khi đó thì phí dịch vụ và chất lượng mới là những chìa khóa để có thể sống sót và phát triển trong môi trường kinh doanh này.
Việc đặt ra là các nhà Supplier phải làm thế nào để cung cấp hàng hóa, dịch vụ với một giá thành, chất lượng đủ để thỏa mãn và giải quyết vấn đề mua bán của cả 2 bên. Tuy nhiên điều này sẽ không hề dễ dàng chút nào, các nhà cung ứng sẽ cần phải thu nhỏ những đầu vào mới có thể tăng lợi nhuận và tạo cơ hội để phát triển công ty.
Một số điểm khác nhau giữa Vendor và Supplier
Điểm khác nhau giữa Vendor và Supplier?
Nếu bạn đã hiểu được Vendor là gì và Supplier là gì, cùng Sansosanh làm rõ những điểm khác nhau giữa hai khái niệm - hai mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nhé!
Trong một chuỗi cung ứng, Vendor là mắt xích cuối cùng, là những bộ phận trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng, khi thành phẩm có thể sử dụng được và đã có những giá trị nhất định. Còn với Supplier, đó là những người đứng đầu của chuỗi cung ứng, đưa đến cho các nhà sản xuất những nguyên liệu thô, vật phẩm cần thiết trong việc chế tạo sản phẩm.
Vendor là cơ sở cung cấp, có thể bán cho bất kỳ có nhu cầu mua và tìm đến trao đổi. Trong khi đó, Supplier chỉ có thể trao đổi hàng hóa, dịch vụ của họ cho những người có giấy phép chứng nhận hoặc quyền hạn được phép nhập các mặt hàng này. Do các sản phẩm bán thường là những nguyên liệu thô, chưa qua các khâu xử lý, vì thế yêu cầu người mua phải có những kiến thức nhất định trong chế biến thành phẩm.
Supplier được hiểu là những nhà cung ứng nguyên liệu thô trực tiếp đến nhà sản xuất. Ngược lại, những Vendor sẽ có thể được cung cấp gián tiếp hoặc trực tiếp.
Vendor thường có mối quan hệ và giao du trực tiếp tới đối tượng khách hàng, trong khi đó, Supplier lại không thể giao tiếp hoặc có những mối quan hệ trực tiếp nào cả. Những nhà cung ứng Supplier chỉ đơn giản là cung cấp nguyên liệu để nhà sản xuất tạo ra thành phẩm, sau đó gửi đến tay người tiêu dùng.
Mục đích cho việc cung cấp mặt hàng của cả 2 cũng khác nhau. Với Supplier là tạo ra sản phẩm, còn Vendor là bán những sản phẩm đã thành hình.
Sơ đồ chuỗi cung ứng hàng hóa
Bạn có thể tham khảo chuỗi trình sơ đồ quy trình cung ứng như sau:
Supplier → Manufacturer → Distributor → Vendor → Customer
Nhà cung ứng → Nhà sản xuất → Nhà phân phối → Nhà cung ứng (cơ sở, cửa hàng, siêu thị,...) → Khách hàng
Những công việc trong Vendor
Trong một quy trình sản xuất và bán thành phẩm, Vendor có trách nhiệm là tạo ra các mối liên kết chặt chẽ giữa các bên, thông qua việc duy trì hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất, vì vậy Vendor đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi này. Vendor và doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với nhau, với mục đích giảm bớt được các vấn đề cung ứng cho các đơn vị sản xuất khác.
Mỗi nhà cung ứng Vendor đều cần thực hiện các yêu cầu công việc như:
- Sắp xếp hoạt động cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
- Giảm nhẹ công việc cho các đơn vị sản xuất.
- Tiết kiệm tối đa nguồn tiền bạc, thời gian cho doanh nghiệp.
- Giúp tập trung sản xuất, phát triển các sản phẩm một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, Vendor còn mang lại nguồn lợi nhuận cho công ty nhờ vào việc duy trì hoạt động xuất bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn diễn ra ổn định, chất lượng thành phẩm được đảm bảo và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong một chuỗi cung ứng, Vendor chính là mắt xích không thể thiếu. Nếu có một Vendor bất kỳ gặp sai sót sẽ gây ảnh hưởng đến toàn chuỗi và có thể tạo bất lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Cách làm Marketing hiệu quả để tiếp cận Vendor
Chúng ta đã hiểu được Vendor là gì, vậy thì có cách nào để có thể tiếp cận họ một cách hiệu quả không? Khác với việc Marketing để bán hàng, làm marketing cho các nhà cung ứng Vendor lại có những yêu cầu hoàn toàn khác.
Khi ta marketing bán hàng, điều cần phải chú ý đến là mẫu mã, cách bài trí hoặc thậm chí làm thế nào để khai thác tốt những sở thích thời thượng của mọi khách hàng. Trong khi đó, Vendor lại có xu hướng tìm ra những sản phẩm tốt, chất lượng nhất cũng như những thương lượng tối ưu nhất, sao cho họ có thể có lợi trong việc bán hàng.
Với những cạnh tranh khắc nghiệt trong thị trường kinh doanh hiện nay, làm sao để thu được lợi cao là điều không phải dễ dàng. Vậy có cách nào marketing khả quan nhất, giúp thu hút các Vendor? Một số phương thức hiệu quả sau đây mà bạn có thể tham khảo.
Cách Marketing hướng đến Vendor hiệu quả
Thứ nhất, nghiên cứu kỹ càng về sản phẩm, những xu hướng sử dụng các dòng sản phẩm hiện nay. Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu về nhu cầu của các Vendor, từ đó đưa ra các chiến lược thông minh và đánh đúng vào việc giải quyết các yêu cầu này. Nếu đã thực hiện được những điều này, thì bạn đã thành công được một nửa chặng đường đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng rồi.
Tiếp theo, hãy cố gắng tham gia nhiều hội thảo, triển lãm thương mại hay các chương trình giao lưu và trao đổi. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội giao tiếp, liên kết được nhiều người hơn, đồng thời giúp bạn có những kỹ năng marketing đơn giản và tìm được những đối tượng khách hàng phù hợp nhất cho công ty.
Nên áp dụng một số phương thức khuyến mãi nhất định cho các nhà cung ứng Vendor nhằm giữ chân họ và thiết lập được quan hệ sâu sắc, lâu dài sau này. Ví dụ như giảm giá cho lần đầu mua hàng, tặng thêm đồ hoặc sản phẩm khi Vendor đặt mua theo các gói, hoặc có thể tạo ra những chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết.
Chúng ta phải để cho Vendor thấy được những điểm tốt, điểm đặc biệt trong sản phẩm của mình so với các công ty khác. Vendor không chỉ đơn giản đi tìm các mối hàng có lợi cho mình, họ còn tìm những mặt hàng có giá cả phải chăng, nhưng phải có chất lượng và điểm đặc biệt để có thể cạnh tranh trong khu vực. Việc công ty, doanh nghiệp của bạn có một mặt hàng thỏa mãn những tiêu chí trên sẽ giúp thu hút được rất nhiều Vendor tìm đến bạn.
Cuối cùng, hãy thu hút các nhà Vendor bằng mức hoa hồng cao hơn một chút so với ngưỡng cạnh tranh của các công ty cùng lĩnh vực. Lợi nhuận cao luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà cung ứng Vendor, nếu mức hoa hồng bạn đưa ra cao, sẽ có rất nhiều nhà Vendor tìm đến và hỏi thăm sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Trên đây, Sansosanh đã tổng hợp những thông tin một cách chi tiết liên quan đến Vendor là gì, Suppilie là gì và cách phân biệt hai khái niệm này. Hy vọng những kiến thức kinh doanh này sẽ bổ ích với bạn, đặc biệt trong công việc marketing hàng hóa, dịch vụ.
alo shop