Bố cục trong văn bản là gì? Sự quan trọng của bố cục

0
227
bo-cuc-trong-van-ban-la-gi (2)

Một văn bản, một bài văn sẽ được đánh giá cao nếu được trình bày theo bố cục rõ ràng, hợp lý. Vậy bố cục trong văn bản là gì? Có vai trò như thế nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này của sansosanh.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Bố cục trong văn bản là gì?

Trước khi giải đáp khái niệm trên, chúng ta cùng tìm hiểu xem bố cục là gì, văn bản là gì nhé!

Bố cục có nghĩa là sắp xếp, bố trí các phần, các nội dung theo một trình tự, hệ thống hợp lý và rành mạch. Còn văn bản là hình thức lưu giữ, truyền đạt thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng chữ viết. 

Như vậy, bố cục của văn bản là việc sắp xếp, trình bày các nội dung của văn bản theo một trình tự thống nhất, một hệ thống rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Một văn bản không thể viết tùy tiện, trình bày lung tung mà cần có bố cục rõ ràng. 

bo-cuc-cua-van-ban-la-gi

Bố cục của văn bản là gì? 

Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản là gì?

Bố cục trong văn bản đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp người viết trình bày vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch và chi tiết nhất. Thời gian, diễn biến câu chuyện được mô tả theo một trình tự hợp lý. Từ đó, giúp người đọc có thể hiểu rõ vấn đề mà mình đang đọc và người viết có thể truyền đạt được đầy đủ nội dung muốn truyền đạt. 

Hơn nữa, việc sắp xếp các phần trong văn bản hợp lý cho thấy sự tư duy và rành mạch trong suy nghĩ của người viết. Nó góp phần quan trọng giúp tạo nên tính nghệ thuật và tăng sức thuyết phục cho văn bản. 

Yêu cầu về bố cục của văn bản

Một văn bản có bố cục hoàn chỉnh, trình tự trình bày hợp lý cần đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Nội dung giữa các đoạn, các phần phải có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi, thể hiện rõ dụng ý của người trình bày nhưng vẫn phải tạo thành một tổng thể thống nhất. 
  • Trình tự sắp xếp các đoạn, các phần phải hợp lý, rành mạch, đảm bảo giúp người đọc có thể hiểu rõ vấn đề. Đồng thời giúp người viết có thể dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp. 

bo-cuc-trong-van-ban-la-gi (2)

Giúp đoạn văn mạch lạc, rõ ràng và thống nhất

Các thành phần trong bố cục của văn bản

Bất kỳ một văn bản nào đều được trình bày theo bố cục 3 phần, gồm có: mở bài, thân bài và kết bài. Nội dung cụ thể cho từng phần như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu về nội dung sắp triển khai để dẫn dắt người đọc đến với vấn đề. 
  • Thân bài: Triển khai phần nội dung đã dẫn dắt ở đoạn mở bài. Đồng thời giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ được đặt ra trong bài. 
  • Kết bài: Khẳng định, nâng cao vấn đề đã được trình bày. 

=> Mỗi phần trong văn bản phải đảm bảo tính rành mạch, hợp lý và điều hướng chung đến ý chung của toàn văn bản. 

Ví dụ: Bố cục của bài văn tả con chó. 

* Mở bài:

  • Giới thiệu về chú chó nhà em đang nuôi. (do ai cho/ mua ở đâu? Nuôi từ khi nào?0
  • Có thể giới thiệu tổng quát về chú chó.

* Thân bài: 

+ Tả bao quát về chú chó

  • Thuộc giống chó gì? (chó nhà/ chó ta, chó Nhật, cho Anh,...)
  • Hình dáng của chú chó: To như thế nào (biểu hiện bằng cân nặng)? Cao như thế nào? Nó có lông màu gì?

+ Tả chi tiết về chú chó

  • Có thể tả tất cả các bộ phận của chú chó hoặc lựa chọn những đặc điểm nổi bật nhất. (Lưu ý: Nên miêu tả theo một trình từ nhất định, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Không nên đang tả phần đầu lại chuyển xuống phần đuôi,...)
  • Đặc điểm của giống chó: Tùy mỗi giống chó sẽ có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt. 

+ Hoạt động của chú chó:

  • Canh giữ nhà
  • Tính nết của chú chó: thân thiện với chủ nhà và các vật nuôi trong gia đình, mến chủ,...
  • Thói quen: tắm nắng, thích được vuốt ve, trêu đùa, thích chơi đùa với các vật nuôi khác trong nhà (mèo,...)
  • Sự chăm sóc của bạn đối với chú chó: vui đùa, cho ăn, tắm rửa, huấn luyện,... 

+ Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa bạn và chú chó. 

* Kết bài

  • Lợi ích của việc nuôi chó đối với gia đình bạn. 
  • Tình cảm của bạn đối với chú chó như thế nào?

Bài tập về bố cục của văn bản

Phương pháp làm bài: Hiểu rõ khái niệm, vai trò và ý nghĩa của bố cục trong văn bản là gì. 

Ví dụ minh họa: Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

“Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần.
Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.”

  1. Hãy xác định bố cục của đoạn văn trên.
  2. Nhận xét về bố cục của đoạn văn trên.

Lời giải:

Đoạn văn trên được triển khai theo bố cục 3 phần, gồm có: 

  • Mở bài: Câu đầu tiên => Giới thiệu khái quát về thầy giáo Chu Văn An. 
  • Thân bài: Câu tiếp theo cho đến “không cho vào thăm” => Những biểu hiện thể hiện đức tính “đạo cao đức trọng” của thầy giáo Chu. 
  • Kết bài: Câu cuối cùng => Tình cảm của người đời dành cho thầy giáo Chu Văn An. 

=> Bài viết được trình bày theo bố cục 3 phần, mỗi phần đều đảm nhận một nhiệm vụ riêng. Nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ bố cục trong văn bản là gì. Trước khi triển khai nội dung của một văn bản nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã lên bố cục và sắp xếp các ý của văn bản một cách khoa học và hợp lý nhé!

Xem thêm :
-Nghị luận văn học là gì? Các bước làm bài văn nghị luận văn học
-Ẩn dụ là gì, phép ẩn dụ trong đời sống và văn học

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận