Copywriter và Content writer là hai vị trí, hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Thế nhưng, chúng lại được cho là giống nhau bởi cùng có nhiệm vụ liên quan đến công việc lên nội dung, viết lách. Để tình trạng nhầm lẫn này ngày một ít đi, sau đây Sàn So Sánh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về copywriter là gì, content writer là gì hay các điểm giống và khác nhau giữa hai vị trí trong phòng Content này.
Tóm tắt
Khái niệm về Copywriter & Content Writer
Thông thường, mỗi người làm content sẽ đều đóng vai trò như một Content Marketing Specialist (chuyên gia tiếp thị nội dung) trong doanh nghiệp. Đối với những bạn có kinh nghiệm dưới 1 năm thường sẽ không thể phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai công việc này.
Xem thêm:
- Agency là gì? Agency có gì khác với Client
- Freelancer là gì? Gợi ý công việc Freelancer hot nhất hiện nay
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của Content Writer và Copywriter để có cái nhìn khách quan và hiểu hơn về 2 công việc này nhé!
Copywriter là gì?
Tương tự với Copywriter, Copywriting là gì cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Trong khi, Copywriting là một thuật ngữ ám chỉ một nghề liên quan đến sáng tạo nội dung có giá trị, nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Thì Copywriter lại là người trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như: viết campaign line, tagline cho sản phẩm, đặt tên thương hiệu,… để phục vụ cho các mục đích quảng bá.
Công việc của một Copywriter vô cùng đa dạng, họ không chỉ dừng lại ở việc viết bài mà còn là người trực tiếp xây dựng ý tưởng. Mục đích công việc chính của Copywriter thường là nhắm trực tiếp vào việc bán sản phẩm và giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh số.
Copywriter là một người sáng tạo nội dung nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp
Content Writer là gì
Content Writer là thuật ngữ dùng để chỉ người tạo ra nội dung, hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp như: Kinh doanh, Marketing,… thông qua các kênh như PR, SEO website, thông cáo báo chí.
Dung lượng trong một bài viết của một Content Writer thường khá dài. Chúng cung cấp các thông tin giá trị và đầy đủ để thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Phân biệt giữa Copywriter & Content writer
Có thể nói, sự khác biệt lớn nhất giữa Copywriter và Content writer chính ở mục đích viết. Copywriter là người làm nội dung cho các quảng cáo khuyến mại, hoặc các chiến dịch marketing. Trong khi đó, mục đích chính của Content writer lại là níu giữ khách hàng ở lại website của doanh nghiệp càng lâu càng tốt, giúp cho người đọc ngày một gần gũi với thương hiệu của bạn hơn.
Thường thì công việc của một copywriter sẽ khá liên quan tới content writing (vị trí của content writer). Thế nhưng, điểm khác biệt ở đây chính là bạn phải thu hút được khách hàng gần như ngay lập tức. Đồng thời, nhiệm vụ của nghề copywriting cũng lớn hơn content writing rất nhiều, tức người làm ở vị trí copywriter sẽ phải bán được giá trị của thương hiệu cũng như các sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
Mục đích chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Copywriter và Content writer
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi phần nội dung về copywriter và content writer ngay sau đây!
Copywriter
Copywriter là những người tạo ra nội dung theo hướng thuyết phục, có giá trị cao và hỗ trợ thương hiệu phát triển. Mục đích cuối cùng của người làm nghề copywriting chính là bán ý tưởng chứ không phải cố gắng giúp khách hàng hiểu về thương hiệu và bắt đầu yêu thích chúng như người làm nghề content writing.
Nếu như trước kia copywriter hay copywriting đều là một phần của quảng cáo. Thì ngày nay, nghề copywriting đã dần chuyển mình sang hướng xây dựng nội dung trên web, nhằm mục đích gắn kết với khách hàng, đồng thời gia tăng hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp. Hình thức này có thuật ngữ là SEO copywriting.
Khi ai đó hỏi bạn rằng bước đầu để làm copywriter là gì, hãy mạnh dạn trả lời với họ rằng: “Đó là SEO copywriting”. Bởi, chúng là một thuật ngữ ám chỉ sự tìm kiếm mục tiêu đặc biệt. SEO copywriting không chỉ giúp website được tối ưu hóa, mà chúng còn mang về hiệu suất tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm khác nhau.
Copywriting là những gì mà một người có thể dùng nhằm xây dựng thương hiệu
Giống như người làm nghề content writing, nội dung trong bài viết của bạn cần phải thật hấp dẫn khách hàng. Thế nhưng, những copywriter lại không chỉ dừng lại ở việc giúp khách hàng biết, mà họ còn phải khiến khách hàng đưa ra những hành động cụ thể. Ngoài ra, nội dung trong bài viết của một copywriter còn phải làm nổi bật được thương hiệu, khiến người đọc nhận ra lý do nên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/thương hiệu đó.
Để trở thành một copywriter hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây của Sàn So Sánh để giúp công việc copywriting được thuận lợi và tốt hơn.
- Sử dụng một tiêu đề hấp dẫn.
- Dùng từ ngữ rõ ràng, trực tiếp.
- Hãy trò chuyện với khách hàng mục tiêu của bạn.
- Điều hướng khách hàng đi đến hành động.
- Xây dựng lòng tin tuyệt đối của khách hàng vào thương hiệu.
- Tránh khoa trương quá nhiều.
- Tránh sử dụng các cổ ngữ, thuật ngữ, tiếng lóng hoặc những từ ngữ sáo rỗng…
- Nên sử dụng các từ đơn giản.
Content Writer
Content writer là những người sáng tác ra những nội dung có giá trị, nhằm phục vụ những lợi ích như: các thương vụ làm ăn, kinh doanh, marketing,... Thông thường, người làm content writing sẽ được sử dụng nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng; giúp họ hiểu được về sản phẩm, dịch vụ mà phía doanh nghiệp đang cung cấp. Công việc này sẽ được tiến hành trên các blog, báo,...
Hay nói theo cách khác, những người làm content writing sẽ có vai trò tạo ra những nội dung để tiếp thị cho thương hiệu tốt hơn. Bởi chỉ có nội dung tốt, doanh nghiệp của bạn mới có thể dễ dàng tiếp cận được đối tượng mục tiêu và đạt được các mục đích đã đề ra.
Người làm Content writing sẽ giúp độc giả hiểu được rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
Một số mẹo để viết nội dung tốt hơn trong marketing gồm có:
- Lập dàn ý: Mục đích viết, cấu trúc, dạng bài…
- Nên chèn thêm những kinh nghiệm phong phú mà bản thân đã từng trải nghiệm thử với sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Nói đúng và rõ ràng.
- Tập cách phản biện lại lý lẽ của chính bạn.
- Xây dựng lòng tin giữa khách hàng và nội dung của bạn.
Nếu bạn cần viết lời giới thiệu về thương hiệu của mình, thì hãy sử dụng những ngôn từ có tính rõ ràng và dễ hiểu. Còn nếu bài viết cần tới sự trau chuốt, tỉ mỉ, thì bạn hãy viết thật cụ thể và chi tiết. Đừng cho rằng mọi người sẽ tự hiểu được những gì bạn viết, nhưng bạn cũng không bao giờ được phép coi thường trình độ của họ.
Doanh nghiệp cần Copywriter hay Content Writer hơn?
Theo như phân tích phía trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được điểm khác biệt lớn nhất giữa content writer và copywriter chính là ở mục đích viết. Content writer là những người có thể truyền thông tin hữu hiệu nhất tới khách hàng, trong khi copywriter lại là những cá thể có thể bán những sự tuyệt vời của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ bán hàng, sẽ chẳng có một ai muốn ở lại với bạn lâu dài. Tương tự, trong trường hợp doanh nghiệp bạn luôn cung cấp những giá trị hữu ích, nhưng không tạo ra doanh số cho doanh nghiệp, thì chắc chắn doanh nghiệp đó cũng khó thể tồn tại trên thị trường dài lâu được.
Thế nên, những người làm nghề Content writing và copywriting (hay còn gọi là content writer và copywriter) luôn là một cặp đôi hoàn hảo trong doanh nghiệp. Đây là lời nói, là công cụ hiệu quả nhất để quảng bá thương hiệu, tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn. Bởi vậy, để kết hợp copywriting và content writing một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Xây dựng nội dung thật tốt để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh riêng.
- Cho dù là người làm content writing hay copywriting thì mục đích cuối cùng vẫn là hỗ trợ thương hiệu.
- Nên hạn chế đưa các sự cạnh tranh trên thị trường vào bài viết của bạn.
- Tập trung vào việc giải quyết vấn đề giúp khách hàng của bạn hơn là bán hàng trực tiếp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp mới và chưa thể đáp ứng cùng lúc được cả 2 nghề này, bạn có thể tham khảo thông tin sau:
- Ví dụ 1: Doanh nghiệp của bạn đang cần tập trung vào nội dung dạng bài đăng trên website hoặc blog, tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm không như mong đợi. Lúc này, doanh nghiệp bạn nên chú trọng vào các Copywriter chuyên nghiệp. Cụ thể, nếu muốn đẩy mạnh traffic (lưu lượng truy cập) vào website hoặc đứng thứ hạng cao trên Google, doanh nghiệp bạn nên đẩy mạnh về những bài viết mang tính quảng cáo đến từ chính các Copywriter này.
- Ví dụ 2: Website của doanh nghiệp có lượng traffic tốt cùng với tỷ lệ thoát cao. Trong trường hợp này, rất có thể khách hàng tiềm năng đã không đánh giá cao trang web của bạn. Khi đó, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn các Content writer để cung cấp các bài viết mang tính chuyên sâu, có giá trị và thu hút người xem. Chỉ có như vậy, khách hàng mới có thể đánh giá cao trang web của doanh nghiệp hơn.
Doanh nghiệp cần Copywriter hay Content Writer hơn?
- Ví dụ 3: Trong trường hợp doanh nghiệp vừa mới xây hoặc đang trong quá trình khôi phục lại website. Bắt buộc doanh nghiệp cần sử dụng tới cả 2 vị trí Content writer lẫn Copywriter. Tuy nhiên, nếu không đủ kinh phí để duy trì cả 2 vị trí trong lâu dài, bạn có thể ưu tiên tới dịch vụ của các bên agency để đảm nhiệm cả 2 vị trí. Về cơ bản, cả hai vị trí này sẽ đều là người tạo nội dung, tuy nhiên công việc và mục đích của người làm sẽ có sự khác nhau rõ rệt.
Doanh nghiệp nên cùng lúc sử dụng Copywriter lẫn Content writer trong giai đoạn khởi dựng lại website
Lương của 1 copywriter là bao nhiêu?
Ở nước ngoài, mức lương copywriter thấp nhất sẽ dao động trong khoảng từ 690.000.000 - 1.150.000.000 VNĐ/năm, mức lương trung bình hoặc khá sẽ từ 1.150.000.000 - 1.610.000.000 VNĐ/năm và nếu làm tốt, chuyên nghiệp, mức lương còn có thể hơn 2.300.000.000 VNĐ mỗi năm. Còn ở Việt Nam, mức lương của các copywriter sẽ thấp hơn, cụ thể như sau:
Intern Copywriter
Intern Copywriter là vị trí thực tập của các Copywriter mới. Đây là vị trí tuyển dụng dành cho các sinh viên năm 3, năm 4, năm cuối hoặc sinh viên mới ra trường. Thông thường, những nhân viên thực tập này sẽ làm các công việc bao gồm:
- Lên ý tưởng và viết nội dung
- Hỗ trợ biên tập cho nội dung quảng cáo
- Hỗ trợ biên tập cho các nội dung được yêu cầu
- Lập kế hoạch và quản lý tốt lịch nội dung
- Nghiên cứu về những hiểu biết của người tiêu dùng/người dùng thông qua các nguồn bên trong và bên ngoài, đồng thời tận dụng xu hướng và kỹ thuật xã hội. Ví dụ: kênh, xu hướng và vị trí xã hội, ngôn ngữ, tâm lý của đối tượng mục tiêu.
Theo mặt bằng chung, mức lương của Intern Copywriter (thực tập sinh Copywriter) sẽ thường từ 3 đến 5 triệu hoặc lương thỏa thuận tùy theo năng lực.
Junior Copywriter
Junior Copywriter là vị trí của 1 nhân viên Copywriter chưa hoặc có ít kinh nghiệm. Mức lương trung bình của vị trí Junior Copywriter hiện nay sẽ dao động từ 7 - 10 triệu và có thể lên đến 15 triệu hoặc hơn tùy vào năng lực làm việc. Ngoài ra, các Junior Copywriter sẽ thường làm các công việc gồm:
- Lên kế hoạch và phát triển nội dung theo kế hoạch đó
- Viết bài và quản lý nội dung các bài viết theo yêu cầu
- Tìm kiếm và thu thập thông tin, cập nhật các xu hướng, xây dựng/tạo ra những nội dung mới mẻ
- Phát triển nội dung trên các phương tiện truyền thông khác như Fanpage FB, Website,…
- Phối hợp cùng với các bộ phận khác để hoàn thiện dự án tốt nhất
Senior copywriter
Senior copywriter là những người đã có kinh nghiệm dày dặn (từ 4 - 5 năm). Với mức lương dao động từ 15 - 20 triệu VNĐ/tháng, các Senior copywriter sẽ thường phải đảm nhiệm các công việc sau:
- Chịu trách nhiệm về sáng tạo và chuyển đổi ý tưởng thành dạng chữ cho các bài báo, quảng cáo hoặc các ấn phẩm.
- Viết văn bản cho radio, nội dung Internet, jingles, trang web, thông cáo báo chí, tờ rơi, quảng cáo truyền hình và tài liệu thư trực tiếp.
- Nghiên cứu về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
- Xác định điều gì sẽ làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.
- Phát triển các khái niệm mới mẻ, độc đáo.
- Hình thành, phát triển và sản xuất ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
- Làm việc với giám đốc điều hành về tài khoản để xác định nhu cầu và ngân sách phù hợp với khách hàng.
- Tạo ra và trình bày bảng về các phân cảnh ý tưởng cho các sự kiện.
- Làm việc với các giám đốc nghệ thuật hoặc các thành viên trong nhóm để tạo ra các ý tưởng hay cho doanh nghiệp.
- Viết quảng cáo và thuyết phục cho các trang web/tài liệu quảng cáo.
- Giám sát các hoạt động của chiến dịch từ sản xuất đến hoàn thành.
- Sửa đổi, chỉnh sửa và hiệu chỉnh nội dung khi cần thiết hoặc do khách hàng yêu cầu.
- Theo dõi và thay đổi lại các chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và bám sát xu hướng thị trường.
- Viết thông cáo báo chí nhằm quảng cáo cho các sản phẩm mới.
Content Manager
Mức lương của Content Manager ở Việt Nam thường dao động trong khoảng từ 15 - 25 triệu VNĐ /tháng. Nếu muốn đạt được vị trí này nhanh nhất, bạn cần phải có kinh nghiệm quản lý đội nhóm ít nhất từ 2 đến 3 năm. Không chỉ vậy, bạn còn cần đảm nhiệm những đầu mục công việc sau:
- Lên kế hoạch, đồng thời xây dựng nội dung cho các kênh truyền thông theo chiến lược của Bộ phận Marketing để thu hút đối tượng tiềm năng
- Phân tích, xem xét và đưa ra các định hướng về nội dung cho tất cả các kênh Social hoặc Digital (cụ thể như Facebook, Youtube, Instagram, Websites, SMS, Social Seeding, PR,Email marketing…) đáp ứng đúng mục tiêu.
- Phát triển kế hoạch nội dung theo hàng tháng, hàng tuần hoặc hàng năm cho tất cả các trang mạng xã hội. Ngoài ra, người đảm nhiệm vai trò này cần đề xuất ý tưởng cho các bài đăng hay và nổi bật
- Tạo và trình bày về các ý tưởng ở các định dạng nội dung khác nhau, sau đó đăng chúng trên Social Seeding, trang web, video clip, phim hoạt hình, bài viết PR, ứng dụng, v.v.
- Viết rõ ràng, thuyết phục về thông điệp quảng cáo cho các sản phẩm sáng tạo như khẩu hiệu, kịch bản, bản sao biểu ngữ web, bản sao quảng cáo Facebook, dòng giới thiệu, bản sao SEM, v.v.
- Làm việc chặt chẽ với đội ngũ Designer để đảm bảo bản sao được đánh dấu chính xác trong bố cục web, video hoặc ảnh của bài đăng trên Facebook, v.v.
- Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh và bắt kịp xu hướng thị trường và nội dung xã hội
- Tổ chức và điều hành về các hội thảo sáng tạo nội dung
- Lãnh đạo nhóm nội dung
- Cung cấp, đào tạo và hướng dẫn cho tất cả nhân viên trong đội nhóm để đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung trên nền tảng kỹ thuật số
Freelance Copywriter
Thu nhập của copywriter freelancer sẽ khác nhau do tùy vào năng lực vào khả năng sáng tạo,... Mức lương của người làm copywriter tự do này có thể tính theo giờ, theo dự án hoặc theo phần trăm dự án. Thông thường, nếu làm chuyên nghiệp, các copywriter freelancer có thể kiếm được trung bình từ 15 - 30 triệu VNĐ /tháng hoặc có thể kiếm nhiều hơn.
Trên đây là tổng hợp tất tần tật về copywriter mà bạn cần biết. Hy vọng với những chia sẻ trên của Sàn So Sánh đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về copywriter là gì, copywriting là gì, copywriter và content writer khác nhau như thế nào,... Để biết thêm thật nhiều thông tin hay ho khác, bạn vui lòng truy cập vào website Sàn So Sánh hàng tuần để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích, thú vị trong đời sống.